- Di dân tự do nông thô n nông thôn
d. Một số tổ chức liên kết kinh tế lớn hiện nay trên thế giới Dưới tác
động của cuộc cách mạng KH-KT-CN hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và khu vực theo hướng quốc tế hoá và khu vực hoá. Cuộc CM này đã hình thành từ giữa thế kỷ XX, hiện nay đang phát triển rất mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, mang sắc thái mới của công nghệ thông tin (bao gồm cả tin học và viễn thông). Trên thế giới lại đang xuất hiện các cuộc điều chỉnh mới, nhằm thúc đẩy nhanh chóng NSLĐ và tiến bộ xã hội. Cùng với nó là sự kết thúc của chiến
tranh lạnh, không còn sự đối đầu giữa 2 cường quốc lớn (Xô-Mỹ), xu thế hoà dịu, hình thành thế giới đa cực. CM KH-KT-CN hiện đại đang thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế; Xu hướng tăng cường hợp tác và nhất thể hoá kinh tế thế giới và khu vực ngày càng thể hiện rõ. Các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hình thành và đang hoạt động rộng rãi trong các lĩnh vực thương mại khoa học và công nghệ, văn hoá-xã hội .v.v. Trong đó, có những hình thức tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế, và các tổ chức liên kết kinh tế khu vực đặc thù (tự do hoá kinh tế, thương mại, đầu tư, thông tin) đã tạo ra môi trường thuận lợi để đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế. Trên thế giới đã có hàng trăm tổ chức liên kết chính phủ và hàng ngàn tổ chức phi chính phủ hoạt động ở dạng trên. Đáng kể nhất là các tổ chức sau:
● Tổ chức thương mại thế giới (WTO). WTO được thành lập do kết quả
của Hội nghị “Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)”. GATT được 30 nước ký ngày 30/10/1947. Nội dung chủ yếu là giảm thuế quan và chống lại các biện pháp buôn bán chế tài. GATT có hiệu lực sau phiên họp đầu tiên ở La Habana (Cu Ba) năm 1948, hội nghị thảo luận về số lượng các điều khoản giảm thuế và các mức cắt giảm thuế quan ngày càng nhiều. Đến 1986, các Bộ trưởng thương mại GATT đàm phán lần thứ 8 tại Urugoay với chủ đề: “Buôn bán hàng hoá và dịch vụ”, vòng đàm phán này dự kiến kéo dài 4 năm, nhưng đã kéo dài đến 1993. Năm 1994, các Hiệp định của đàm phán Urugoay được ký kết tại Ma Rốc. Tại đây, một Uỷ ban trù bị được thành lập để tiến tới việc hình thành WTO. Ngày 01/01/1995 WTO ra đời. Sự ra đời của WTO là một bước ngoặt lớn, góp phần vào quá trình thiết lập một hệ thống mậu dịch tự do thế giới cởi mở, tự do, bình đẳng. Hiện nay, WTO có 130 nước là thành viên chính thức, 34 nước quan sát viên (chủ yếu là các nước đang phát triển). WTO chiếm 98% tổng giá trị thương mại thế giới. Việt Nam là 1/28 nước đang trong quá trình đàm phán xin gia nhập WTO.
