Nước mưa chảy tràn

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy thép hải dương (nhóm 13) (Trang 53 - 54)

- Tính toán kích thước bể BASTAF:

b.Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Nhà máy có lẫn đất cát, dầu mỡ và các chất rắn lơ lửng. Nếu lượng nước này không được thu gom cũng sẽ gây tác động tiêu cực tới nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thuỷ sinh trong khu vực. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt được thu gom vào hệ thống cống riêng. Trên chiều dài và những chỗ ngoặt của hệ thống thu dẫn nước mưa có lắp đặt song chắn rác, xây các hố ga để thu cặn trước khi thải ra cống thoát của khu vực. Các chất lắng cặn này sẽ được Đơn vị thường xuyên nạo vét đảm bảo cho hệ thống thoát nước mưa hoạt động tốt. Các hố ga này được thiết kế đảm bảo chịu được va đập và áp lực lớn do các hoạt động trên bề mặt. Ống thoát nước được thiết kế là loại ống BTCT chịu áp lực cao nhằm tránh các tác động cơ học làm hư hại ống.

4.3. Biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải rắna. Giảm thiểu và xử lý chất thải rắn sản xuất a. Giảm thiểu và xử lý chất thải rắn sản xuất

Theo phân tích và tính toán đánh giá ở phần Chương 3, nguồn chất thải rắn phát sinh do các hoạt động của dự án bao gồm chất thải sinh ra do các hoạt động sản xuất trong các xưởng sản xuất và ngoài bãi.

+ Các miếng thép được loại ra từ quá trình sản xuất trên sẽ được tận dụng dùng vào sản xuất các sản phẩm có kích thước nhỏ dùng để ráp nối, liên kết một số chi tiết. Các mảnh vụn còn lại không tái sử dụng cho dây chuyền sản xuất, được thu gom và bán cho một số cơ sở thu mua phế liệu.

+Phế thải từ quá trình hàn được thu gom vào thùng chứa và được bán cho các sơ sở tái chế phế liệu.

+ Các giẻ lau, cặn sơn, vỏ thùng sơn được thu gom chứa vào các thùng có lắp đậy kín, để trong nhà có mái che và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý.

+ Cặn lắng tại các hệ thống xử lý nước thải được thu gom và đem đi xử lý theo quy định

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy thép hải dương (nhóm 13) (Trang 53 - 54)