C. Đánh giá tác động
2. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động sản xuất 1 Tác động tới môi trường không khí
2.3. Tác động của chất thải rắn * Chất thải rắn sản xuất:
* Chất thải rắn sản xuất:
- Đối với phế thải kim loại: Đơn vị tận dụng tối đa những mẩu kim loại có thể sử dụng lại được cho sản xuất, còn những chi tiết nhỏ không tận dụng được nếu không thu gom để vào những khu vực có che chắn sẽ bị tác động của các yếu tố tự nhiên tác động như nắng, mưa bị ôxy hóa làm ảnh hưởng tới môi trường không khí, đất, nước.
- Đối với chất thải rắn nguy hại như: Vỏ hộp sơn, giẻ lau dính dầu khi không được quản lý vào những nơi quy định như đựng trong các thùng có lắp đậy mà để rơi vãi sẽ là các vật dụng dễ bắt lửa gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, các phế thải này khi xâm nhập vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước vì khó phân hủy sinh học.
Vì vậy toàn bộ chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất được thu gom ngay trong từng thời điểm phát sinh ra chất thải và được phân loại trước khi đổ vào bãi tập kết phế thải của cơ sơ để bán tái chế hoặc xử lý riêng đối với các chất thải nguy hại. Như vậy sự phát sinh chất thải sẽ không làm ảnh hưởng tới môi trường sản xuất.
* Chất thải rắn sinh hoạt
Lượng chất thải sinh hoạt của công nhân phát sinh thường không lớn, theo tính toán ở trên thì lượng chất thải sinh hoạt tại cơ sở là 60 kg/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, vì vậy chúng sẽ được thu gom và xử lý thường xuyên nếu không sẽ sinh ra các khí có mùi khó chịu như NH3, CO2. Chất thải sinh hoạt gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, đất, nước và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân làm việc trực tiếp tại Nhà máy