● Liên Hiệp Châu Âu (EU-15). Thành lập 1957 tại Rôma (Ý), đây là tổ
chức liên kết kinh tế khu vực ra đời sớm nhất TG (chỉ sau Hội đồng tương trợ kinh tế-khối XEV-1949, hiện nay không hoạt động). Từ 1957-1972, EU chỉ có 6 nước thành viên (Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Lúc xămbua). Mục tiêu ban đầu chỉ là phát triển mậu dịch tự do, đồng minh thuế quan, rồi tiến tới thành lập một thị trường chung dưới tên gọi là thị trường chung Châu Âu. Năm 1973, EU kết nạp thêm 6 nước là Anh, Ailen, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tên gọi là Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC-12). Đến năm 1993, kết nạp thêm 3 nước (Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển) nâng tổng số các nước trong khối là 15 và đổi tên là Liên minh Châu Âu (EU-5). EU-15 có vai trò lớn trên thị trường thế giới. Tỉ trọng kim ngạch về ngoại thương thuộc loại cao (TNBQ/người trên 7.000 USD, mức TB của thế giới là 1.500USD/người). EU-15 mạnh về các mặt hàng CNCB' hiện đại và hàng tiêu dùng cao cấp như (xe hơi, tủ lạnh, ti vi, máy giặt, giấy, sữa,
bơ, rượu nho .v.v.). Do hoạt động mạnh, có kết quả nên hiện nay đã tiến tới “LM về tiền tệ - Euro”. Những lợi thế để EU-15 tiến tới liên minh về tiền tệ: Phần lớn các quốc gia này đều tiến hành CNH’ sớm nhất thế giới (từ thế kỷ 17-18), trở thành các nước đế quốc, xâm chiếm nhiều thuộc địa, vơ vét được nhiều tài nguyên, có nguồn vốn tích luỹ ban đầu. Về mặt địa lý, phần lớn các nước này nằm gần nhau ở Tây Âu, tiếp cận với Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, rất thuận tiện trong giao lưu với nhau và với các nước trên thế giới. Tài nguyên và dân số không chênh lệch nhau mấy, đều nằm trong khu vực ôn đới mát dịu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Các dân tộc đều có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của nền VM Bắc Địa Trung Hải; phong tục, tập quán, ngôn ngữ không xa lạ với nhau, rất thuận lợi trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, sức lao động, vốn đầu tư. EU đều có trình độ phát triển và mức sống cao nhất nằm trong tổng số 20 nước có GNP/người cao nhất thế giới (trong G-7 thì EU có 4 nước). Hiện nay EU-15 đang mở rộng thị trường sang khu vực châu Á-TBD để tranh giành ảnh hưởng ở khu vực này với Nhật Bản và Hoa Kỳ. Năm 1990, EU đã quan hệ buôn bán với Việt Nam và chiếm > 10% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam.
● Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Thành lập năm 1959
(hoạt động mạnh vào những năm 1960-1970); đến năm 1973 có 13 nước thành viên: ở Trung Đông có 6 nước (Iran, Irắc, Aráp Xêut, Kata, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất, Kô oét; châu Phi có 4 nước (Gabông, Nigiêria, Libi, Algiêri); châu Mỹ La tinh có 2 nước (Vênêxuêla, Êqudo); Đông Nam Á có 1 nước (Inđônêxia). Mục đích của tổ chức này là bảo vệ quyền lợi dân tộc của các quốc gia XK dầu lửa; hạn chế ảnh hưởng của 5 Công ty dầu lửa lớn của Mỹ, 2 của Anh và 1 của Pháp đang hoạt động ở các nước này. Khi mới thành lập, OPEC có tác dụng điều chỉnh giá cả, phân chia thị trường, hạn chế mức sản xuất và xuất khẩu. Đến năm 1986, do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các quốc gia, tổ chức này bị phân hoá. Vào những năm cuối của thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, do nhu cầu về dầu lửa thế giới tăng OPEC trở lại với vai trò quan trọng của mình trong hoạt động kinh tế-thương mại. Hiện nay, OPEC chiếm 1/3 tổng sản lượng dầu mỏ TG (dẫn đầu là Arập Xêút 8,5% và Irắc 4,2% sản lượng dầu mỏ thế giới). Trên thị trường các nước TBCN thì OPEC cung cấp 45% nhu cầu. Nhưng các nước này, CNCB' hiện đại chưa phát triển, phải nhập nhiều HTD, LT - TP.
● Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Hình thành năm 1961,
chủ yếu là những nước tư bản giàu mạnh tập hợp xung quanh Mỹ. Hiện nay có 29 nước; Bắc Mỹ 3 nước (Hoa Kỳ, Canađa, Mêhicô); Châu Á có 3 nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ); Châu Úc-Đại Dương có 2 nước (Ôxtrâylia, Niu Dilân); 15 nước EU; Ở Bắc Âu có 3 nước (Thụy Sỹ, Thuỵ Điển, Phần Lan); Ở Đông Âu có 3 nước (Séc, Hung Ga Ri, Ba Lan). OECD là nguồn đầu tư to lớn sang các nước đang phát triển và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế - thương mại thế giới, chiếm 80% kim ngạch XK và 75% GNP toàn TG.
● Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Thành lập 1967, ban đầu
gồm 5 nước (Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philipin và Singapo); Năm 1984 thêm Bruney; Năm 1995 thêm Việt Nam; Năm 1997 thêm Mianma và Lào và năm 1999 tại Hà Nội kết nạp Cămpuchia là nước thứ 10, hiện nay tính thêm Đông Timo. Trong khu vực (trừ Singapo và Bruney) có mức thu nhập cao hơn mức trung bình của thế giới, còn lại đều có mức thu nhập thấp hơn mức trung bình của thế giới (khoảng 1.280USD/người - chung cho cả khối, năm 1996). Đều rất đông dân, gia tăng dân số còn cao (2%). ASEAN có thế mạnh về một số nông sản nhiệt đới (lúa gạo, cao su, cà phê, ...), khoáng sản (thiếc chiếm 35% sản lượng thế giới), dầu mỏ. Hầu hết các nước này đều là nước nông- CN (trừ Singapo có CNCB' hiện đại khá phát triển, đã tham gia nhiều vào thị trường thế giới). Trong khoảng 30 năm gần đây, các nước như Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia có tốc độ tăng trưởng nền kinh tế khá cao, đã chiếm vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay, ASEAN có tốc độ phát triển kinh tế khá mạnh, có ảnh hưởng lớn trong khu vực Đông Nam Á.
● Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Tổ chức
này được thành lập do sáng kiến của Ôxtrâylia tại “Hội nghị Bộ trưởng kinh tế- thương mại và ngoại thương” của 12 nước khu vực Châu Á-TBD họp tại Can-bơ- rơ (thủ đô Ôxtrâylia) tháng 11/1989. Hiện nay, APEC có 18 nước thành viên. APEC được coi là một lực lượng kinh tế chủ đạo ở vành đai Thái Bình Dương, khu vực kinh tế năng động nhất hiện nay. Với số dân chiếm 38,25% thế giới (trên 2,1 tỉ người); sản phẩm làm ra chiếm 53% GDP và chiếm 45% sản phẩm xuất khẩu của thế giới. Hàng năm, APEC đã tổ chức hàng trăm hội nghị từ cấp chuyên viên cao cấp, Bộ trưởng đến Hội nghị thượng đỉnh để bàn về những vấn đề cùng quan tâm, để duy trì sự phát triển về lợi ích chung của các nước trong khu vực:
- APEC-1 họp tại TP Xiatôn (Mỹ) vào 11/1993, ra tuyên bố về khuôn khổ thương mại và kế hoạch hành động; Kêu gọi thúc đẩy đàm phán Urugoay về thuế quan và thương mại, theo đuổi chính sách kinh tế mở, tăng cường hợp tác và đầu tư trong khu vực, đẩy mạnh đào tạo nhân lực.
- APEC-2 họp tại TP Bôgo (Inđônêxia) tháng 11/1994, ra “Tuyên bố về quyết tâm chung” gồm 11 điểm, khẳng định mục tiêu tự do hoá buôn bán và đầu tư trong khu vực trước năm 2020, trong đó các nước công nghiệp phát triển xoá bỏ mọi hàng rào thuế quan về buôn bán và đầu tư trước năm 2010.
