Sử dụng phối hợp PPDH khám phá bằng các hoạt động có hướng dẫn bằng các hoạt động có hướng dẫn và PPDH hợp tác trong nhóm

Một phần của tài liệu Sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 11 (Trang 60 - 63)

dẫn bằng các hoạt động có hướng dẫn và PPDH hợp tác trong nhóm nhỏ

PPDH Khám phá bằng các hoạt động có hướng dẫn bằng các hoạt động có hướng dẫn gắn liền với hợp tác trong nhóm nhỏ. Như đã nêu ở mục 2.2. Điều kiện để sử dụng PPDH khám phá bằng các hoạt động có hướng dẫn bằng các hoạt động có hướng dẫn(chương 2) hình thức hợp tác trong nhóm là rất cần thiết. Khi giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh làm thì học sinh dưới hình thức thảo luận nhóm sẽ cùng nhau bàn bạc, khám phá để tìm ra kết quả.

Ví dụ 1:

Xét dãy số: ( )un ( )1n n

= .

Mục tiêu: Để đi đến định nghĩa dãy số có giới hạn 0.

Giáo viên đặt ra các câu hỏi:

1) Hãy viết dãy số trên dưới dạng khai triển.

2) Biểu diễn các số hạng của dãy số đã cho trên trục số. 3) Khi n tăng, thì các điểm biểu diễn gần tới điểm nào? 4) Hãy lập bảng tính un ?

5) Kể từ số hạng thứ bao nhiêu trở đi, mọi số hạng của dãy đã cho đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn: 1 1; ; 1 ; 1 ?

50 75 500 1000000

Ở bước 2: Giáo viên chia nhóm sau đó có thể phân mỗi nhóm trả lời 1 đến 2 câu hỏi. Mỗi câu từ 2 đến 3 phút.

Sau đó gọi đại diện của các nhóm trình bày kết quả, ghi tóm tắt lên bảng ( hoặc dùng máy chiếu).

- GV đưa ra nhận xét: Như vậy mọi số hạng của dãy số đã cho đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn một số dương tùy ý cho trước kể từ một số hạng

nào đó trở đi. Ta nói rằng dãy số: ( )1n

n

 − 

 ÷

  có giới hạn 0.

- GV đặt câu hỏi: Từ đó các em hãy định nghĩa dãy số có giới hạn 0. Yêu cầu tất cả các nhóm thực hiện, sau đó thảo luận, trao đổi, nêu đáp án. GV nhận xét, bổ sung ý kiến và chốt lại định nghĩa.

Ví dụ 2: Các hoạt động hợp tác theo nhóm nhằm giúp học sinh tìm quy trình xác định thiết diện của một hình cắt bởi một mặt phẳng.

HĐ1:

- Chia nhóm: Cả lớp chia thành 4 nhóm, 2 nhóm làm chung một nhiệm vụ.

- GV phân nhiệm vụ cho các nhóm, các thành viên trong nhóm hợp tác, trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Bài 1a: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, các cạnh bên bằng nhau. Mặt phẳng ( )α đi qua A và vuông góc với SC.

Xác định thiết diện của khối chóp khi cắt bởi ( )α .

Bài 2a: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B. SA vuông góc với ABCD. M thuộc cạnh AB sao cho AM =x , x nằm trong đoạn AB , ( )α là mặt phẳng đi qua M và vuông góc với AB. Tìm

thiết diện của khối chop khi cắt bởi mặt phẳng ( )α .

Nhiệm vụ 2:

Bài 1b: Cho hình chóp S.ABCDE và ba điểm 'ASA B; '∈SB C; '∈SC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sao cho A B' ' không song song với AB, B’C’ không song song với BC. Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mp A B C( ' ' ') .

Bài 2b: Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Trên AB, CC”, C’D’,

AA’ lần lượt lấy M, N, P, Q sao cho AM=C’N=C’P=AQ=x, x nằm trong

đoạn OA. Xác định thiết diện của hình lập phương cắt bởi (MNPQ). HĐ2:

GV yêu cầu các nhóm điền các bước tạo ra thiết diện theo trình tự các bước ở bảng sau: Bài 1 Bài 2 Bước 1: Bước 1: Bước 2: Bước 2: Bước 3: Bước 3: Bước 4: Bước 4: Bước 5: Bước 5: HĐ3:

Nhiệm vụ 1: Đề xuất quy trình xác định thiết diện cắt bởi mặt phẳng

( )α thỏa mãn tính chất: ( )α qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.

Nhiệm vụ 2: Đề xuất quy trình xác định thiết diện nhờ vào giao tuyến

gốc ( giao tuyến giữa ( )α và mặt phẳng đáy). HĐ4:

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày, các thành viên so sánh, đối chiếu kết quả. GV chính xác theo kết quả sau:

* Quy trình xác định thiết diện cắt bởi mp ( )α thỏa mãn tính chất: ( )α

qua điểm A và vuông góc với một đường thẳng d cho trước

Bước 1: Xác định mp( )β tạo bởi điểm A và đường thẳng d. Trong ( )β

dựng đường thẳng a qua A và vuông góc với d.

Bước 2: Xác định đường thẳng b cắt a và b vuông góc với d.

Bước 3: Khi đó mp( )α xác định bởi hai đường thẳng a và b. Từ đó xác định thiết diện.

* Quy trình xác định thiết diện nhờ vào giao tuyến gốc ( giao tuyến

giữa mp ( )α và mặt đáy).

Bước 1: Xác định giao tuyến d của mp( )α với mặt phẳng đáy.

Bước 2: Xác định giao điểm của mp ( )α với các cạnh của đáy.

Bước 3: Xác định giao tuyến của ( )α với các mặt bên. Từ đó xác định thiết diện.

HĐ5:

- Yêu cầu học sinh xem lại một lần nữa cách xây dựng quy trình, từ đó học cách học.

Một phần của tài liệu Sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 11 (Trang 60 - 63)