● Thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường
- Người Mường: 914.500 người (1,4% cả nước). Địa bàn cư trú ở giữa vùng người
An, đông nhất ở Hòa Bình, hiện nay người Mường còn có mặt ở Đắc Lắc và Đồng Nai. Người Mường và người Kinh đều là con cháu của người Việt cổ. Văn hoá Mường có những nét cơ bản giống người Việt cổ, nhưng cũng có nét giống người Thái. Người Mường có nền văn hóa nổi tiếng "Văn hóa Hòa Bình" với nghề trồng lúa cách đây trên 7.000 năm. Người Mường sống định canh, làm ruộng, chăn nuôi, và có nghề thủ công rất tinh xảo (rèn, dệt, chế tạo công cụ), săn bắn và đánh cá.
- Người Thổ: 51.000 người. Cư trú chủ yếu ở Nghệ An và Thanh Hóa. Xét về
nguồn gốc và các đặc điểm trong sinh hoạt VH có thể cho rằng, người Thổ là kết quả của sự tiếp xúc hỗn hợp giữa người Kinh và Mường (nhưng trên thực tế họ đã hình thành một cộng đồng riêng).
- Người Chứt: 2.400 người. Sống chủ yếu ở Tây Bắc tỉnh Quảng Bình và Nam Hà
Tĩnh.
● Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
- Người Tày: 1,2 triệu người (1,85%), là một dân tộc có mặt lâu đời trên đất nước
ta, có mặt trong khắp các tỉnh, TP cả nước, nhưng đông nhất là ở Cao - Bắc - Lạng – Hà – Tuyên - Thái đến Yên Bái, Lào Cai, (hiện nay cũng có khoảng vài chục ngàn người ở Tây Nguyên và ĐNBộ). Người Tày ở nhà sàn, tập trung thành bản ở chân núi, hay vùng đất ven sông, suối, trên các cánh đồng, có kinh nghiệm trồng lúa nước, trồng màu (ngô, đậu, lạc), cây công nghiệp (chè, quế, hồi, trẩu, sở); Có kinh nghiệm làm nghề rừng và các nghề thủ công (đan lát, dệt thổ cẩm, dệt vải...)
- Người Thái: 1.040.000 người (1,6%), vào Việt Nam ~ thế kỷ IX (sau công
nguyên). Địa bàn cư trú từ hữu ngạn sông Hồng đến thượng du Nghệ An, đông nhất ở các tỉnh Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình. Ở Tây Nguyên hiện nay có vài ngàn người. Người Thái lại chia ra Thái trắng (chủ yếu ở Lai Châu và các huyện Mộc Châu, Phù Yên (Sơn La) và Thái đen (chủ yếu ở Lào Cai, Sơn La và một phần tỉnh Lai Châu). Người Thái ở nhà sàn, sống thành bản (vài chục nóc nhà) ở các thung lũng màu mỡ ven sông suối (nhất là ở các cánh đồng rộng giữa núi như Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Than Uyên, Quang Huy). Người Thái có kinh nghiệm trồng lúa nước; có kinh nghiệm đào mương, đắp phai, làm cọn và máng dẫn nước vào ruộng. Người Thái giỏi dệt vải, thổ cẩm. Người Thái sớm có chữ viết (từ TK thứ V) với kho tàng văn hóa rất phong phú.
- Người Nùng: 706.600 người (1,1%). Trừ một bộ phận cư trú lâu đời ở Việt Nam
mà phần đông đã hòa vào người Tày, còn lại đa số là mới di cư vào nước ta cách đây vài ba thế kỷ. Người Nùng cũng có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng
đông nhất là ở MN’TDPB’ (Lạng Sơn, Cao Bằng). Người Nùng rất thành thạo nghề lúa nước nhưng do ở vùng chuyển tiếp giữa vùng thấp và vùng cao ruộng nước ít, nương rẫy có vai trò quan trọng, có kinh nghiệm chăn nuôi, (ngựa Nước Hai ở Cao Bằng).
- Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái còn có các dân tộc Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố
Y.
● Các dân tộc thuộc ngôn ngữ Mông - Dao
- Người H'Mông (Mèo) ở Trung Quốc gọi là người Miêu. ~56,0 vạn người
(0,87%). Sang Việt Nam cách đây trên 300 năm (cuối đời Minh, đầu đời Thanh), nhưng chủ yếu sang Việt Nam vào thời gian cách đây khoảng 100 - 150 năm, họ coi vùng Mèo Vạc là quê hương của mình. Địa bàn cư trú trải rộng ở độ cao 700 - 800m đến 1.500m suốt từ biên giới phía bắc đến Nghệ An (đông nhất ở Hà Giang, Lai Châu, Sơn La). Người H’Mông sống du canh, du cư, di chuyển theo các đường sống núi, ở nhà đất từ vài nhà đến vài chục nhà, giỏi làm ruộng bậc thang, làm nương trồng lúa, ngô, các cây thuốc, dệt vải. Có kỹ nghệ rèn đúc nông cụ, súng kíp, thạo nghề săn bắn.
