III – TÌM HIỂU KIẾN THỨC CƠ BẢN:
c) nghĩa văn bản:
Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.
3. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Tìm và phân tích tác dụng của các từ láy trong đoạn trích.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬNI/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được cách lập dàn ý bài văn nghị luận; - Lập được dàn ý bài văn nghị luận.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Tác dụng, yêu cầu của việc lập dàn ý khi viết bài văn nghị luận. - Các bước lập dàn ý bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học vể văn nghị luận để lập được dàn ý cho một đề văn nghị luận.
- Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận.
II/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu chung:
- Bài học là sự củng cố những kiến thức về văn bản nghị luận đã học ở THCS, thông qua luyện tập để rút ra các kiến thức về dàn ý của bài văn nghị luận:
+ Lập dàn ý là lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản theo bố cục ba phần của văn bản (mở bài, thân bài, kết bài), giúp người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi nghị luận,…
+ Để lập dàn ý cho bài văn nghị luận, trước hết cần xác định luận đề, luận điểm, luận cứ, từ đó sắp xếp vào bố cục ba phần: mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề); thân bài (triển khai các luận điểm, luận cứ theo trật tự hợp lí); kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).
2. Luyện tập:
Các bài luyện tập phù hợp
- Bài tập nhận diện, phân tích dàn ý
- Bài tập về lập dàn ý cho đề văn nghị luận. Ví dụ: Lập dán ý cho các đề văn sau:
- Suy nghĩ của anh (chị) về hạnh phúc.
- Bàn về vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
- Về một tác phẩm văn học đã để lại cho anh (chị) những ấn tượng sâu sắc. 3. Hướng dẫn tự học:
Kết hợp luyện tập tại lớp và luyện tập ở nhà để phát triển kĩ năng viết bài văn nghị luận.
TRUYỆN KIỀU TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU) I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du.
- Biết trân trọng và tự hào về một Danh nhân văn hóa và một di sản văn học vô giá của dân tộc.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.
- Những nội dung và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều. 2. Kĩ năng:
Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.
II/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu chung: