Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn tại công

Một phần của tài liệu phân tích cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải hoàng hà phương (Trang 46 - 59)

Sau khi phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải Hoàng Hà Phương dựa trên những điều kiện sẵn có của Công ty, ta đưa ra các biện pháp khắc phục những tồn tại trên nhằm hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng như đảm bảo cho công ty có đủ vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

a/ Tích cực thu hồi công nợ

Khoản phải thu là phần quan trọng trong cơ cấu tài sản lưu động. Đối với các doanh nghiệp có giá trị của các khoản phải thu là lớn cần đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động. Trong cơ chế thị trường bán hàng trả chậm là một tất yếu nhưng cần phải có sự quản lý chặt chẽ các khoản nợ phát sinh. Nếu để cho khách hàng chiếm dụng vốn lớn thì Công ty sẽ vừa thiếu vốn kinh doanh vừa phải chịu thiệt hại về chi phí vốn. Do vậy mà càng thu hồi nợ nhanh càng tốt. Việc theo dõi các khoản nợ phát sinh và tình hình thanh toán nợ của khách hàng là do kế toán công nợ đảm nhiệm. Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm đi thu nợ. Thông thường trên phiếu giao hàng có ghi giới hạn thời gian thanh toán. Tuỳ tình hình tài chính trong từng giai đoạn mà Công ty có thể chấp nhận thời gian thanh toán nhanh hay chậm. Do đặc điểm chung ở nước ta là việc chấp nhận và thanh toán nợ không có hợp đồng chặt chẽ, không có tính pháp lý nên việc đòi nợ cần phải khéo léo và kiên trì, phù hợp với tâm lý của người Việt nam.

 Mục tiêu: Số dư trong khoản phải thu càng cao thì Công ty bị chiếm dụng vốn càng nhiều do đó sẽ bất lợi đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cũng như hoạt động tài chính của Công ty. Việc đưa ra các phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm thu hồi công nợ sẽ giúp cho Công ty có thêm vốn đầu tư vào các hoạt động khác cụ thể.

• Giảm số vốn bị chiếm dụng sẽ tiết kiệm được vốn ngắn hạn • Giảm vòng quay vốn ngắn hạn, giảm kỳ thu tiền bình quân

• Thu được số nợ sẽ có vốn để thanh toán các khoản nợ phải trả, từ đó sẽ giảm số nợ phải trả hoặc tăng nguồn vốn chủ sở hữu.

 Một số biện pháp làm giảm các khoản phải thu

+ Giao trách nhiệm thu hồi nợ của từng khách hàng cụ thể đến từng nhân viên để thúc đẩy việc thu nợ.

+ Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán (lựa chọn khách hàng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng,…)

+ Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu trong và ngoài Công ty và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.

+ Có chính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng

+ Soạn thảo hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ về thời hạn và phương thức thanh toán + Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý tốt các khoản nợ đó.

Để giảm khoản phải thu chưa đến kỳ thanh toán ta có thể áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng trả tiền sớm.

Khi áp dụng phương pháp này sẽ làm cho:

- Giảm được một phần nợ phải trả làm cho tỷ trọng nợ phải trả cũng giảm - Tăng được một phần vốn chủ làm cho tỷ trọng vốn chủ cũng tăng lên - Giảm được lãi vay ngắn hạn, chi phí lãi vay

b/ Biện pháp thúc đẩy tăng doanh thu:

Mục tiêu:Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì việc quản lý tốt chi phí là một vấn đề mà các doanh nghiệp phải làm. Chi phí là một trong những yếu tố làm giảm lợi nhuận của Công ty. Do vậy việc quản lý tốt chi phí cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, tiết kiệm được Chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp được hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng doanh thu, nâng cao được vị thế cạnh tranh đem lại lợi nhuận và tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho Công ty. Từ đó việc sử dụng hợp lý các khoản chi phí, đồng thời tránh lãng phí trong quá trình sử dụng là một mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn.

 Cơ sở thực hiện: tăng doanh thu nhưng giá vốn không đổi hoặc giảm xuống nhằm tiết kiệm chi phí nhất định để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Giải pháp

+ Nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng kinh doanh mạng lưới vận tải trên toàn quốc..

+ Thường xuyên nâng cao năng lực quản lý, và hiệu quả đầu tư.

+ Tổ chức hợp lý các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ giảm rất nhiều các khoản chi phí, do đó có ảnh hưởng tích cực đến việc hạ thấp giá thành, đồng thời doanh thu dịch vụ và lợi nhuận cũng được thực hiện nhanh chóng khiến cho Công ty đủ vốn để thỏa mãn các nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Đối với văn phòng:

Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, đầu tư các thiết bị quản lý hiện đại: máy vi tính, đầu tư một số phần mềm quản lý kinh doanh.

