Chọn 46 mô hình phát triển theo mô hình VAC

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã đồng hóa – huyện kim bảng – tỉnh hà nam (Trang 107 - 161)

- Chọn 6 mô hình phát triển theo mô hình VA - Chọn 8 mô hình phát triển theo mô hình AC

Nội dung câu hỏi điều tra: Nội dung cơ bản của câu hỏi điều tra là những thông tin cơ bản của hộ, tình hình sản xuất và đầu tư phát triển mô hình, tình hình thu nhập của các hộ qua các năm, nguồn nhân lực hiện có chủ yếu của các hộ, các yếu tố tác động ảnh hưởng tới sản xuất của mô hình, ý kiến đánh giá của các hộ trong việc phát triển mô hình VAC, các chủ hộ có những đề xuất và giải pháp gì để khắc phục được những khó khăn trong phát triển mô hình.

+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ mô hình VAC

Phiếu điều tra chúng tôi có đủ thông tin về phát triển mô hình VAC như nguyên nhân tạo lập mô hình VAC, kết quả sản xuất. Phiếu điều tra được xây dựng cho các hộ gia đình làm VAC và đã được chuẩn bị từ trước.

Những thông tin về tình hình cơ bản của chủ mô hình VAC như: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, số khẩu, số lao

động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang bị sản xuất.

Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mô hình như: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị.

Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của chủ hộ VAC. Các yếu tố sản xuất như: Vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường, các chính sách của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề phát triển mô hình.

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Đảm bảo tính chính xác chúng tôi tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài, thu thập thêm thông tin của các nhà quản lý ở địa phương, cán bộ cơ sở. Những tài liệu sách báo đã được công bố ở các trường đại học, trung học nông nghiệp. Chúng tôi dùng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, và trong quá trình đưa ra định hướng, giải pháp.

b. Phương pháp PRA

Trực tiếp tiếp xúc với chủ mô hình, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và mong muốn của họ, để thu thập được thông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập, vận hành phát triển mô hình làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp.

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng số tương đối, tuyệt đối, trung bình nhằm mô tả, đánh giá tình hình khai thác sử dụng đất đai và hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh của xã, đồng thời cũng đánh giá được thực trạng phát triển mô hình VAC tại xã Đồng Hóa.

3.2.3.2 Thống kê so sánh

hiệu quả năng suất sản xuất giữa các nhóm hộ có các mô hình VAC khác nhau, và so sánh mức thu nhập giữa các hộ.

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu trong nghiên cứu

3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá tình hình cơ bản các hộ điều tra

- Tuổi bình quân của chủ hộ - Trình độ văn hóa của chủ hộ - Số nhân khẩu bình quân/hộ - Số lao động bình quân/hộ

- Kinh nghiệm làm VAC của hộ ( số năm làm VAC)

3.3.2 Chỉ tiêu đánh giá nguồn lực phục vụ cho sản xuất của các hộ điều tra

- Diện tích đất làm VAC/hộ

- Nguồn vốn đầu tư bình quân /hộ - Lao động bình quân/hộ

- Lao động trong tuổi (nam, nữ)

- Lao động ngoài tuổi ( trên tuổi, dưới tuổi)

3.3.3.Chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất

- Số lượng cơ cấu các mô hình VAC các năm - Các loại cây trồng, vật nuôi cá nuôi

- Các chỉ tiêu về thông tin kỹ thuật sử dụng trong sản xuất VAC

3.3.4 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của mô hình VAC

- Các chỉ tiêu về năng suất sản lượng cây trồng vật nuôi - Các chỉ tiêu thể hiện tình hình đầu tư cho vật nuôi - Giá trị sản xuất thu được từ các mô hình VAC - Thu nhập từ các mô hình VAC

- Chỉ tiêu thể hiện kết quả

+ Thu nhập từ sản xuất VAC/ số hộ gia đình + Thu nhập sản xuất VAC/ ha diện tích đất

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát tình hình phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã ĐồngHóa Hóa

VAC ở xã Đồng Hóa đang từng bước phát triển đặc biệt trong những năm gần đây toàn xã đã xuất hiện nhiều hơn các mô hình VAC đặc biệt là về số lượng và chất lượng của các mô hình. Các mô hình những năm gần đây phát triển mang lại năng suất hiệu quả và thu nhập cao cho các hộ và những mô hình này thì có cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư cho chăn nuôi nhiều hơn so với các hộ trước đó. Do đó tình hình phát triển các mô hình VAC trên địa bàn xã Đồng Hóa đang trên đà phát triển và mang lại thu nhập cao.