- APEC-3 họp tháng 11/1995 tại TP Ôxaca (Nhật bản), thông qua “Chương trình hành động Ôxaca” đưa ra những biện pháp chỉ đạo liên quan đến tự do hoá đầu tư và thương mại, hợp tác công nghệ mạnh hơn nhằm nâng cao tiềm lực của các thành viên APEC.
- APEC-4 họp tại TP Manila (Philipin) tháng 11/1996, thảo luận kế hoạch hành động của từng thành viên, thông qua “Kế hoạch hành động Manila của APEC”, kế hoạch hợp tác và công nghệ (Etech) với 325 dự án của 13 lĩnh vực hoạt động.
- APEC-5 họp tại TP Vancuvơ (Canada) cuối tháng 11/1997, ra tuyên bố “Vancuvơ” gồm 17 điểm, đề cập 3 nội dung chính là “Liên kết cộng đồng APEC”, về “Năm hành động”, và về “Tầm nhìn cho thế kỷ 21”, khẳng định vai trò đẫn đầu của APEC trong nền kinh tế toàn cầu. Hội nghị này kết nạp thêm Việt Nam, Liên bang Nga, Pêru. Nâng tổng số từ 18 lên 21 nước...
● Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Thành lập 01/01/1994 gồm 3
nước, Bắc Mỹ (Canada, Hoa Kỳ) và Mêhicô (Trung Mỹ). Mục đích của tổ chức này là tăng cường trao đổi thương mại tự do, tiến tới nhất thể hoá kinh tế, thương mại toàn châu Mỹ vào sau năm 2000. Qui mô kinh tế và thương mại, NAFTA chiếm 15,7% diện tích và 6,6% dân số thế giới, GNP/người khoảng trên 16.000USD; chiếm khoảng 17% kim ngạch thương mại thế giới (trong đó, 2/3 là của Hoa Kỳ). NAFTA quan hệ với Việt Nam năm 1995 (sau khi Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam). Vốn đầu tư của NAFTA vào Việt Nam còn ít, ~ 10% tổng số vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
● Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Thị trường này được hình
thành do xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế ngày càng phát triển mạnh. Tháng 01/1995, một tổ chức kinh tế khu vực tên gọi “Thị trường chung Nam Mỹ- MERCOSUR) đi vào hoạt động, gồm 4 nước (Achentina, Braxin, Urugoay, và Paragoay). Dân số khoảng 200 triệu người, GNP khoảng 750 tỉ USD (chiếm 1/2 của châu Mỹ La tinh). Tuy ra đời muộn, nhưng MERCOSUR được coi là một thị trường lớn thứ 4 trên thế giới. Mục đích của khối là khuyến khích hợp tác, trao đổi kinh tế, thương mại trong khu vực và giữa MERCOSUR với các khu vực khác (trước hết là với khu vực châu Á-TBD, trong đó có ASEAN). Nhờ việc xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên, hàng hoá trao đổi không bị đánh thuế (xuất-nhập khẩu), nên buôn bán của MERCOSUR tăng đáng kể, đạt gần 1,5 tỉ USD. MERCOSUR chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư trên thế giới vào làm ăn tại đây, nhằm tạo ra một thị trường mở cửa để hàng hoá-dịch vụ-lao đông-vốn được tự do lưu thông. Gần đây, Bôlivia, Pêru, và Chilê đã tiến hành thương lượng và xin nhập vào nhóm này, Vênêxuêla cũng có kế hoạch thiết lập khu vực buôn bán tự do với MERCOSUR.
Ngoài ra, hiện nay trên thế giới cũng đã và đang hình thành một số tổ
chức khác, nhưng chưa có vị trí lớn và ít có quan hệ với Việt Nam. Như vậy, có thể nói toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế là những quá trình khách quan, chúng tạo ra những cơ hội lớn chưa từng có trong lịch sử, nhưng đồng thời cũng là những thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, từng khu vực.
Việc lựa chọn chiến lược phát triển quốc gia trong những điều kiện mới, nhất thiết phải tính đến quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá KTế.