Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 11 (Trang 73 - 78)

- Về chất lượng lĩnh hội kiến thức: Thông qua các bài kiểm tra chúng tôi thấy sự khác biệt về chất lượng kiến thức giữa lớp thử nghiệm và lớp đối chứng. Lớp thử nghiệm thể hiện sự hiểu biết rất chặt chẽ, lôgic, các em tiếp thu kiến thức tốt hơn, sâu hơn, phong phú hơn. Các em lớp thử nghiệm không chỉ ghi nhớ mà còn hiểu bài, biết phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề.

- Về sự tích cực trong học tập của học sinh: Qua các bài học trên lớp, chúng tôi nhận thấy học sinh lớp thử nghiệm tích cực và chủ động hơn lớp đối chứng. Các em lớp thử nghiệm thường chủ động đọc sách, tích cực tham gia xây dựng bài. Các em lớp thử nghiệm thường kết hợp vừa ghi bài, vừa nghe giảng, vừa tham gia hoạt động nhóm trả lời câu hỏi, đồng thời mạnh dạn bày tỏ băn khoăn thắc mắc của mình về kiến thức mới để hiểu thêm. Các em lớp đối chứng thì rất ít tham gia xây dựng bài hầu như chỉ ghi chép nhìn theo giáo viên, học sinh rất thụ động trong các bài học.

Từ sự phân tích trên cho thấy học sinh lớp thử nghiệm tích cực hơn, sôi nổi hơn, chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài giảng.

Kết luận chương III

Để kiểm tra tính khả thi của đề tài và hiệu quả của một số phương pháp đề ra trong dạy học môn Toán lớp 11, trên cơ sở các nội dung thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm thông qua một số tiết dạy, kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của học sinh. Trên cơ sở phân tích các kết quả thu được trước và sau khi thử nghiệm chúng tôi rút ra những kết luận sau:

- Việc đưa thêm một số PPDH tích cực trong dạy toán 11, với mục đích phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán lớp 11 của chúng tôi đã được thực tế chứng minh là mang tính khả thi và hiệu quả cao. Cho nên được giáo viên ủng hộ và sử dụng rộng rãi trong việc dạy Toán lớp 11.

-Mặt khác, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng một số phương pháp dạy học đổi mới này không những đảm bảo truyền thụ đầy đủ các kiến thức, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh mà còn gây được hứng thú cho học sinh, làm tăng khả năng phát hiện và phân tích tư duy của học sinh, giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả.

Kết luận

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác theo nhóm và dạy học khám phá bằng các hoạt động có hướng dẫn là các PPDH trong hệ thống các PPDH tích cực theo xu hướng dạy học không truyền thống. Việc đi sâu nghiên cứu, vận dụng các PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh vào một lĩnh vực cụ thể trong môn Toán THPT là hết sức thiết thực, phù hợp với định hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay. Theo hướng nghiên cứu trên, khóa luận đã đạt được những kết quả chính sau:

- Đề tài đã làm sáng tỏ một số yếu tố của định hướng đổi mới PPDH ở nước ta hiện nay, tính tích cực học tập của học sinh.

- Đề tài đã xác định được các điều kiện sử dụng, nguyên tắc phối hợp, giải pháp sử dụng phối hợp các PPDH nhằm phát huy tính tích cực học tâp của học sinh.

- Đã áp dụng được các điều kiện, nguyên tắc, giải pháp trên vào thiết kế và xây dựng một số giáo án mẫu nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học toán 11.

- Phát huy tính tích cực học tập của học sinh đặc biệt là trong môn toán 11 là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có thời gian, nên chúng tôi mới chỉ dừng ở mức độ thử nghiệm, nhằm bước đầu kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của giả thuyết khoa học. Đó là “Nếu sử dụng phối hợp hợp lí một số PPDH trong dạy học môn Toán lớp 11 thì sẽ phát huy tính cực học tập của học sinh và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ở THPT”.

Những đóng góp mới của khóa luận:

- Đề xuất giải pháp sử dụng phối hợp một số PPDH cho các tình huống dạy học điển hình nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong môn toán lớp 11, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn toán ở THPT.

- Đề xuất một số giải pháp sử dụng phối hợp một số PPDH tích cực trong dạy học môn Toán lớp 11 trên cơ sở lí luận đã trình bày kèm theo ví dụ minh họa.

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu và sử dụng hợp lí các phương pháp nghiên cứu, tôi đã tiến hành nghiên cứu đúng hướng và hoàn thành khóa luận.

Mặc dù đã rất cố gắng song do hạn chế về nhiều mặt nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đươc sự chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo và sự góp ý của các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Tài liệu tham khảo

[1]. Trần Bá Hoành: Dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn- Tạp chí TTKHGD số 102/2004.

[2]. Nguyễn Kỳ: Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm. NXB GD năm 1995.

[3]. Phạm Gia Đức:Giáo trình phương pháp dạy học các nội dung môn Toán. NXB ĐHSP, năm 2007.

[5]. Đặng văn Hương- Nguyễn Chí Thanh:Một số PPDH môn Toán theo

hướng phát huy tính tích cực của học sinh THCS. NXB ĐHSP năm 2007.

[6]. Luật giáo dục.NXB Chính trị Quốc gia, năm 2005.

[7]. Trần Bá Hoành: Đổi mới phương pháp dạy học ở THCS, Hà Nội năm 2002.

[8]. Ôkôn V. Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề. NXBGD, Hà Nội, 1976. [9]. Nguyễn Bá Kim: Phương pháp dạy học Toán, NXBDHSP, năm 2006. [10]. Sách giáo khoa và sách giáo viên Toán lớp 11(01 bộ). NXBGD, năm 2010.

[11]. Jean – Mare Denomne et Madeleine Roy: Tiến tới một phương pháp sư

phạm tươngtác. NXB Thanh Niên, năm 2000.

[12]. I.F.Kharlamop: Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh như

thế nào? (Đỗ Thị Trang – Nguyễn Ngọc Quang dịch). NXB GD, năm 1979. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[13]. I.a.Lecne (Phan Tất Đắc dịch): Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. NXBGD, năm 1977.

[14]. L.Aristova: Tính tích cực của học sinh. NXBGD Matxcova, năm 1968. [15]. Philippe Meirieu: Dạy học theo nhóm – DA Việt Bỉ. Hà Nội năm 2000. [16]. Trần Thúc Trình : Phương pháp khám phá bằng các hoạt động có

hướng dẫn trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học. Tạp chí

Một phần của tài liệu Sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 11 (Trang 73 - 78)