4.1.1 Khái quát lịch sử phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã ĐồngHóa Hóa

Mô hình VAC ở xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam bắt đầu xuất hiện từ năm 2001, khi Nhà nước thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa để phát triển kinh tế hộ gia đình. Ban đầu chỉ có một số hộ làm mô hình VAC với diện tích nhỏ và dần dần các hộ bốc thăm chia ruộng đất, quy hoạch các diện tích ruộng của các hộ ở các khu vực khác nhau lại một nơi để mở rộng diện tích và đào dắp xây dựng lên mô hình VAC. Họ đào ao đắp bờ, làm vườn và xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Mô hình này đang sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, tạo điều kiện mở rộng thị trường nông thôn. Đến nay toàn xã đã có 167 hộ gia đình làm mô hình VAC. Nhiều hộ lựa chọn xu hướng phát triển theo hình thức có đủ cả V,A,C nhưng cũng có hộ lựa chọn xu hướng chỉ phát triển 2 hợp phần là V,C hoặc A,C hoặc V,A nhưng đa số các hộ nông dân trong xã đều làm theo hướng mô hình VAC có đủ 3 thành phần vườn, ao, chuồng để họ chăn nuôi và trồng trọt đem lại năng suất cho các hộ. Hầu hết các hộ chuyển đổi cho thu nhập từ mô hình VAC hàng năm

65 - 70 triệu đồng, đã có nhiều hộ cho thu nhập hàng năm từ VAC hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ thực hiện chuyển đổi nhưng do thiếu kiến thức kỹ thuật nên thu nhập thấp, chưa ổn định như chăn nuôi hay gặp dịch bệnh, cá thả chậm lớn, giống cây trồng chưa đa dạng, cho năng suất thấp và chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình chăn nuôi và nuôi trồng của các chủ mô hình VAC…

Mô hình VAC của các nông hộ ở đây thì vườn chủ yếu trồng các cây ăn quả là nhãn, vải, đu đủ, bưởi, chuối, táo, khế và một số cây rau màu khác phục vụ cho bữa ăn hàng ngày như rau muống, rau cần, rau ngót. Ao thả các loại cá phổ biến là trắm, trôi, mè, chép. Chuồng nuôi vịt thịt, vịt đẻ, gà thịt, gà đẻ, lợn...

Mô hình vườn - chuồng (VC): Không phải lúc nào trong hệ thống sản xuất VAC nhất thiết phải có ao. Đối với những vườn có diện tích nhỏ hoặc xa nguồn nước thì việc đào ao thả cá là không hiệu quả bằng thâm canh cây trồng và chăn nuôi. Trong mô hình VC ở đây thì vườn trồng cây ăn quả như là nhãn, đu đủ, bưởi. Chuồng nuôi gà thịt, gà đẻ hoặc lợn thịt. Nhưng thực tế mô hình này ở xã ít được áp dụng.

Mô hình ao – chuồng (AC): Ao thả cá trắm, chép, mè, trôi. Chuồng có thể nuôi gà đẻ, gà thịt hoặc vịt đẻ, vịt thịt. Khi có ao thì có thể nuôi thêm vịt, thức ăn thừa và phân của gà, vịt được thải xuống ao làm thức ăn cho cá. Chuồng nuôi được bố trí ngay cạnh ao để tiện cho việc thải phân. Thường họ nuôi gà ta lấy trứng và thịt là chủ yếu, ở các hộ rất ít thấy nuôi các loại gà Tây, gà công nghiệp vì mang lại năng suất không cao và chất lượng thịt trứng không được cao. Khi nuôi vịt thì chủ yếu là vịt bầu cánh trắng để bán thịt khoảng 200 – 300 con trên mỗi hộ, còn vịt đẻ lấy trứng là vịt siêu đẻ thường 300 – 400 trên hộ chăn nuôi. Các loại gia súc chủ yếu là lợn thịt và lợn đẻ, nhiều hộ nuôi lợn đẻ để lấy con nuôi lớn bán thịt luôn mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các hộ VAC. Với số lượng gia súc hoặc gia cầm nuôi như thế là

