Tăng cường sự phục vụ và hợp tác của các hộ nông dân cùng với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã đồng hóa – huyện kim bảng – tỉnh hà nam (Trang 81 - 161)

- Phát triển mô hình VAC góp phần bảo vệ môi trường

f.Tăng cường sự phục vụ và hợp tác của các hộ nông dân cùng với chính quyền địa phương

hiện công tác này để phát triển mô hình VAC.

f. Tăng cường sự phục vụ và hợp tác của các hộ nông dân cùng với chínhquyền địa phương.quyền địa phương.quyền địa phương. quyền địa phương.

Việc phát triển các mô hình VAC không thể thiếu sự tham gia của chính quyền địa phương, việc xây dựng và phát triển đều cần đến sự quan tâm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý và xây dựng các cơ sở vật chất phát triển mô hình.

Các hộ dân cần tích cực tham gia vào quá trình phát triển mô hình VAC và năng nổ trong việc áp dụng các kỹ thuật khoa học ứng dụng vào việc chăn nuôi và nuôi trồng các loại vật nuôi cây trồng, tích cực tham gia vào các hoạt động công tác phát triển mô hình. Không chỉ có hộ nông dân mà chính quyền địa phương cần có những kế hoạch riêng để góp phần phát triển các mô hình. Chính quyền địa phương phải tạo điều kiện cho các hộ có cơ hội phát triển mô hình và có những chính sách hợp lý để các hộ đầu tư trong phát triển mô hình VAC.

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển mô hình VAC

2.1.3.1 Các yếu tố tự nhiên a. Vị trí địa lý, địa hình

Vị trí địa lý của việc phát triển các mô hình VAC không chỉ tác động đến các hoạt động sản xuất của các mô hình VAC mà nó còn tác động trực tiếp đến việc tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Do vậy có thể tạo ra lợi thế hay bất lợi trong cạnh tranh cho một quốc gia, một vùng, một địa phương, thậm chí cho một cơ sở sản xuất kinh doanh nào đó. Các mô hình

VAC cần nằm gần thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, kết hợp với hệ thống giao thông đi lại thuận tiện cho phép giảm chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, chi phí tiêu thụ và quan trọng hơn nữa là thỏa mãn nhu cầu của thị trường về chất lượng tươi ngon và thời điểm cung cấp. Bên cạnh đó, các sản phẩm của mô hình VAC tạo ra cũng cần có tính cạnh tranh cao hơn về giá cả và chất lượng.

Địa hình với các đặc điểm cơ bản về độ cao so với mặt nước biển, độ dốc, độ chia cắt có ảnh hưởng dến việc quy hoạch, bố trí vùng trồng, cách thiết kế vườn, ao, chuồng nuôi, lựa chọn những giống cây, con phù hợp với độ cao cụ thể.

Vị trí địa lý địa hình tốt sẽ thuận tiện cho việc vận chuyển các nguyên vật liệu thức ăn liên quan đến quá trình sản xuất của các hộ VAC và đặc biệt đó là thuận lợi trong việc các chủ hộ bán, hay xuất chuồng các loại gia súc gia cầm vật nuôi mà cần đến các phương tiện giao thông ra tận các mô hình. Chẳng hạn như nếu vị trí địa lý thuận lợi thì các thương lái có thể mua giá các sản phẩm các mô hình VAC cao hơn để bù đáp vào chi phí vận chuyển thuận lợi, do đó địa lý ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển mô hình VAC của các hộ.

b. Thời tiết khí hậu

Nước ta với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai mùa mưa nắng vì vậy việc phát triển các mô hình VAC đều được đặc biệt quan tâm tới vấn đề thời tiết sao cho chọn cây trồng con giống vật nuôi phù hợp nhất với các kiểu thời tiết nước ta. Các loại hình của thời tiết khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm của không khí, chế độ gió, mưa, nắng, sương gió… có tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát dục của các loại cây trồng, vật nuôi trong các mô hình VAC, do đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và thời gian thu hoạch các sản phẩm của mô hình. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi có phản ứng khác nhau với các điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau, do vậy cần lưu ý đến các yếu tố này

trong việc quy hoạch vùng trồng, lựa chọn giống cây trồng vật nuôi phù hợp, thiết kế vườn trồng, ao chuồng nuôi và tác động các biện pháp kỹ thuật chăm sóc khoa học hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Yếu tố thời tiết khí hậu cũng tác động trực tiếp đến con người, do vậy có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng các sản phẩm hoa quả, sản phẩm chăn nuôi trên thị trường. Vì vậy vấn đề lựa chọn giống cây, con làm sao vừa phù hợp với thời tiết khí hậu, vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường và đem lại lợi ích cao nhất cho mô hình VAC là rất cần thiết.

c. Nguồn nước và thủy văn

Việc phát tiển VAC rất cần quan trọng đến nguồn nước, các mô hình chăn nuôi trồng trọt đều được quan tâm đặc biệt tới nguồn nước sao cho thuận tiện, dễ lấy và dễ thay cũng như nguồn nước lấy được đó là nước sạch không ô nhiễm.

Nuôi trồng thuỷ sản trong các mô hình VAC là một bộ phận không thể thiếu nó có thể là nguồn thu nhập chủ lực của các hộ VAC. Vì vậy muốn phát triển mô hình VAC phải lựa chọn vùng có địa hình phù hợp có thể đào ao nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, nguồn nước và chế độ thuỷ văn của các dòng sông, suối kênh mương, đập nước là điều kiện quan trọng để lưu thông dòng chảy cho các ao nuôi. Các loại cây ăn quả trong vườn có khả năng chịu hạn, song muốn cây ra hoa kết quả tốt, đạt sản lượng cao, chất lượng quả tốt thì cần đảm bảo cung cấp đủ nước theo yêu cầu cây, nhất là vào các thời kỳ phát triển của quả. Nước trong ao là nguồn cung cấp nước và tiêu cho cây trong vườn. Tuy nhiên, nguồn nước từ hệ thống sông ngòi kênh rạch, vẫn hết sức cần thiết đặc biệt là trong mùa lũ lụt hay khi hạn hán. Vì vậy khi quy hoạch các vùng phát triển mô hình VAC, cần bố trí các công trình tưới tiêu phải lưu ý đến nguồn nước và chế độ thuỷ văn của các dòng sông, suối, hệ thống kênh mương.

2.1.3.2 Các yếu tố nguồn lực * Nguồn lực vốn

Nguồn lực vốn có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các mô hình VAC của các hộ nông dân mà trong đó nước ta lại đang trong quá trình phát triển nên nhu cầu về vốn là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Trong nông nghiệp, nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết đặc biệt là trọng giai đoạn đầu khi xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong đó phải kể đến việc sản xuất và xây dựng phát triển của các mô hình VAC trong buổi đầu xây dựng.

Vốn sản xuất được biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Nó gồm tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật và nguồn gốc sinh học. Trong mô hình VAC, tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật còn ít nhưng tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học như cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật sinh sản đa dạng và kết hợp nuôi trồng đan xen nhau, từ đó sự luân chuyển vốn nhanh hơn, thời gian thu hồi vốn ngắn hơn. Chọn hình thức kinh doanh theo mô hình VAC cũng là một cách tạo vốn bởi VAC là cách sử dụng hợp lý tài nguyên đất, đạt hiệu cao về kinh tế trên từng đơn vị diện tích đất. Vì vậy nguồn vốn rất cần thiết cho việc phát triển quy mô của các mô hình VAC.

* Nguồn lực đất đai

Đất đai là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển sản xuất phát triển của các mô hình VAC. Quỹ đất đai dồi dào cho phép có thể mở rộng diện tích của các mô hình từ đó ra tăng sản phẩm cung cấp cho thị trường. Chất lượng đất đai với các loại đất khác nhau về thành phần cơ giới về chế độ mùn, độ chua, độ đạm, lân và kali… cho phép phát triển các chủng loại cây trồng khác nhau, đồng thời tác động đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đến năng suất và chất lượng của các sản phẩm thu hoạch, với chất lượng của đất còn ảnh hưởng đến việc nuôi các loại thủy sản, đặc biệt là các loại thủy sản

nước ngọt . Do vậy, các yếu tố đất đai cũng có thể mang lại lợi thế cạnh tranh nhất định cho người sản xuất kinh doanh nhất là khi nó góp phần tạo ra sản phẩm có một hương vị ngon khác biệt so với các sản phẩm cùng loại khác.

