Sự suy giảm tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam (Trang 36 - 38)

- Diện tích rừng: năm 1943, cả nước còn 14,3 triệu ha rừng tự nhiên (trong đó ~ 10,0 triệu ha là rừng giàu), đất trống đồi núi trọc 2,0 - 3,0 triệu ha. Năm 1993, đất lâm nghiệp là 20,0 triệu ha; trong đó, rừng tự nhiên ~ 8,6 triệu ha (43,1% diện tích đất lâm nghiệp), đất trống đồi núi trọc ~ 13,0 triệu ha. [Năm 1999, diện tích rừng đã tăng lên 9,3 triệu ha, nhưng đất trống đồi núi trọc vẫn còn ~ 12,6 triệu ha, rừng giàu còn ~ 61,3 vạn ha tập trung chủ yếu ở trên những vùng núi cao hiểm trở khó khăn trong khai thác. Năm 2005, đất lâm nghiệp có rừng 12,4 triệu ha (37,7% diện tích đất tự nhiên phần đất liền). Trong đó, rừng tự nhiên 9,53 triệu ha, rừng trồng 2,89 triệu ha. Năm 2008, diện tích rừng của nước ta 13,11 triệu ha (rừng tự nhiên là 10,34 triệu ha), diện tích rừng lớn nhất là Miền núi và trung du Bắc Bộ (36,97% rừng cả nước), đến DH miền Trung (34,28%), Tây Nguyên (22,32%)]

- Độ che phủ rừng: Năm 1943 tỉ lệ che phủ rừng là là 67%, thì đến 1993 giảm

xuống còn 29%, tương đương với 12,6 triệu ha rừng bị mất (ở miền Bắc giảm 8,0 triệu ha, và ở miền Nam giảm 4,6 triệu ha). Lớp phủ rừng bị hủy hoại mạnh nhất ở Miền núi – trung du phía Bắc (1993 độ che phủ chỉ còn 17%), năm 2008 độ che phủ rừng của cả nước đã tăng lên 38,1%, nhưng vẫn còn là quá ít so với một quốc gia 3/4 diện tích là đồi núi.

- Trữ lượng gỗ năm 1999 chỉ còn 751,5 triệu m3. Trong đó: Tây Nguyên 298,8 triệu m3 (39,8%), Đông Bắc 99,39 triệu m3 (13,2%), Duyên hải Nam Trung Bộ 95,68 triệu m3 (12,7%), Đông Nam Bộ 54,51triệu m3 (7,2%), Tây Bắc 41,75triệu m3 (5,5%), Đồng bằng sông Hồng 21,33 triệu m3 (0,46%). Trữ lượng tre nứa 8,4 triệu cây, nhiều nhất là Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

Bảng 1.9. Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ qua các năm từ 1943 - 2008. Năm Rừng tự nhiên (1000 ha) Rừng trồng (1000 ha) Tổng diện tích rừng (1000 ha) Độ che phủ (%) 1943 14.000,0 14.000,0 43,00 1976 11.077,0 92,0 11.169,0 33,80 1980 10.486,0 422,0 10.608,0 32,10 1985 9.038,0 584,0 9.892,0 30,00 1990 8.430,0 745,0 9.175,0 27,80 1995 8.252,0 1.050,0 9.302,0 28,20 1999 9.400,0 1.500,0 10.900,0 33,20 2003 10.000,0 2.100,0 12.100,0 36,10

2005 9.529,4 2.889,1 12.418,5 37,65

2008 10348,6 3112,9 13118,8 38,70

- Chất lượng rừng, sau nhiều năm khai thác, hiện tại rừng nghèo chiếm tỉ trọng

lớn. Ví dụ, năm 2002 trong tổng số 5,18 triệu ha rừng thường xanh, thì rừng giàu còn ~ 0,56 triệu ha (11%), rừng trung bình 1,72 triệu ha (33%), còn lại là rừng nghèo ~ 2,9 triệu ha (56%). Nếu tiếp tục khai thác thì rừng trung bình còn giảm chất lượng hơn nữa. BQ

diện tích rừng/người 0,10 ha (2005), đến năm 2008 là 0,15 ha/người.

- Môi trường sống của các loài động vật cũng bị thu hẹp, nguy cơ tuyệt chủng của

một số loài quí hiếm có nguy cơ tăng cao. Nguồn tài nguyên sinh vật ở dưới nước cũng bị giảm sút rõ rệt; nguồn lợi cá nổi (cá trích, cá nục, cá lầm,...) ở ven vịnh Bắc Bộ đã có chiều hướng giảm dần; nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá mòi, cá cháy..., nhiều loài đang giảm mức độ tập trung như cá chim, cá gúng, cá hồng, đây là hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.

Bảng 1.10. Sự biến động diện tích rừng các loại qua các năm (ngàn ha)

Loại rừng 1943 1975 1983 1990 1999

Rừng giàu & trung bình 9.800,0 3.300,0 2.900,0 2.400,0 2.100,0 Rừng nghèo & phục hồi 2.000,0 3.000,0 4.400,0 4.600,0 Bảng 1.11. Sự suy giảm tài nguyên sinh vật

Thực vật Động vật Thú Chim Bò sát, lưỡng cư Cá nước ngọt Cá nước mặn Số loài đã biết 14.600 250 800 350 550 2000 Số loài mất dần 500 96 57 40 90

Số loài quí hiếm có

nguy cơ tuyệt chủng (100) (62) (29)

* Nguyên nhân làm suy thoái rừng. Do mở rộng diện tích đất canh tác; ở miền Bắc

để trồng lương thực tự túc tự cấp cùng tình trạng du canh du cư của đồng bào dân tộc; ở miền Nam (Tây Nguyên) phá rừng để trồng cây công nghiệp... Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng, xuất khẩu (khai thác quá mức, khai thác lậu ở các khu rừng cấm). Do chặt phá rừng lấy củi (hàng năm đã khai thác ~ 30 triệu ste củi). Do du canh, du cư, đốt nương làm rẫy của đồng bào dân tộc. Do cháy rừng (nếu đốt rẫy mà không có biện pháp ngăn lửa thì diện tích rừng bị cháy sẽ lớn gấp 10 - 20 lần diện tích cần khai hoang). Ví dụ năm 1995, diện tích rừng bị cháy 7.457 ha (Tây Nguyên 2.344 ha, Duyên hải Nam Trung Bộ 1.748 ha, ĐB sông Cửu Long 2.072 ha). Riêng ở Tây Nguyên cháy rừng còn liên quan đến việc di dân tự do phá rừng lấy đất trồng cây công nghiệp. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác.

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w