Thực trạng hiệu quả quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần thương mạ

Một phần của tài liệu phân tích cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải hoàng hà phương (Trang 36 - 42)

tăng dần qua các năm và tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn chủ sở hữu vẫn chiếm đa phần, lớn hơn tỷ trọng nợ phải trả. Điều này cho thấy công ty có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của công ty đối với các chủ nợ là cao. Tuy những biến động phức tạp trong môi trường kinh doanh chung ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty nhưng các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng về giá trị, dẫn đến tổng vốn kinh doanh tăng. Do công ty đã có những điều chỉnh cho phù hợp với xu thế chung, nên hoạt động kinh doanh khả quan hơn, theo đó nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu tăng về giá trị.

2.2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải Hoàng Hà Phương: mại và dịch vụ vận tải Hoàng Hà Phương:

Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận hay nói cách khác là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp .Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm các biện pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách triệt để những nguồn lực bên trong và ngoài doanh nghiệp .Chính vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn phải được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu , đó là mục tiêu trung gian tất yếu để đạt được mục tiêu cuối cùng bởi vốn có vai trò mang tính quyết định đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để biết được hiệu quả quản lý tổng nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2011-2013, ta cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn vay để biết được ảnh hưởng của các chỉ tiêu này đến hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn.

* Phân tích hiệu quả sử dụng và quản lý vốn chủ sở hữu:

Hiệu quả quản lý vốn chủ sở hữu được thể hiện qua bảng phân tích sau:

Bảng 2.3: Bảng phân tích hiệu quả quản lý vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 +/- Tỷ lệ(%) +/- Tỷ lệ(%) 1. Vốn chủ sở hữu bình quân 1,319,316,743 1,889,647,492 1,959,996,641 570,330,749.00 43.229 70,349,149.00 3.723 2. Doanh thu thuần 8,078,394,536 8,732,727,445 10,674,744,098 654,332,909.00 8.100 1,942,016,653.00 22.238 3. Lợi nhuận sau thuế 78,313,757 62,347,739 78,350,558 -15,966,018.00 -20.387 16,002,819.00 25.667 4. Suất sinh lợi của VCSH theo

DTT 6.123 4.621 5.446 -1.502 -24.527 0.825 17.851

5. Suất sinh lợi của VCSH theo

LNST 0.059 0.033 0.040 -0.026 -44.416 0.007 21.157

6. Suất hao phí của VCSH theo

DTT 0.163 0.216 0.184 0.053 32.497 -0.033 -15.147

7. Suất hao phí của VCSH theo

LNST 16.847 30.308 25.016 13.462 79.907 -5.292 -17.462

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Qua bảng phân tích 2.3 ta thấy:

-Về suất sinh lợi của VCSH theo DTT: Năm 2011, trung bình 1 đồng VCSH tạo ra được 6,123 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, với 1 đồng VCSH tạo ra được 4,621 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2013, với 1 đồng VCSH, doanh thu thuần được tạo ra là 5,446 đồng. Điều này cho thấy suất sinh lợi của VCSH theo doanh thu thuần năm 2012 giảm so với năm 2011 là 1,502 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 24,527%, và sang năm 2013 suất sinh lợi tăng so với năm 2012 là 0,825 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 17,851%.

- Về suất hao phí của VCSH theo doanh thu thuần, trong năm 2011, để có 1 đồng doanh thu thuần thì công ty cần hao phí 0,163 đồng VCSH. Năm 2012, để có 1 đồng DTT, công ty cần hao phí 0,216 đồng VCSH. Điều này cho thấy cùng với 1 đồng DTT được tạo ra nhưng năm 2012 phải bỏ ra nhiều hơn 0,053 đồng VCSH so với năm 2011. Sang năm 2013 để có 1 đồng DTT cần hao phí 0,184 đồng VCSH, giảm 0,033 đồng so với năm 2012, chứng tỏ năm 2013 công ty sử dụng VCSH hiệu quả hơn so với năm 2012.