cung cấp đủ phân cho cá. Với những hộ nuôi nhiều, lượng phân thừa ra thì họ bán cho những hộ khác hoặc làm hố ủ phân. Với lượng phân thải ra nhiều thì làm hầm Biogas là rất kinh tế, nhưng do điều kiện kinh tế của các hộ dân nên việc làm hầm biogas mới chỉ có một số hộ áp dụng và những hộ này chăn nuôi quy mô lớn và nhiều.

Mô hình vườn - ao (VA): Đây là mô hình ít được áp dụng ở xã. Trong mô hình này, vườn thường trồng các loại cây ăn quả như vải, nhãn, chuối... và trồng thêm các loại rau màu phục vụ cho bữa ăn gia đình, ao thả các loại cá trắm, chép, mè, trôi. Rau, cỏ từ vườn được cung cấp cho ao làm thức ăn cho cá trắm.

Mô hình vườn – ao – chuồng (VAC): Đây là mô hình được áp dụng phổ biến nhất. Hầu hết các mô hình ở xã đều áp dụng theo kiểu mô hình này vì nó thuận tiện trong quá trình chăn nuôi xử lí phân, và đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với những mô hình kia.Vườn, ao và chuồng có thể trồng và nuôi tất cả các loại cây trồng và vật nuôi của cả 3 mô hình trên. Xung quanh ao trồng chuối và các cây ăn quả làm chỗ trú mát cho vịt gà. Ba thành phần trong mô hình đều có tác dụng hỗ trợ cho nhau, một số sản phẩm của thành phần này là đầu vào cho thành phần kia. Phát triển sản xuất theo mô hình này tận dụng gần như tối đa nguồn chất thải, vì thế không những có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn mang lại lợi ích lớn về mặt môi trường. Tuy nhiên việc phát triển mô hình này đòi hỏi chủ mô hình cần có vốn hiểu biết và cách thức làm vườn, bố trí mô hình sao cho hợp lý để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế kinh nghiệm và khả năng xây dựng, thiết kế mô hình là rất quan trọng, đặc biệt là vấn đề áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

4.1.2 Về số lượng mô hình VAC trên địa bàn xã Đồng Hóa

Theo thống kê của xã, thì cả xã hiện có 167 hộ có mô hình VAC vừa và nhỏ tập trung ở 5 thôn trong xã. Trong đó thôn Lạc Nhuế là 50 hộ, thôn Yên Lạc là 28 hộ, Phương Xá 32 hộ, thôn Đồng Lạc là 35 hộ, Phương Lâm 22 hộ.

Trong đó số hộ VAC hoàn chỉnh là 131 hộ chiếm 78,4%, hộ VAC không hoàn chỉnh 36 hộ chiếm 21,6%. Từ năm 2001 đến nay diện tích mô hình VAC hoàn chỉnh và mô hình VAC không hoàn chỉnh của các hộ ngày càng tăng do quá trình hình thành phát triển các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế, và được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, cũng như việc tận dụng những khu ruộng đất trũng trồng lúa cho năng suất kém để cho các hộ làm mô hình VAC.

Trong những hộ áp dụng mô hình VAC không hoàn chỉnh thì số hộ làm mô hình AC chiếm tỷ lệ lớn nhất, năm 2013 số hộ làm mô hình AC là 20 hộ chiếm tỷ lệ 55,6% và tăng nhanh qua 3 năm với tốc độ tăng là 23,99%. Số hộ làm mô hình AC tăng lên là do một số hộ mới làm áp dụng hoặc chuyển đổi từ mô hình khác kém hiệu quả hơn. Điều này chứng tỏ mô hình AC đem lại hiệu quả cao hơn, do sự chuyên môn hóa và thâm canh cao.

Số hộ làm mô hình VC chiếm tỷ lệ nhỏ nên trong những phần tiếp theo đề tài tập trung nghiên cứu những hộ làm mô hình VAC, VA và AC.

