Phát triển mô hình VAC góp phần xây dựng nền công nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã đồng hóa – huyện kim bảng – tỉnh hà nam (Trang 74 - 75)

hiện phát triển theo đa hướng vì nếu như vậy, hệ thống VAC trở nên manh mún không mang lại hiệu quả kinh tế.

- Phát triển mô hình VAC góp phần xây dựng nền công nghiệp bềnvữngvữngvững vững

Như ta đã biết, những năm 50 của thế kỷ XX có cuộc “Cách mạng xanh” là do nhiều giống lúa thấp cây, năng suất cao ra đời ở Mexico, Ấn Độ với yêu cầu là cần nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh do đó gây ảnh hưởng tiêu cực như: Môi trường bị ô nhiễm nhất là nguồn nước, đất xấu đi vì mất cấu tượng. Ở các vùng trung du và miền núi, rừng bị phá để lập đồn điền theo hướng thúc độc canh (chè, cà phê...) đã phá hoại cân bằng sinh thái, làm cho đất đai bị thoái hoá, dân địa phương có cuộc sống khó khăn và bị đảo lộn.

Do đó yêu cầu là phải xây dựng nền công nghiệp bền vững. Đó là nền nông nghiệp trong quá trình phát triển cần phải: Bảo vệ được môi trường, bảo vệ được cân bằng sinh thái. Về mặt kinh tế đem lại hiệu quả lâu dài, không làm cạn kiệt tài nguyên đất nước. Về một xã hội, không tạo ra bất bình đẳng và sự phân hoá xã hội ở nông thôn.

VAC tận dụng các tài nguyên sinh học tái sinh năng lượng: Phát huy truyền thống thâm canh, giữ gìn và phát triển các giống quý địa phương, tận dụng các nguồn vật liệu hữu cơ, đồng thời đưa dân công nghệ sinh học vào

sản xuất nhất là trong khâu bảo vệ cây trồng và vật nuôi hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các chất độc hại. Sử dụng nguồn năng lượng tại chỗ, giảm chi phí mua năng lượng từ ngoài, tái sinh năng lượng bằng cách tận dụng các chất phế thải, đưa ra thị trường tiêu thụ những sản phẩm không có dư lượng hoá chất độc hại, không có mầm bệnh vi sinh vật và ký sinh trùng. Do vậy, VAC góp phần vào xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã đồng hóa – huyện kim bảng – tỉnh hà nam (Trang 74 - 75)