Nguyên nhân là do:

+ Năm 2012 so với năm 2011, tốc độ tăng của doanh thu thuần (8,1%) nhỏ hơn tốc độ tăng của VCSH bình quân (43,229%). Cho thấy cùng với 1 đồng VCSH công ty bỏ ra nhưng doanh thu thuần được tạo ra trong năm 2011 lớn hơn so với năm 2012 hay để có 1 đồng DTT thì năm 2011 công ty phải bỏ ra ít VCSH hơn so với năm 2012. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 được sử dụng kém hiệu quả hơn so với năm 2011.

+ Năm 2013 so với năm 2012, tốc độ tăng của doanh thu thuần (22,238%) lớn hơn tốc độ tăng của VCSH bình quân (3,723%). Điều này cho thấy cùng với 1 đồng VCSH bỏ ra thì DTT được tạo ra trong năm 2013 lớn hơn so với năm 2012, VCSH được sử dụng hiệu quả hơn trong năm 2013.

- Về suất sinh lợi của VCSH theo LNST: Năm 2011, trung bình 1 đồng VCSH tạo ra được 0,059 đồng LNST. Năm 2012, với 1 đồng VCSH chỉ tạo ra được 0,033 đồng LNST. Sang năm 2013, với 1 đồng VCSH tạo ra được 0,04 đồng LNST. Điều

này cho thấy suất sinh lợi của VCSH theo LNST năm 2012 giảm so với năm 2011 là 0,026 đồng, và năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0,007 đồng.

- Về suất hao phí của VCSH theo LNST: trong năm 2011, để có 1 đồng LNST thì công ty cần hao phí 16,847 đồng VCSH. Năm 2012, để có 1 đồng LNST, công ty cần hao phí 30,308 đồng VCSH, và sang năm 2013 để có 1 đồng LNST cần hao phí 25,016 đồng VCSH.

Nguyên nhân làm chỉ tiêu thay đổi là do:

+ Năm 2012 so với năm 2011, tốc độ tăng của LNST giảm (-20,387%) nhỏ hơn tốc độ tăng của VCSH bình quân (43,229%). Cho thấy cùng với 1 đồng VCSH công ty bỏ ra nhưng LNST được tạo ra trong năm 2011 lớn hơn so với năm 2012. Nguồn vốn năm 2012 được sử dụng kém hiệu quả hơn so với năm 2011.

+ Năm 2013 so với năm 2012, tốc độ tăng của LNST (25,667%) lớn hơn tốc độ tăng của VCSH bình quân (3,723%). Điều này cho thấy cùng với 1 đồng VCSH bỏ ra, LNST năm 2013 được tạo ra lớn hơn năm 2012, nguồn vốn được sử dụng hiệu quả hơn trong năm 2013.

* Phân tích hiệu quả quản lý vốn vay:

Việc đánh giá hiệu quả quản lý vốn vay được thể hiện qua bảng phân tích sau:

Bảng 2.4: Bảng phân tích hiệu quả quản lý vốn vay của công ty giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu 2011Năm Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) 1. Nợ phải trả bình quân 459,471,605 981,977,304 2,131,403,236 522,505,699.00 113.719 1,149,425,932.00 117.052 2. Doanh thu thuần 8,078,394,536 8,732,727,445 10,674,744,098 654,332,909.00 8.100 1,942,016,653.00 22.238 3. Lợi nhuận sau thuế 78,313,757 62,347,739 78,350,558 -15,966,018.00 -20.387 16,002,819.00 25.667 4. Suất sinh lợi của NPT theo

DTT 17.582 8.893 5.008 -8.689 -49.420 -3.885 -43.682

5. Suất sinh lợi của NPT theo

LNST 0.170 0.063 0.037 -0.107 -62.749 -0.027 -42.103

6. Suất hao phí của NPT theo

DTT 0.057 0.112 0.200 0.056 97.705 0.087 77.565

7. Suất hao phí của NPT theo

LNST 5.867 15.750 27.203 9.883 168.448 11.453 72.720

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Qua bảng phân tích 2.4 ta thấy:

-Về suất sinh lợi của NPT theo DTT: Năm 2011, trung bình 1 đồng NPT tạo ra được 17,582 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, với 1 đồng NPT tạo ra được 8,893 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2013, với 1 đồng NPT, doanh thu thuần được tạo ra là 5,008 đồng. Điều này cho thấy suất sinh lợi của NPT theo doanh thu thuần năm 2012 giảm so với năm 2011 là 8,689 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 49,42% , và sang năm 2013 suất sinh lợi của NPT giảm so với năm 2012 là 3,885 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 43,682%.

