Phân tích cơ cấu nguồn vốn tại Công ty

Một phần của tài liệu phân tích cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải hoàng hà phương (Trang 31 - 36)

Phân tích cơ cấu nguồn vốn tại Công ty là đánh giá sự biến động của các loại nguồn vốn trong Công ty nhằm thấy được tình hình huy động và phân bổ các loại vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh bên cạnh đó còn thấy được thực trạng tài chính của Công ty.

Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng A. Nợ phải trả 781.42 29.60 1,182.54 38.11 3,080.27 60.64 401.12 51.33 8.50 1,897.73 160.48 22.54 I. Nợ ngắn hạn 781.42 100.00 1,182.54 100.00 3,080.27 100.00 401.12 51.33 0.00 1,897.73 160.48 0.00 1. Vay ngắn hạn 750.00 95.98 1,160.00 98.09 3,050.00 99.02 410.00 54.67 2.11 1,890.00 162.93 0.92 2. Phải trả người bán -7.78 -0.66 0.68 0.02 -7.78 -0.66 8.46 108.7- 0 0.68

3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 26.17 3.35 6.15 0.52 5.79 0.19 -20.02 -76.48 -2.83 -0.37 -5.93 -0.33

5. Phải trả người lao động

6. Chi phí phải trả 5.25 0.67 -5.25 -100.00 -0.67

7. Các khoản phải trả ngắn hạn

khác 24.16 2.04 23.80 0.77 24.16 2.04 -0.36 -1.50 -1.27

8. Qũy khen thưởng, phúc lợi 9. Giao dịch mua bán lại Trái phiếu Chính phủ

10. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn

11. Dự phòng phải trả ngắn hạn

II. Nợ dài hạn

1. Vay và nợ dai hạn

2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

3. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn

4. Quỹ phát triển khoa học công nghệ

5. Phải trả, phải nộp dài hạn khác

6. Dự phòng phải trả dài hạn

B. Vốn chủ sở hữu 1,858.47 70.40 1,920.82 61.89 1,999.17 39.36 62.35 3.35 -8.50 78.35 4.08 -22.54

I. Vốn chủ sở hữu 1,858.47 100.00 1,920.82 100.00 1,999.17 100.00 62.35 3.35 0.00 78.35 4.08 0.00

1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1,800.00 96.85 1,800.00 93.71 1,800.00 90.04 0.00 0.00 -3.14 0.00 0.00 -3.67 2. Thặng dư vốn cổ phần

3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ

5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối 58.47 3.15 120.82 6.29 199.17 9.96 62.35 106.64 3.14 78.35 64.85 3.67

II. Quỹ khen thưởng phúc lợi

Tổng cộng nguồn vốn 2,639.89 100.00 3,103.36 100.00 5,079.44 100.00 463.47 17.56 0.00 1,976.08 63.68 0.00

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Qua bảng phân tích 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải Hoàng Hà Phương năm 2012 tăng so với năm 2011 là 463,47 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 17,56%. Sang năm 2013, tổng nguồn vốn của công ty tăng so với năm 2012 là 1.976,08 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng khá cao là 63,68%. Điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn của công ty là tốt, công ty mở rộng quy mô sản xuất. Nguyên nhân nguồn vốn của công ty tăng là do công ty tăng khả năng huy động vốn cả bên trong và bên ngoài, sự thay đổi của Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Để tìm hiểu sâu phần này, ta sẽ đi vào phân tích cụ thể phần nguồn vốn của công ty:

- Ta thấy nợ phải trả của Công ty CPTM và DV vận tải Hoàng Hà Phương năm 2011 là 781,42 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,6% tổng nguồn vốn, năm 2012 là 1.182,54 triệu đồng chiếm tỷ trọng 38,11% tổng nguồn vốn, năm 2013 nợ phải trả là 3.080,27 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,64% tổng nguồn vốn. Ta thấy năm 2012 so với 2011 nợ phải trả có xu hướng tăng lên với số tiền là 401,12 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 51,33%. Sang năm 2013 nợ phải trả tăng cao hơn so với năm 2012 là 1.897,73 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng rất cao là 160,48%. Ta phân tích cụ thể từng chỉ tiêu nợ phải trả:

Trong nợ phải trả của công ty thì nợ ngắn hạn chiếm hoàn toàn 100% tỷ trọng so với nợ dài hạn trong cả 3 năm 2011, 2012 và 2013. Chiến lược huy động nợ của công ty hoàn toàn là nợ ngắn hạn. Trong đó, năm 2011 vay ngắn hạn chiếm 95,98% nợ ngắn hạn tương ứng với số tiền 750 triệu đồng, thuế và các khoản phải nộp nhà nước chiếm tỷ trọng 3,35% tương ứng số tiền 26,17 triệu đồng, còn lại là chi phí phải trả chiếm 5,25 triệu đồng chiếm tỷ trọng nhỏ 0,67%. Năm 2012 vay ngắn hạn chiếm 98,09% nợ ngắn hạn tương ứng với số tiền 1.160 triệu đồng, thuế và các khoản phải nộp nhà nước chiếm tỷ trọng 0,52% tương ứng số tiền 6,15 triệu đồng, còn lại là các khoản phải trả ngắn hạn khác chiếm 24,16 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,04%. Năm 2013, vay ngắn hạn chiếm 99,02% nợ ngắn hạn tương ứng với số tiền 3.050 triệu đồng, thuế và các khoản phải nộp nhà nước chiếm tỷ trọng 0,19% tương ứng số tiền 5,79 triệu đồng, còn lại là các khoản phải trả ngắn hạn khác chiếm 23,8

triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,77%. Ta thấy, tỷ trọng vay ngắn hạn tăng dần từng năm, năm 2012 tăng 2,11% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 0,92% so với năm 2012. Đồng thời, tỷ trọng thuế và các khoản phải nộp nhà nước, chi phí phải trả và các khoản phải trả ngắn hạn khác giảm dần . Việc chiếm dụng vốn này giúp công ty giảm được chi phí tài chính. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của công ty và ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với khách hàng, công nhân viên và Nhà nước. Công ty cần có biện pháp để cơ cấu nợ ngắn hạn của mình hợp lý hơn.

- Về vốn chủ sở hữu của công ty, năm 2011 chiếm tỷ trọng 70,4% cơ cấu tổng nguồn vốn tương ứng với số tiền 1.858,47 triệu đồng. Năm 2012, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 61,89% tổng nguồn vốn tương ứng với số tiền 1.920,82 triệu đồng. Năm 2013 tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 39,36% tương ứng số tiền 1.999,17 triệu đồng. Qua cơ cấu vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn trong 3 năm 2011-2013, ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm. Năm 2012, vốn chủ sở hữu tăng 62,35 triệu đồng, tuy nhiên tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2012 lại giảm so với năm 2011 là 8,5%. Đến năm 2013, vốn chủ sở hữu tăng 78,35 triệu đồng và tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với năm 2012 giảm 22,54%. Trong đó:

Vốn đầu tư của chủ sở hữu trong 3 năm không đổi, vẫn giữ nguyên con số 1.800 triệu đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm dần qua các năm. Năm 2011 chiếm tỷ trọng 96,85%, sang năm 2012 giảm xuống 3,14% còn 93,71%. Đến năm 2013, tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu lại tiếp tục giảm xuống 3,67%, tức là còn 90,4%. Bên cạnh vốn đầu tư của chủ sở hữu thì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng dần qua các năm. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 58,47 triệu đồng chiếm 3,15% tỷ trọng vốn chủ sở hữu, năm 2012 là 120,82 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,29%, tăng 62,35 triệu đồng so với năm 2011 với tốc độ tăng 106,64%. Sang năm 2013, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 199,17 triệu đồng tương ứng tỷ trọng 9,96%, tăng 78,35 triệu đồng so với năm 2012, tuy nhiên tốc độ tăng lại giảm xuống còn 64,85%. Qua cơ cấu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty trong 3 năm 2011-2013 ta thấy kết quả kinh doanh của công

ty tốt hơn qua các năm, công ty có điều kiện bổ sung thêm vốn từ kết quả kinh doanh, đây là hình thức bổ sung vốn mang tính chất bền vững, lâu dài.

- Qua việc phân tích chỉ tiêu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu phân tích cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải hoàng hà phương (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w