Nghĩa văn bản: Đề cao lòng trung nghĩa.

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC kĩ NĂNG NGỮ văn lớp 10 (Trang 54 - 56)

III – TÌM HIỂU KIẾN THỨC CƠ BẢN:

c) nghĩa văn bản: Đề cao lòng trung nghĩa.

Đề cao lòng trung nghĩa.

3. Hướng dẫn tự học:

Lược thuật câu chuyện Hồi trống Cổ thành bằng văn viết hoặc kể./.





TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG

TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được tính cách của Tào Tháo và Lưu Bị.

- Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính thông qua cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ của từng nhân vật và chi tiết chọn lọc.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Tào Tháo gian hùng, nhưng chủ quan nên thất bại trong cuộc đấu trí.

- Cách miêu tả nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ, qua lối kể chuyện giàu kịch tích. 2. Kĩ năng:

Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

II/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

1. Tìm hiểu chung:

Vài nét về tác giả và vị trí đoạn trích (SGK). 2. Đọc – hiểu

a) Nội dung:

- Nhân vật Tào Tháo

+ Chủ động mời rượu để bàn về anh hùng trong thiên hạ nhằm thăm dò thái độ của Lưu Bị.

+ Có trí tuệ sắc sảo, tầm nhìn xa trông rộng nhưng rất tự phụ, kiêu ngạo, nham hiểm, không coi ai đáng là anh hùng (mượn hình ảnh rồng để nói về anh hùng trong thiên hạ).

- Nhân vật Lưu Bị

+ Hoàn toàn bất ngờ khi Tào Tháo cho người đến mời.

+ Rất khiêm nhường và tỏ ra khôn ngoan khi Tào Thào hỏi về anh hùng trong thiên hạ; xử lí tình huống rất thông minh.

+ Lưu Bị đã thắng trong cuộc đấu trí với Tào Tháo. b) Nghệ thuật:

- Khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, chi tiết giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn của lời kể.

- Sử dụng hợp lí hình ảnh thiên nhiên để làm rõ tính cách nhân vật. c) Ý nghĩa văn bản:

Ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.

3. Hướng dẫn tự học:

Phân tích nhân vật Lưu Bị (hoặc Tào Tháo).





TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

(Trích Chinh phụ ngâm – ĐẶNG TRẦN CÔN – ĐOÀN THỊ ĐIỂM (?))

- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi;

- Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, đòi quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy những mong nhớ, cô đơn, khao khát,… của người chinh phụ.

2. Kĩ năng:

Đọc – hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc.

II/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

1. Tìm hiểu chung:

Tác giả, dịch giả và tác phẩm, vị trí đoạn trích (SGK). 2. Đọc - hiểu văn bản:

a) Nội dung:

- Tám câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ.

+ Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động một mình dạo hiên vắng, buông, cuốn rèm nhiều lần, mong tin vui mà “Ngoài rèm thước chẳng mách tin”.

+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya; vẫn chỉ là “Một mình mình biết, một mình mình hay”.

- Tám câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên.

+ Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ “đằng đẵng như niên”.

+ Để giải tỏa nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như: soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng việc gì cũng chỉ là “gượng”. Sầu chẳng những không được giải tỏa mà còn nặng nề hơn.

- Tám câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu.

+ Nỗi nhớ được thể hiện qua một khao khát cháy bỏng – gửi lòng mình đến non Yên – mong được chồng thấu hiểu, sẻ chia. Mức độ của nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy

thăm thẳm, đau đáu,…

+ Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn (đường

lên bằng trời).

b) Nghệ thuật:

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. - Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ,…

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC kĩ NĂNG NGỮ văn lớp 10 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w