- Về suất hao phí của NPT theo doanh thu thuần, trong năm 2011, để có 1 đồng doanh thu thuần thì công ty cần hao phí 0,057 đồng NPT. Năm 2012, để có 1 đồng DTT, công ty cần hao phí 0,112 đồng NPT. Điều này cho thấy cùng với 1 đồng DTT được tạo ra nhưng năm 2012 phải bỏ ra nhiều hơn 0,056 đồng NPT so với năm 2011. Sang năm 2013 để có 1 đồng DTT cần hao phí 0,2 đồng NPT, tăng 0,087 đồng so với năm 2012, chứng tỏ năm 2013 công ty sử dụng NPT kém hiệu quả hơn so với năm 2012.

Nguyên nhân là do:

+ Năm 2012 so với năm 2011, tốc độ tăng của doanh thu thuần (8,1%) nhỏ hơn tốc độ tăng của NPT bình quân (113,719%). Cho thấy cùng với 1 đồng NPT công ty bỏ ra nhưng doanh thu thuần được tạo ra trong năm 2011 lớn hơn so với năm 2012 hay để có 1 đồng DTT thì năm 2011 công ty phải bỏ ra ít NPT hơn so với năm 2012. Nguồn vốn vay năm 2012 được sử dụng kém hiệu quả hơn so với năm 2011.

+ Năm 2013 so với năm 2012, tốc độ tăng của doanh thu thuần (22,238%) lớn hơn tốc độ tăng của NPT bình quân (117,052%). Điều này cho thấy cùng với 1 đồng NPT bỏ ra thì DTT được tạo ra trong năm 2012 lớn hơn so với năm 2013, vốn vay được sử dụng hiệu quả hơn trong năm 2012.

- Về suất sinh lợi của NPT theo LNST: Năm 2011, trung bình 1 đồng NPT tạo ra được 0,17 đồng LNST. Năm 2012, với 1 đồng NPT chỉ tạo ra được 0,063 đồng LNST. Sang năm 2013, với 1 đồng NPT tạo ra được 0,037 đồng LNST. Điều này cho thấy suất sinh lợi của NPT theo LNST năm 2012 giảm so với năm 2011 là

0,107 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 62,749%, và năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0,027 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 42,103%.

- Về suất hao phí của NPT theo LNST: trong năm 2011, để có 1 đồng LNST thì công ty cần hao phí 5,867 đồng NPT. Năm 2012, để có 1 đồng LNST, công ty cần hao phí 15,75 đồng NPT, và sang năm 2013 để có 1 đồng LNST cần hao phí 27,203 đồng NPT.

Nguyên nhân làm chỉ tiêu thay đổi là do:

+ Năm 2012 so với năm 2011, tốc độ tăng của LNST giảm (-20,387%) nhỏ hơn tốc độ tăng của NPT bình quân (113,719%). Cho thấy cùng với 1 đồng NPT công ty bỏ ra nhưng LNST được tạo ra trong năm 2011 lớn hơn so với năm 2012. Nguồn vốn vay năm 2012 được sử dụng kém hiệu quả hơn so với năm 2011.

+ Năm 2013 so với năm 2012, tốc độ tăng của LNST (25,667%) nhỏ hơn tốc độ tăng của NPT bình quân (117,052%). Điều này cho thấy cùng với 1 đồng vốn vay bỏ ra, LNST năm 2013 được tạo ra nhỏ hơn năm 2012, nguồn vốn vay được sử dụng kém hiệu quả hơn trong năm 2013.

Tóm lại, tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty trong 3 năm qua là chưa tốt, chưa hiệu quả. Vẫn còn nhiều mặt chưa hợp lý, tỷ lệ vốn bỏ ra nhiều hơn so với kết quả đạt được. Trong tương lai, công ty cần có các biện pháp để quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vận tải hoàng hà phương (Trang 36 - 42)