hợp tác nhóm trong nhóm nhỏ
Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học. Trong PPDH Phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của một đơn vị bài giảng. Vấn đề có thể là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là một sự kiện/tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần được lý giải. Học sinh tự tìm tòi để xác định những nguồn thông tin giúp giải quyết vấn đề. Muốn làm tốt thì thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi.
Mặc dù PPDH Phát hiện và giải quyết vấn đề có thể được áp dụng cho riêng từng học sinh, song đa số các ứng dụng người ta thường kết hợp với hoạt động nhóm. Thông qua thảo luận ở nhóm nhỏ, học sinh chia sẽ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận. Nhờ hoạt động nhóm, học sinh được rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác ngoài mục đích lĩnh hội kiến thức.
Ví dụ: Để nắm rõ hơn về việc kết hợp giữa dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề với dạy học hợp tác nhóm, chúng tôi thể hiện trong dạy về tính chất cơ bản của số tổ hợp Ckn . Chúng ta có thể kết hợp PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề với PPDH hợp tác theo nhóm như sau:
Bước 1: Đặt vấn đề.
- Giáo viên đưa ra bài toán: Trong một lớp có 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ. Thầy giáo chủ nhiệm cần chọn 4 học sinh nam và 3 học sinh nữ đi tham gia chiến dịch “ Mùa hè xanh” của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Hỏi có bao nhiêu cách chọn các bạn tham gia và không tham gia chiến dịch này? Từ đó rút ra tính chất cơ bản của sốCkn.
- Vấn đề đặt ra là phải rút ra được tính chất cơ bản của số Ckn.
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao phiếu học tập có hướng dẫn cách làm
việc cho từng nhóm.
Nhóm 1 và nhóm 2 cùng thực hiện tính số cách chọn các bạn tham gia chiến dịch.
Nhóm 3 và nhóm 4 cùng thực hiện tính số cách chọn các bạn không tham gia chiến dịch.
- Các nhóm tiến hàn thảo luận, phân tích vấn đề và thống nhất giải pháp giải quyết vấn đề thông qua việc tính số cách chọn các bạn tham gia và không tham gia chiến dịch.
Bước 3: Kết luận.
- Các nhóm trình bày kết quả lên bảng.
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét chéo. Sau đó GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
- HS căn cứ vào kết quả số cách chọn các bạn tham gia và không tham gia chiến dịch, rút ra kết luận về tính chất cơ bản của số Ckn: Cho số nguyên dương n và số nguyên k với 0≤ ≤k n . Khi đó C Ckn = n kn− ( HS tự chứng minh).
- GV tập hợp kết quả của tất cả các nhóm, đưa ra kết luận chung.