Bảng 4.1 Số lượng các mô hình VAC của xã năm 2011 – 2013

Kiểu hình sản xuất

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển

(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) 12/11 13/12 BQ 1. Mô hình VAC 119 81,5 125 80,1 131 78,4 105 104,8 104,89 2. Mô hình VAC không hoàn chỉnh 27 18,5 31 19,9 36 21,6 114,8 116,1 115,44 VC 4 14,8 4 12,9 2 5,6 100 50 70,71 VA 10 37 11 35,5 14 38,8 110 127,2 118,28 AC 13 48,2 16 51,6 20 55,6 123 125 123,99 Tổng 146 100 156 100 167 100 106,8 107 106,89

4.1.3 Quy mô và diện tích hiện có của các mô hình VAC trên địa bàn xã

Nhìn chung quy mô và diện tích của các hộ VAC trên địa bà của xã tương đối lớn. Diện tích bình quân/hộ làm mô hình VAC là 5.557m2. Đây là một diện tích tương đối lớn.

Bảng 4.2 Diện tích đất đai bình quân và số hộ VAC trong xã

Thôn Tổng diện tích VAC (m2) Hộ VAC Bình quân (m2/ hộ) Tỉ lệ hộ VAC trong thôn (%) Tỉ lệ diện tích VAC (%) Lạc Nhuế 318.596 50 6.371,92 29,90 34,3 Yên Lạc 159.901 28 5.710 16,75 17,2 Phương Xá 145.892 32 4.559,12 19,20 15,7 Đồng Lạc 183.794 35 5.251,30 20,95 19,6 Phương Lâm 123.527 22 5.590,90 13,20 13,2 Xã Đồng Hóa 928000 167 5.557 100 100

Nguồn: Tổng hợp từ ban thống kê xã năm 2013

Qua bảng số liệu thống kê 4.2 có thể thấy: Thôn Lạc Nhuế có số hộ và diện tích chiếm tỉ lệ nhiều nhất, không chỉ vậy mà bình quân diện tích các hộ VAC ở thôn Lạc Nhuế tương đối lớn, bình quân diện tích là 6.371,92m2/ hộ và chiếm 34,3% tỉ lệ diện tích VAC của cả xã Đồng Hóa. Và quy mô của thôn này là nằm gọn ở mỗi khu ruộng của mỗi đội cả thôn có 5 đội, các mô hình VAC được phân bổ ra 5 đội của thôn. Qua đó có thể thấy quy mô của các mô hình VAC ở thôn này tương đối lớn. Đứng thứ 2 là thôn Yên Lạc, cả thôn chỉ có 28 hộ VAC nhưng diện tích của thôn bình quân lớn và có quy mô rộng trung bình mỗi hộ của thôn là 5.710m2/ hộ, có diện tích bình quân nhỏ nhất của mô hình VAC đó là thôn Phương Xá với diện tích bình quân mỗi hộ chỉ 4.559,12m2/ hộ đó là một diện tích vừa và hơi nhỏ khi phát triển các mô hình VAC của thôn để đem lại hiệu quả kinh tế. Còn lại 2 thôn là Đồng Lạc và

Phương Lâm thì diện tích là trung bình thôn Phương Lâm có diện tích VAC ít nhất vì mới chỉ có 22 hộ có mô hình VAC, tổng diện tích VAC của cả thôn nay là 123.527m2 chiếm 13,2% tổng diện tích VAC của cả xã.

4.1.4 Năng suất, khối lượng cơ cấu sản phẩm của các mô hình VAC

* Năng suất và sản lượng sản phẩm từ vườn của mô hình VAC

Với các loại cây ăn quả, năng suất chất lượng cây ăn quả không những phụ thuộc vào giống cây, vào điều kiện thời tiết khí hậu,vào kỹ thuật canh tác… mà còn phụ thuộc vào thời gian cây được trồng.

Các mô hình VAC ở Đồng Hóa trồng cây ăn quả chủ yếu là chuối, nhãn, vải, bưởi... Nhìn chung năng suất các loại cây trong vườn khá cao và chênh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã đồng hóa – huyện kim bảng – tỉnh hà nam (Trang 107 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w