Nghệ thuật

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC kĩ NĂNG NGỮ văn lớp 10 (Trang 58 - 60)

III – TÌM HIỂU KIẾN THỨC CƠ BẢN:

d) Nghệ thuật

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật; + Nghệ thuật kể chuyện;

+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.

đ) Kết luận: Truyện Kiều là kiệt tác số một văn học dân tộc Việt Nam, di sản văn học

của nhân loại, là một “tập đại thành” của truyền thống nghệ thuật, văn hóa Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng “nghĩ tới muôn đời”, vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.

2. Luyện tập:

- Tóm tắt Truyện Kiều; chọn nhân vật mình yêu thích.

- Rèn cách tiếp nhận một Danh nhân văn hóa – một nhà thơ lỗi lạc nhất của dân tộc bằng một đề cương;

+ Những yếu tố làm nên một thiên tài; + Sự nghiệp sáng tác;

+ Vị trí trong nền văn hóa, văn học dân tộc và nhân loại. 3. Hướng dẫn tự học:

- Sưu tầm những tranh ảnh về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

- Kể lại Truyện Kiều và sưu tầm những giai thoại về Nguyễn Du và Truyện Kiều.





PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTI/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật;

- Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả diễn đạt.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả nghệ thuật của chúng.

- Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để đạt được hiệu quả nghệ thuật khi nói, nhất là viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng,…

II/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

1. Tìm hiểu chung:

- Có thể thông qua so sánh bài ca dao về cây sen với lời giải thích về từ sen trong Từ

điển tiếng Việt để thấy được chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật.

- Nêu ví dụ để phân biệt ngôn ngữ nghệ thuật thuộc ba lĩnh vực chủ yếu: tác phẩm tự sự, trữ tình và sân khấu.

- Hình thành kiến thức về ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cũng thông qua con đường phân tích ngữ liệu về ngôn ngữ nghệ thuật, thông qua sự so sánh với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

2. Luyện tập:

- Bài tập 1: cần nắm được những phép tu từ thường được sử dụng để tạo nên tính hình tượng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng và những cách nói hàm ẩn,…

- Bài tập 2: tính hình tượng là đặc trưng tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. - Bài tập 3: yêu cầu chọn lựa và điền từ thích hợp nhất vào chỗ trống. Chú ý đến nghĩa hình tượng và biểu cảm của từ cần lựa chọn, tương quan về nghĩa giữa các từ, nghĩa chung của cả câu, cả đoạn, và phù hợp với luật thơ.

- Bài tập 4: So sánh ba đoạn thơ về từ ngữ tạo hình tượng, về nhịp điệu thơ, cảm xúc thơ để thấy sự khác nhau của ba nhà thơ ở ba thời đại.

3. Hướng dẫn tự học:

- Tìm trong SGK Ngữ Văn đã học những văn bản nghệ thuật và xếp vào ba loại: tự sự, thơ trữ tình và văn bản sân khấu (kịch, chèo).

- Tìm và phân tích tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật trong hai câu thơ:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre

(Tế Hanh)





Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC kĩ NĂNG NGỮ văn lớp 10 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w