0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Biện pháp xử lý khói hàn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NHÀ MÁY THÉP HẢI DƯƠNG (NHÓM 13) (Trang 50 -53 )

- Trong phân xưởng sản xuất lắp đặt các trang thiết bị cần thiết cho phù hợp với dây chuyền sản xuất Lựa chọn các thiết bị máy móc được thiết kế sẵn thiết bị xử lý

d. Biện pháp xử lý khói hàn

- Đối với việc hàn ngoài bãi người thợ hàn cần có vị trí hàn thích hợp, mặt người thợ hàn phải hướng cùng chiều của hướng gió, trang bị bảo hộ lao động đáp ứng yêu cầu quy trình hàn.

- Đối với việc hàn trong xưởng: trang bị khẩu trang phòng độc cho người thợ hàn, có chế độ hàn thích hợp theo không gian xưởng, để đảm bảo thể tích không khí và có sự thông gió đối với từng thợ hàn, tại các vị trí hàn Đơn vị lắp đặt hệ thống chụp hút khói. Khói hàn được thu hồi theo sơ đồ sau:

Khí hàn từ các công đoạn hàn Chụp hút di động thu hồi

Quạt hút Sục nước

Ống khói thải ra môi trường

Hình 6. Sơ đồ công nghệ x lý khói h àn

* Thuyết minh: Khí thải tại các công đoạn hàn được thu vào chụp hút bằng quạt hút. Khói hàn khi qua chụp hút được sục vào bể nước để giữ lại các thành phần oxít kim loại và khói sau xử lý được thải ra ngoài qua ống khói. Cặn thải lắng đọng theo định kỳ được thu gom và chuyển đến nơi có đủ khả năng xử lý theo quy định.

4.2. Giảm thiểu và xử lý ô nhiễm nước thải* Nước thải sản xuất * Nước thải sản xuất

Hoạt động sản xuất của Đơn vị không phát sinh nước thải sản xuất mà nước thải phát sinh là do đơn vị sử dụng nước trong quá trình xử lý môi trường, do nước loại này khi thải ra có chứa nhiều thành phần ngây nguy hại nên Đơn vị thuê cơ sở có chức năng xử lý theo quy định.

* Xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh họat của nhà máy khi đi vào sản xuất ổn định chủ yếu gồm nước thải từ khu vệ sinh, nước thải từ nhà bếp, nước thải từ nhà ăn ca. Nước thải sinh hoạt chủ yếu là ô nhiễm sinh học chứa chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, theo tính toán ở trên thì lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày khoảng 15 m3/ngày.

Giải pháp hợp lý để xử lý nước thải sinh hoạt là sử dụng phương pháp sinh học (hầm biogas kiểu bể tự hoại).

* Thể tích yêu cầu của bể: Trong đó:

V1 = d.Q (m3)

V1 - Thể tích bể tự hoại (m3)

d- thời gian lưu với khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường chọn d = 3 (ngày) V1 = 15 (m3/ngày) x 3 (ngày) = 45 (m3) * Thể tích phần bùn: Trong đó: Wb = b.N/1000 (m3) Wb - Thể tích ngăn chứa bùn (m3) N - Số người, N = 120 (người)

b - Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn, b = 90 (lít/người) Wb = 90 x 120/1000 = 10,8 (m3)

Công ty xây dựng khu vực vệ sinh nằm ở cuối xưởng sản xuất kết cấu thép có diện tích là 60m2.

Nước thải sinh hoạt được dẫn vào hệ thống bể BASTAF kiểu tự hoại. Bể BASTAF cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước.

Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo TCVN 6772 - 2000 mức II (Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt) được nhập chung vào hệ thống thoát nước của khu vực

Hình 7. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt Bể BASTAF Bể chứa Nước đã

xử lý Bùn cặn thải Bùn cặn thải

Vận chuyển đến

nơi quy định Xử lý bùn Bể chứabùn

Hình 8. Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải

Bể BASTAF gồm 4 ngăn trong đó có ngăn chứa và 3 ngăn điều dòng hướng lên, với loại bể này có thể xử lý cặn hữu cơ với hiệu quả xử lý hơn 85%. Nước thải sau khi qua bể BASTAF sẽ được dẫn vào hệ thống mương thoát nước trong khu vực. Dưới đây là nguyên lý làm việc của bể:

Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, ngăn này có vai trò làm ngăn lắng và lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật yếm khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, đồng thời cho phép tách riêng hai pha (lên men axit và lên men kiềm). Bể BASTAF cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt vật liệu lọc và giữ lại cặn lơ lửng trôi ra theo nước.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NHÀ MÁY THÉP HẢI DƯƠNG (NHÓM 13) (Trang 50 -53 )

×