Để tăng Tổng doanh thu của Công ty, cũng như đã đề cập trong các giải pháp làm giảm tỷ trọng nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu, Công ty cần phải tăng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ cung cấp.

Để giảm tối thiểu chi phí, Công ty cần lập các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ một cách cụ thể, khoa học, đảm bảo chất lượng và số lượng. Có như thế thì Công ty mới có thể giảm được sự lãng phí về vật lực và nhân lực thường gặp ở các doanh nghiệp Nhà nước truyền thống.

Cụ thể kế hoạch kinh doanh nhằm tăng doanh thu như sau: * Chiến lược thị trường

Với chiến lược thị trường Công ty chú trọng đến chiến lược đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng Công ty cần phải biết khách hàng muốn gì? Khi nào muốn? Muốn thỏa mãn như thế nào?

- Tập trung vào nhu cầu của khách hàng: Qua phân tích và đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ vận tải ta nhận thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng cao. Điều này là do sự phát triển của nền kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa được thúc đẩy nhanh. Vì vậy, công ty đã đề ra biện pháp là:

+ Xây dựng và tổ chức bộ phận chuyên trách nghiên cứu về thị trường và nhu cầu của khách hàng.

+ Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên và đội ngũ lái xe, phổ biến những quy tắc giao thông khi lái xe trên đường, quy tắc giao nhận xe và thái độ của lái xe khi giao và nhận xe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chiến lược cạnh tranh

Công ty áp dụng các chiến lược cạnh tranh:

* Chiến lược chi phí thấp:

Công ty hoàn toàn có thể theo đuổi chiến lược này đối với các dịch vụ trên với nhiều lý do:

- Công ty là đơn vị có thương hiệu và uy tín trên thị trường, được nhiều bạn hàng biết đến. Bên cạnh đó Công ty lại có đội ngũ lái xe giàu kinh nghiệm, cứng tay lái, luôn đặt an toàn và uy tín lên hàng đầu.

- Phát huy điều kiện hiện tại về khả năng nâng cao năng lực quản lý sản xuất kinh doanh.

- Sự đoàn kết nhất trí cao trong ban lãnh đạo Công ty, sự quyết tâm nỗ lực khắc phục mọi khó khăn của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự tin tưởng và yên tâm công tác, sự kết hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể trong Công ty.

Ngoài ra, Công ty còn áp dụng các chiến lược về đối thủ cạnh tranh, đầu tư các máy móc thiết bị, đào tạo độ ngũ cán bộ, nhân công...

c)Phát hành cổ phiếu

* Mục tiêu: Tăng thêm số lượng cổ phiếu phát hành. Phát hành thêm số lượng cổ phiếu sẽ tăng được số vốn của chủ sở hữu, làm hệ số nợ giảm xuống. Điều đó tạo điều kiện để Công ty mở rộng quy mô cũng như việc thu hút đầu tư đồng thời tăng thêm khả năng vay vốn và mức độ tín nhiệm cho công ty. Đồng thời, giúp cho công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh mà không phải lo lắng “gánh nặng” nợ nần.

* Cơ sở thực hiện: Công ty nên chia đợt phát hành cổ phiếu làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

+ Giai đoạn 2: Phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông mới

+ Giai đoạn 3: Niêm yết trên sàn giao dịch mà công ty đăng ký phát hành - Loại cổ phiếu mà công ty nên phát hành là cổ phiếu phổ thông

d) Tăng cường hợp tác, mở rộng hướng đầu tư

Bằng cách liên doanh với các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài ngành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và tôn trọng tính độc lập trong các quyết định của từng bên để tạo ra một liên danh lớn trong nhiều lĩnh vực. Các thành viên sẽ góp vốn đầu tư vào các dự án mà một trong các bên làm chủ đầu tư. Từ đó giải quyết được những khó khăn về vốn, tạo cơ hội nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận từ đó làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty.

KẾT LUẬN

Hòa vào xu thế hội nhập chung của đất nước và nền kinh tế thị trường, tất cả các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải Hoàng Hà Phương nói riêng đều gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Vì vậy, để tạo được sự cạnh tranh và luôn đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp luôn phải quan tâm xem cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa? tình hình đảm bảo vốn của doanh nghiệp mình như thế nào? đã đủ hay chưa?... Để đạt được mục đích cuối cùng tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu, doanh nghiệp phải biết xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, phải đảm bảo đủ vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh.

Với đề tài : “Phân tích cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả quản lý nguồn vốn tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải Hoàng Hà Phương” đã nêu những nét khái quát nhất về cơ cấu nguồn vốn và thực trạng đảm bảo vốn tại Công ty, đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Em hi vọng với những ý kiến đóng góp của mình phần nào giúp Công ty giải quyết được những tồn tại đó và kết quả kinh doanh của Công ty ngày càng cao. Đồng thời cũng giúp em tích lũy được thêm những kiến thức thực tế phục vụ bản thân mình sau này.

