Nguyên tắc 2: Phối hợp các PPDH mà đề tài đã lựa chọn phải đảm bảo sự phù hợp với nội dung dạy học cụ thể, phù hợp với trình độ

Một phần của tài liệu Sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 11 (Trang 56 - 58)

đảm bảo sự phù hợp với nội dung dạy học cụ thể, phù hợp với trình độ của học sinh đại trà và phù hợp với khả năng nghề nghiệp của giáo viên

dung nào cũng có thể tìm ra tình huống có vấn đề, không phải nội dung nào cũng phải tổ chức thảo luận nhóm mới phát huy tính tích cực. Vì dụ như khi giải các bài toán thì cần sự chủ động phát huy năng lực riêng cá nhân.

Không phải phương pháp hay thì ắt sẽ đem lại kết quả như mình muốn. Có một sự thật là học sinh nước ta chưa có ý thức tự học và làm việc theo nhóm cao, lười tư duy, ít suy nghĩ. Do đó, chúng ta không nên đem những phương pháp này vào áp dụng tùy tiện bất chấp những điều kiện cụ thể, nhất là đối tượng học sinh và hi vọng nó đem lại kết quả như các nước đó đã đi trước.

Người dạy phải xét đến tiêu chí thứ hai đó là đối tượng học trực tiếp. Đây mới là thực tế mà khi đối đầu với nó hệ thống các phương pháp dù hay đến mức nào cũng phải thừa nhận rằng nó không phải là chìa khóa vạn năng.

Phương pháp vẫn chỉ mãi là phương pháp hoặc sẽ chẳng là gì nếu không phù hợp với người học. Phương pháp thảo luận nhóm chỉ thực sự phát huy tác dụng tích cực đối với những người thực sự ý thức được sự cần thiết với nó và tìm đến nhau cùng hợp tác. Còn đầu óc của học sinh đang tuổi ham chơi, nhất là những em cá biệt, áp đặt các em vào một nhóm làm việc nào đó thì lấy gì chắc rằng các em sẽ làm việc hết mình để hưởng lấy phần lợi ích sau đó. Vì thế dù cho người thầy có dùng biện pháp áp đặt các em thảo luận nhóm, thì các em cũng chỉ làm việc đối phó bề ngoài, còn trong tư duy là một khoảng trống chúng ta không tài nào kiểm soát và có gì làm chắc là các em sẽ tích cực chủ động thực sự. Hoặc vẫn với đối tượng học sinh đó và ta dùng phương pháp dạy phát hiện và giải quyết vấn đề hay khám phá bằng các hoạt động có hướng dẫn bằng các hoạt động có hướng dẫn thì các em cũng khó mà thực hiện theo được.

Trong các phương pháp dạy học được nêu trong đề tài thì vai trò của người giáo viên được nâng cao rất nhiều. Người giáo viên với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của học sinh thì muốn làm

tốt công việc của mình cụ thể là đưa ra tình huống có vấn đề, tổ chức khám phá bằng các hoạt động có hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhóm thì người giáo viên bên cạnh nắm vững kiến thức chuyên môn cần phải có một nghiệp vụ sư phạm tốt.

Như vậy phối hợp các PPDH mà đề tài đã lựa chọn phải đảm bảo sự phù hợp với nội dung dạy học cụ thể, phù hợp với trình độ của học sinh đại trà và phù hợp với khả năng nghề nghiệp của giáo viên.

Một phần của tài liệu Sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 11 (Trang 56 - 58)