THƯƠNG MẠI KHANG PHÚ
3.1.2/ Kế toán tiền Việt Nam: 3.1.2.1/ Kế toán tiền mặt:
3.1.2.1/ Kế toán tiền mặt:
Đặc điểm:
Công Ty luôn giữ một lượng tiền nhất định để phục vụ cho việc tiêu hàng ngày và đảm bảo cho hoạt động của Công ty không bị gián đoạn. Tại công ty chỉ những nghiệp vụ phát sinh không lớn (< 20.000.000 đồng) mới thanh toán bằng tiền mặt, còn lại tất cả đều thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Hạch toán vốn bằng tiền do thủ quỹ thực hiện và được theo dõi từng ngày. Tiền mặt của Công ty tồn tại chủ yếu dưới dạng đồng nội tệ và rất ít dưới dạng đồng ngoại tệ.
Tại Công ty Khang Phú trong quý 2 năm 2011:
+ Đầu quý 2 quỹ tiền mặt là: 358.428.174 đồng + Trong quý 2 số tiền mặt thu về quỹ là: 5.085.163.176 đồng + Số tiền chi ra trong quý 2 : 5.045.798.407 đồng + Cuối quý 2 số tiền trong quỹ còn là: 897.792.943 đồng Nguyên tắc chế độ lưu thông tiền mặt:
Việc quản lý tiền mặt phải dựa trên nguyên tắc chế độ và thể lệ của nhà nước ban hành. Phải quản lý chặt chẽ cả hai mặt thu, chi và tập trung nguồn tiền vào ngân hàng nhà nước nhằm điều hòa tiền tệ trong lưu thông, tránh lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước. Bởi vậy, kế toán trong đơn vị phải thực hiện các nguyên tắc sau:
- Nhà nước quy định Ngân hàng là cơ quan duy nhất để phụ trách quản lý tiền mặt. Các chi nhánh, cơ quan phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, thể lệ quản lý tiền mặt của nhà nước.
- Các chi nhánh, tổ chức kế toán đều phải mở tài khoản tại ngân hàng, để gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để hoạt động.
- Mọi khoản thu bằng tiền mặt bất cứ từ nguồn nào đều phải nộp hết vào ngân hàng. Trừ trường hợp Ngân hàng cho phép tự ghi. Nghiêm cấm các đơn vị cho thuê, cho mượn tài khoản.
Chứng từ và sổ sách sử dụng
Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo nợ, Giấy báo có, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ cái TK 111 - Sổ quỹ tiền mặt - Sổ chi tiết TK 111
Để quản lý và hạch toán chính xác, tiền mặt của Công ty Khang Phú được tập trung bảo quản tại quỹ. Mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi, quản lý và bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Thủ quỹ do giám đốc doanh nghiệp chỉ định và chịu trách nhiệm giữ quỹ.
Trình tự hạch toán: Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều phải có các
chứng từ thu, chi hợp lệ. Phiếu thu được lập thành 3 liên, sau đó chuyển cho kế toán trưởng để soát xét và giám
đốc ký duyệt mới chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên. Đối với phiếu chi cũng lập làm 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký (ký trực tiếp từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, người nhận tiền phải trực tiếp ghi rõ số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu chi.
Trong 3 liên của phiếu thu, phiếu chi: • Thủ quỹ giữ 1 liên để ghi sổ quỹ • 1 liên giao người nộp tiền
• 1 liên lưu nơi lập phiếu Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt” để hạch toán
Cuối mỗi ngày, căn cứ vào các chứng từ thu – chi để ghi sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu chi để ghi sổ kế toán.
Trường hợp phiếu thu, phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp, liên gửi ra ngoài doanh nghiệp phải được đóng dấu. Đối với việc thu bằng ngoại tệ, trước khi nhập quỹ phải được kiểm tra và lập bảng kê ngoại tệ đính kèm phiếu thu và kế toán phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ, còn nếu chi bằng ngoại tệ, kế toán phải ghi rõ tỷ giá thực tế, đơn giá tại thời điểm xuất quỹ để tính ra tổng số tiền ghi sổ kế toán. Phiếu thu, phiếu chi được đóng thành từng quyển, mỗi quyển đóng cho từng tháng và ghi số từng quyển dùng trong một năm, mỗi phiếu thu hay phiếu chi đều đi kèm với chứng từ có liên quan. Phiếu thu mỗi tháng đóng thành 1 cuốn, phiếu chi chia ra làm hai cuốn, 1 cuốn chỉ dành riêng cho những hóa đơn được khấu trừ VAT gọi là Phiếu Chi VAT, còn 1 cuốn dành cho cả những hóa đơn được khấu trừ VAT và không được khấu trừ VAT gọi là Phiếu chi Tổng hợp. Trong mỗi phiếu thu (phiếu chi), số của từng phiếu thu (phiếu chi) phải đánh liên tục trong một kỳ kế toán.