- Người Dao (còn có tên gọi Mán, Động, Trại, Xá). ~ 48,0 vạn người (0,74%).
Người Mán có gốc từ nhóm người Man ở vùng sông Dương Tử và sông Tây Giang sang Việt Nam sớm nhất từ thế kỷ XI. Hiện nay có tới 30 nhóm Dao khác nhau. Người Dao cư trú phân tán ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cho đến Ninh Bình, Thanh Hóa (đông nhất ở Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lai Châu, Lao Cai, Quảng Ninh, Yên Bái), gần đây hàng ngàn người đã di cư vào Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Người Dao cư trú ở rẻo giữa và rẻo cao, trước đây chủ yếu sống du canh, du cư, hiện nay đang chuyển sang định canh. Người Dao có kinh nghiệm trồng vườn rừng, đặc biệt một số cây ăn quả và cây đặc sản như quế.
- Trong nhóm ngôn ngữ Mông - Dao còn có dân tộc Pa thén (Hà Giang, T.Quang)
● Các dân tộc thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me (Nam Á). Đây là nhóm cư dân
được xác nhận là những người cư trú đầu tiên ở bán đảo Đông Dương và có thể ở miền Tây Nam Trung Quốc vào thiên niên kỷ I (sau công nguyên). Tổ tiên của cư dân này đã lập ra các nhà nước hùng cường ở Đông Dương như Phù Nam, Chân Lạp, Ăng Co, Dvaravati, Criksettra, Mường Xoa và một số Mường ở Trung và Hạ Lào. Ở thiên niên kỷ (sau công nguyên) cư dân này đã cư trú khắp vùng núi phía tây từ lưu vực sông Đà, sông Mã đến vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Sau khi các quốc gia này tan rã (trong thiên niên kỷ II sau công nguyên) thì chủ nhân của các quốc gia này bị đồng hóa, phần bị tiêu diệt, phần còn lại bị xé lẻ thành nhiều tộc người, nhiều nhóm địa phương cư trú xen kẽ với các cư dân khác. Thuộc nhóm này ở các tỉnh P.Bắc có: người Khơ Mú (4,3 vạn người), Xinh Mun (1,10 vạn người), Kháng (4.000 người), La Ha và Mảng (1.400 và
2.200 người). Ở Lào, người Khơ Mú chiếm 1/3 số dân, sang Việt Nam vào khoảng 200 năm gần đây, đông nhất ở 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương (Nghệ An), một ít sống ở vùng Tây Bắc, họ còn sống du canh, du cư. Một số cộng đồng thuộc dòng Nam Á (Môn -
Khơ Me) khác là La Chí (8.000 người), Pu Péo (400 người), Cơ Lao (1.500 người) số
lượng rất ít.
● Các dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng - Miến. Cư dân này cư trú ở Tây Bắc Trung
Quốc, đến khoảng thiên niên kỷ II (sau công nguyên) họ di dần xuống vùng Vân Nam (Trung Quốc) và sang Việt Nam cách đây ~ 300-400 năm. Thuộc nhóm này có các tộc người Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si la. Họ cư trú thành các bản riêng dọc biên giới Việt - Trung và Việt - Lào. Hiện nay vẫn tiếp tục di sang Việt Nam thành từng nhóm, từng đợt (có trường hợp lại trở về Trung Quốc, nó phụ thuộc vào tình hình an ninh, vào việc kiếm sống). Do tình trạng du canh, du cư lại ở vùng ba biên giới nên họ có quan hệ họ hàng thân tộc rất gần gũi với nhau ở trong vùng.
● Các dân tộc thuộc ngôn ngữ Hán. Dân số ~ 1,0 triệu người
Người Hoa. Đa phần từ P.Nam Trung Quốc sang Việt Nam và có mặt ở hầu hết
các tỉnh, TP nước ta; sau cuộc di cư lớn cuối thập kỷ 70 đầu 80 địa bàn cư trú có thu hẹp lại. Hiện nay đông nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sóc Trăng, Kiên Giang.
Người Sán Dìu và người Ngái. (~ 95.000 & 1.200 người), đến Việt Nam cách đây
~ 300 năm, sống ở vùng bán sơn địa nơi chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, tập trung ở tả ngạn sông Hồng về phía đông. Người Ngái sống phân tán ở Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
d. Các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam● Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me