C. Đánh giá tác động
3. Đánh giá về phương pháp sử dụng
dụng
Trong quá trình tiến hành thực hiện báo cáo ĐTM chúng tôi đã thực hiện theo các phương pháp sau:
* Phương pháp thống kê, thu thập số liệu
Phương pháp này đơn giản, dễ nhận dạng và phát hiện những yếu tố tác động và bị tác động mạnh nhất. Tuy nhiên phương pháp này chứa nhiều yếu tố chủ quan, cảm tính của người đánh giá và tiêu chí đánh giá không đủ chính xác.
* Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm các thông số về chất lượng môi trường:
Để xác định hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án. Các phương pháp này được tiến hành theo đúng quy định hiện hành của các TCVN tương ứng.
* Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm
Phương pháp này do WHO thực hiện nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động của dự án. Đây là cơ sở để đánh giá nhanh, cung cấp một cách nhìn trực quan đối với các vấn đề môi trường có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ. Tuy nhiên, độ chính xác còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù của từng ngành công nghiệp, khả năng đề kháng của cơ thể, sức chịu tải của môi trường,… cho nên một cách định tính thì độ chính xác của phương pháp là có thể chấp nhận được trong phạm vi của ĐTM.
* Phương pháp kế thừa:
Kế thừa các tài liệu liên quan vào báo cáo ĐTM từ các dự án khác có mô hình, công suất tương tự hiện đang hoạt động để dự báo và đánh giá khả năng các ảnh hưởng đến môi trường sẽ xảy ra. Phương pháp này có mức độ tin cậy tốt do các yếu tố công nghệ của các nhà máy giống nhau thường có dòng thải giống nhau.
* Phương pháp mạng lưới:
Nhằm kết hợp nguyên nhân và hậu quả của các tác động bằng cách xác định mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác động ở mức sơ cấp và thứ cấp. Phương pháp này có mức độ tin cậy tùy thuộc vào sự hiểu biết
của người đánh giá về các lĩnh vực liên quan, phương pháp cũng chỉ rõ và sâu rộng các tác động của chất thải tới môi trường từ khi phát sinh cho đến khi kết thúc.