CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC kĩ NĂNG NGỮ văn lớp 10 (Trang 68 - 69)

III – TÌM HIỂU KIẾN THỨC CƠ BẢN:

CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm được một số thao tác nghị luận thường gặp và các yêu cầu đối với việc vận dụng các thao tác đó.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Khái niệm thao tác nghị luận.

- Cách thức triển khai các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.

- Yêu cầu vận dụng các thao tác phù hợp với từng vấn đề nghị luận. 2. Kĩ năng:

- Nhận diện và phân tích vai trò của các thao tác nghị luận đã học qua các văn bản nghị luận.

- Vận dụng các thao tác nghị luận phù hợp với các vấn đề nâng cao hiệu quả của bài văn nghị luận.

II/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

1. Tìm hiểu chung:

- Qua việc phân tích ví dụ, rút ra và ghi nhớ kiến thức:

+ Để triển khai một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe, cần sử dụng các thao tác nghị luận phù hợp.

+ Cách thức triển khai các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.

+ Mỗi thao tác có một vai trò, ưu thế riêng; cần hiểu yêu cầu vận dụng các thao tác phù hợp vơi từng vấn đề nghị luận.

- Qua việc phân tích ví dụ để nhận ra và phân biệt thao tác so sánh với các thao tác đã học.

2. Luyện tập:

- Nhận diện và phân tích thao tác so sánh trong một số văn bản (trong và ngoài SGK). - Triển khai thao tác so sánh trong một số đề văn nghị luận.

Ví dụ: Vận dụng các thao tác phù hợp để triển khai các luận điểm sau:

+ Màu xanh của những cánh rừng đang mất dần đi trên hành tinh của chúng ta. + Văn học dân gian là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc. 3. Hướng dẫn tự học:

Kết hợp luyện tập trên lớp và ở nhà để củng cố và phát triển kĩ năng viết văn nghị luận.





Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC kĩ NĂNG NGỮ văn lớp 10 (Trang 68 - 69)