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, học hỏi và đưa ra một số giải pháp sơ bộ nhưng do thời gian nghiên cứu, trình độ hiểu biết còn hạn chế, phạm vi đề tài rộng, có nhiều vấn đề phức tạp nên không tránh khỏi thiếu sót. Em mong rằng các thầy cô và các bạn sẽ đóng góp ý kiến, nhận xét để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Phương Thảo, các anh chị trong phòng Kế toán của Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Hải Phòng, ngày … tháng 08 năm 2014

BẢNG PHỤ LỤC

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Năm 2011-2013

(Đơn vị tính: đồng)

TÀI SẢN Mã số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

(1) (2) (3) (4) (5)

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

(100=110+120+130+140+150) 100 1.852.050.047 2.294.298.028 4.383.001.723

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 427.805.715 304.373.517 263.502.859 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đầu tư ngắn hạn 121

2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 129

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 631.450.237 (239.598.448) 132.306.098

1. Phải thu khách hàng 131 631.450.237 (239.598.448) 132.306.098

2. Trả trước cho người bán 132

3. Các khoản thu khác 135

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139

IV. Hàng tồn kho 140 3.090.000

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 792.794.095 2.229.522.959 3.984.102.766

1. Thuế GTGT được khấu trừ 151

2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 152

3. Tài sản ngắn hạn khác 158 792.794.095 2.229.522.959 3.984.102.766

B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+230+240) 200 787.840.909 809.060.607 696.439.395

I. Tài sản cố định 210 787.840.909 809.060.607 696.439.395

1. Nguyên giá 211 910.181.818 1.004.231.819 1.004.231.819

2. Giá trị hao mòn lũy kế 212 (122.340.909) (195.171.212) (307.792.423)

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213

II. Bất động sản đầu tư 220

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230

IV. Tài sản dài hạn khác 240

1. Phải thu dài hạn 241

2. Tài sản dài hạn khác 248

3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 249

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250=100+200) 250 2.639.890.956 3.103.358.63 5.079.441.118

5 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) 300 781.417.334 1.182.537.273 3.080.269.198 I. Nợ ngắn hạn 310 781.417.334 1.182.537.273 3.080.269.198 1. Vay ngắn hạn 311 750.000.000 1.160.000.000 3.050.000.000 2. Phải trả người bán 312 (7.782.340) 677.660

3. Người mua trả tiền trước 313

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 26.170.334 6.154.713 5.789.463

5. Phải trả người lao động 315

6. Chi phí phải trả 316 5.247.000 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 24.164.900 23.802.075 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay và nợ dài hạn 321 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328

4. Dự phòng phải trả dài hạn 329

I. Vốn chủ sở hữu 410 1.858.473.622 1.920.821.362 1.999.171.920

1.Vốn đầu tư của chủ đầu tư 411 1.800.000.000 1.800.000.000 1.800.000.000

2. Thặng dư vốn cổ phần 412

3. Vốn khác của chủ sở hữu 413

4. Cổ phiếu quỹ 414

5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415

6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416

7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 58.473.622 120.821.362 199.171.920

II. Quỹ khen thưởng phúc lợi 430

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 440 2.639.890.956

3.103.358.63

5 5.079.441.118

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2011-2013

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

(1) (2) (3) (4)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.078.394.536 8.732.727.445 10.674.744.098

2.Các khoản giảm trừ

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.078.394.536 8.732.727.445 10.674.744.098

4. Giá vốn hàng bán 5.235.659.819 7.456.803.857 9.685.764.103

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.842.734.717 1.275.923.588 988.979.995

6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 1.801.321 1.261.266 2.214.408

7. Chi phí hoạt động tài chính

- Trong đó: Chi phí lãi vay

8. Chi phí bán hàng

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.740.117.695 1.197.340.242 988.509.172

10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 104.418.343 79.844.612 2.685.231 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Thu nhập khác 100.495.500

12. Chi phí khác

13. Lợi nhuận khác 100.495.500

14. Tổnglợi nhuận trước thuế 104.418.343 79.844.612 103.180.731

15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành 26.104.586 17.496.873 24.830.173

17. Lợi nhuận sau thuế 78.313.757 62.347.739 78.350.558

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính )

TÀI LIỆU THAM KHẢO

o0o

 PGS.TS. Lê Văn Tâm, Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB thống kê – 2000.

 PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học kinh tế quốc dân – 2008.

Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện tài chính – NXB

Một phần của tài liệu phân tích cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải hoàng hà phương (Trang 46 - 59)