Đánh giá các tác động tới môi trường trong giai đoạn xây dựng Tác động đến môi trường không khí

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy thép hải dương (nhóm 13) (Trang 27 - 30)

C. Đánh giá tác động

1.Đánh giá các tác động tới môi trường trong giai đoạn xây dựng Tác động đến môi trường không khí

1.1. Tác động đến môi trường không khí

Ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng chủ yếu gồm hai yếu tố sau:

- Bụi phát sinh do hoạt động đào đắp, vận chuyển các vật liệu xây dựng và các thiết bị máy móc thi công

- Khí thải chứa bụi, SO2, NO2, CO, VOC... do hoạt động của máy móc, thiết bị sử dụng động cơ điezel

Tải lượng các chất ô nhiễm này đã được ước tính ở mục a/phần 1.1 trang 25 + Đối với bụi: Các xe tải hạng nặng khi vận chuyển vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc đến công trường sẽ gây ô nhiễm dọc theo các tuyến đường vận chuyển và tại

khu vực tập kết hàm lượng bụi sẽ tăng lên tại khu vực này đặc biệt vào những ngày nắng nóng và có gió. Tuy nhiên phần lớn loại bụi này đều có khả năng lắng tốt, theo nhiều kết quả khảo sát của các nhà môi trường thấy rằng tại các công trường xây dựng, khi thời tiết khô, với phạm vi 30m tính từ mép đường vận chuyển theo hướng gió sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng của loại bụi này. Như vậy bụi phát sinh

do các hoạt động giao thông vận tải sẽ ảnh hưởng tới dân cư sống ven đường theo các tuyến đường vận chuyển (đường 388), công nhân làm việc tại công trường và các nhà máy khác xung quanh dự án.

Mặc dù các tác động này là bất khả kháng nhưng mức độ ảnh hưởng được đánh giá là nhỏ, có tính chất cục bộ và có thể giảm thiểu được, hơn nữa các tác động này sẽ chấm dứt khi giai đoạn xây dựng dự án hoàn thành.

+ Đối với khí thải từ các máy móc/thiết bị xây dựng: Do số lượng các loại máy móc/thiết bị và xe tải phục vụ quá trình xây dựng không nhiều, hơn nữa khu vực thực hiện dự án tương đối thoáng gió, khí thải phát sinh nhanh chóng được pha loãng vào môi trường xung quanh, do đó ô nhiễm khí thải trong quá trình xây dựng sẽ không lớn, chỉ mang tính cục bộ (trên phạm vi công trường) và tạm thời (chỉ phát sinh trong giai đoạn xây dựng).

+ Đối với tiếng ồn: theo số liệu quan trắc tại chương 2, mức ồn tại khu vực xung quanh dự án vẫn còn thấp, nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên ô nhiễm tiếng ồn tại khu vực công trường sẽ gia tăng do các hoạt động xây dựng của dự án. Mức ồn cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người như mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Do hoạt động của các máy móc, thiết bị trong giai đoạn thi công diễn ra trong một khu vực và cùng một thời điểm nên mức ồn sẽ tăng lên, tuy nhiên mức ồn tăng lên không lớn do mức ồn tổng hợp tại một điểm không phải là tổng của các mức ồn do các máy móc thiết bị gây ra tại thời điểm đó.

1.2. Tác động tới môi trường nước

* Tác động của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của công nhân chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật Căn cứ vào nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 40 công nhân trên công trường tại bảng 22 trang 26, so sánh với tiêu chuẩn TCVN 6772- 2000:

Bảng 30. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

TT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) TCVN 6772 - 2000 Mức II (mg/l) Mức độ vượt tiêu chuẩn (lần) 1 BOD5 450 540 30 15 18 2 Chất rắn lơ lửng (SS) 700 1420 50 14 28,4

3 Tổng chất rắn hoà tan (TDS) 1700 2200 500 3,4 4,4

4 Nitrat (NO3-) 60 120 30 2 4

5 Phosphat (PO43-) 6 45 6 1 7,5

Ghi chú:

- TCVN 6772 - 2000: Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt

- Mức II: Áp dụng cho các Doanh nghiệp có diện tích khu vực làm việc từ 10.000m2 đến 50.000m2

Nhận xét:

Từ bảng 30 cho thấy nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Với đặc tính của nước thải như trên, thì đây hoàn toàn có thể là nguồn gây tác động xấu đến môi trường.

Trong trường hợp của các khu vệ sinh của công nhân được xây dựng ở những nơi có mực nước ngầm cao thì việc thẩm thấu của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

* Tác động của nước mưa chảy tràn và nước thải xây dựng

Nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng có thể kéo theo bùn đất, cát, đá và các tạp chất như dầu mỡ, nguyên vật liệu rơi vãi... nước mưa chảy tràn thường có độ đục cao, hàm lượng SS lớn và có thể chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu mỡ... vì vậy nó có khả năng gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận cao. Khi có mưa lớn hay hệ thống thu gom bị tắc nghẽn, khả năng thoát nước của hệ thống cống chung chậm, nước mưa chảy tràn cùng với đất cát, tạp chất có thể chảy tràn vào hệ thống mương tưới tiêu nằm tiếp giáp với khu vực dự án, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước cũng như khả năng tiêu thoát nước của hệ thống này. Như vậy ô nhiễm nguồn nước do nước mưa chảy tràn được dự báo là sẽ xảy ra, nhưng ở mức độ nhỏ, có tính tạm thời và có thể kiểm soát được.

1.3. Tác động của chất thải rắn

Các tác động chính của chất thải rắn bao gồm:

- Làm tăng độ đục của nước khi có mưa lớn, nước mưa kéo theo một lượng lớn bùn cát có thể gây ra hiện tượng bồi lắng hệ thống thoát nước của khu vực

- Đất cát và các vật liệu thải khác sẽ là nguyên nhân phát sinh bụi trong không khí, đặc biệt là khi có gió lớn

- Chất thải sinh hoạt nếu không thu gom triệt để sẽ là nguyên nhân phát sinh mùi khó chịu... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhận xét:

Nói chung các tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng mang tính chất ngắn hạn không tránh khỏi nhưng cũng không đáng kể. Vì vậy các vấn đề môi trường của Dự án cần xem xét là các tác động của chất thải trong quá trình sản xuất đối với môi trường đất, nước, không khí.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy thép hải dương (nhóm 13) (Trang 27 - 30)