Sự phân chia các nhóm nước theo trình độ trình độ phát triển: ● Nhóm 1: Các nước công nghiệp đã phát triển.

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam (Trang 111 - 112)

- Di dân tự do nông thô n nông thôn

c. Sự phân chia các nhóm nước theo trình độ trình độ phát triển: ● Nhóm 1: Các nước công nghiệp đã phát triển.

● Nhóm 1: Các nước công nghiệp đã phát triển.

▪ Nhóm 1a. Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Bao

gồm Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Ý, Anh, Canađa (thường gọi là nhóm G7). Nhóm này chiếm 70% GNP và 75% tổng sản phẩm CN toàn thế giới. Những nước này TNBQ/người lớn nhất thế giới (> 15.000USD). Đều có CNCB' hiện đại, phát triển mạnh (chiếm khoảng 70% giá trị tổng sản phẩm CN). Đô thị hoá đều ở mức trên 70%. Những nước này chi phối nhiều hoạt động kinh tế, chính trị, thương mại, quân sự trên thế giới. Cùng xếp trong nhóm này, có thêm Liên bang Nga (G7+1).

▪ Nhóm 1b. Các nước công nghiệp phát triển khá. Bao gồm các nước ở Bắc Âu và Đông Âu (hơn 20 nước), Ôxtrâylia, Niu Di Lân và Thổ Nhĩ Kỳ. Công nghiệp các nước này phát triển khá, chiếm tỉ trọng cao hơn nông nghiệp (70-80% giá trị tổng sản lượng công - nông nghiệp mỗi nước). GNP của những nước này nằm trong số 40 quốc gia dẫn đầu thế giới. Đầu năm 1990, Liên hiệp quốc đã xếp thêm 7 nước CN mới (NICs) vào nhóm này (Singapo, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc,Braxin, Achentina, Mêhicô).

● Nhóm 2. Các nước đang phát triển. Khái niệm “Các nước đang phát triển” được thịnh hành từ 1960-1970. Về số lượng chiếm khoảng 180 nước, tập trung ở ba châu lục (Á, Mỹ LL, Phi). Nhóm này có đặc điểm chung là trước chiến tranh TG II, hầu hết còn là thuộc địa, mới giành độc lập từ sau 1945-1960; Dân số chiếm khoảng 70%, nhưng GNP chỉ chiếm khoảng 10% của thế giới (trong thập kỷ 80); Đều là nước nông-công nghiệp hay nông nghiệp lạc hậu, đang chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hoá, đều đang tiến hành CNH'. Khoảng 90% các nước này nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới và xích đạo (vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai). Các nước này chiếm 50% GTSL nông nghiệp của thế giới; Nhưng về GT SLCN chỉ chiếm 10%. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là nông-lâm-ngư và khai khoáng. Trình độ kỹ thuật, công nghệ cũng như văn hoá, giáo dục, y tế còn thấp. Dân số còn tăng nhanh (3%), lao động dư thừa, các luồng di dân từ nông thôn

ra thành thị kiếm sống ngày càng mạnh. Mức sống thấp, nhiều nước nạn đói xảy ra triền miên. GNP/người dưới 400 USD. Nợ nước ngoài ngày càng tăng, đây là gánh nặng của nhiều quốc gia. Trong thập kỷ 80, do hoàn cảnh địa lý, lịch sử, chính trị, xã hội và các quan hệ quốc tế thay đổi, nhóm này có xu hướng phân hoá thành 3 nhóm nhỏ sau:

▪ Nhóm 2.a. Gồm các nước công nghiệp mới (NICs). Là những

nước đã hoàn thành CNH' trong thập kỷ 80 (trong số các nước đang phát triển). Do sớm nhận biết được thế yếu và giá thấp của các N-L-HS, cùng với nguồn lao động rẻ mạt trước sự đe doạ bành trướng của những nước giàu mạnh. Vì vậy, các nước này đã tạo ra được môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư vốn từ nước ngoài, tiến hành CNH’, tạo ra nhiều sản phẩm CNCB' hiện đại thay thế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu. GNP/người đã đạt trên 2.000USD. Vào thập kỷ 80, ở châu Á có 4 nước (Singapo, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc). Châu Mỹ có 3 nước (Braxin, Achentina, Mêhicô). Vào thập niên 90, các nước này đã được LHQ xếp vào nhóm các nước công nghiệp phát triển.

▪ Nhóm 2.b. Bao gồm các nước có trình độ phát triển trung bình. Nhóm này chiếm số lượng đông nhất. Tiềm lực kinh tế của nhóm này vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên. Những nước này đều đang tiến hành CNH’, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên qui mô và tốc độ CNH’ còn hạn chế. Các nước này nằm rải rác ở Bắc Phi, Nam Phi, Trung Nam Mỹ, ĐNÁ (có thể kể thêm hai nước khổng lồ trên thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ).

▪ Nhóm 2.c. Gồm các nước chậm phát triển (LDC). Năm 1985

LHQ ghi nhận có 33-36 nước. Đặc trưng của những nước này là GNP/người < 330 USD, tỉ lệ mù chữ > 20%, CNCB' chiếm tỉ lệ < 10% GDP. Đến 1990, tăng lên 42 nước (với số dân là 340 triệu người). Phân bố như sau: Châu Phi (27), châu Á (11), châu Úc (3), châu Mỹ Latinh (1). Các nước này không chỉ nghèo về cơ sở hiện có, mà nghèo cả về tiềm năng phát triển; nợ nước ngoài chồng chất, thường xuyên nhận trợ cấp của LHQ Quốc (chưa kể đến thiên tai, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo đang diễn ra ở nhiều nước).

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w