* Nguồn lực lao động

Trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như hiện nay con người được xem là nguồn lực chủ chốt nhất đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Trình độ của người lao động càng cao thì việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào các mô hình VAC mang lại hiệu quả càng lớn. Hiện nay, lao động trong nông nghiệp, nông thôn còn đang ở trong trình độ sản xuất theo thói quen kinh nghiệm, ít dựa trên cơ sở khoa học. Trình độ của người lao động ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương hướng sản xuất phát triển của mô hình, đến việc bố trí các cây trồng, vật nuôi phù hợp để có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu thị trường. Hơn nữa, khả năng quản lý của người chủ VAC về tư liệu sản xuất, lao động (cả lao động của gia đình và lao động thuê ngoài) sẽ sử dụng hiệu quả hơn thời gian lao động, giảm bớt thời gian nhàn rỗi.

2.1.3.3 Thị trường

Thị trường là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng quyết định đến mọi hoạt động sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất kinh doanh phát triển của các mô hình VAC nói riêng. Sản phẩm của các mô hình VAC rất đa dạng, trong đó sản phẩm từ các loại cây ăn quả được xem là loại thực phẩm cao cấp. Vì vậy cầu của thị trường về sản phẩm quả thường có mối quan hệ nghịch với giá cả và có mối quan hệ thuận với thu nhập của người tiêu dùng. Có nghĩa là, khi giá cả tăng lên thì lượng cầu về sản phẩm quả giảm xuống và khi giá cả hạ thì lượng cầu sẽ tăng lên. Đồng thời, nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ mua nhiều sản phẩm quả hơn và ngược lại. Tuy nhiên, mức độ biến động của cầu khi giá cả thị trường và thu nhập của người tiêu dùng thay đổi đối với các loại quả khác nhau là khác nhau. Các sản phẩm từ chăn nuôi

như sản phẩm gia súc, gia cầm, thuỷ sản cũng rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định hoạt động sản xuất phát triển mô hình. Do đó cần phải có một cơ chế thị trường hợp lý để phát triển được lợi thế các sản phẩm của mô hình VAC.

Các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến mặt cung sản phẩm và đến hiệu quả sản xuất của mô hình VAC. Thị trường các yếu tố nguồn lực như vốn, lao động, vật tư (giống, phân bón, hoá chất, các hoạt động dịch vụ phục vụ…) càng phát triển và hoạt động có hiệu quả thì không những đáp ứng tốt cho nhu cầu đầu vào của sản xuất kinh doanh, của mô hình về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, thời điểm mà còn cả về phương diện giá cả, góp phần nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

2.1.3.4 Cơ sở hạ tầng

Phát triển VAC yếu tố quan trọng và gây ra nhiều ảnh hưởng đến các mô hình phải kể đến các hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi… Trong đó các hệ thống thủy lợi như kênh mương cần được giải quyết bằng cách nạo vét khai thông dòng chảy, các con đường cần được mở rộng để thuận lợi trong việc chạy abns các loại sản phẩm ra thị trường đặc biệt là vận chuyển nguyên liệu thức ăn cung cấp cho các con vật nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nguồn điện cũng ảnh hưởng rất nhiều trong việc phát triển các mô hình, điện sẽ đem lại cho các mô hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi. Qua đó có thể thấy rằng cơ sở hạ tang là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến các quá trình hình thành và phát triển các mô hình VAC

2.1.3.5 Tiến bộ khoa học - công nghệ (TB – KH – CN)

Ngày nay khoa học phát triển việc ứng dụng các TB – KH – KT vào sản xuất, chế biến và bảo quản ngày càng trở nên quan trọng, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế, áp dụng TB – KH – CN vào mô hình VAC nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế,

khai thác phát huy được các tiềm năng tạo ra lợi ích trước mắt và lâu dài, đảm bảo an toàn đối với hệ sinh thái môi trường và là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc phát triển ứng dụng các công nghệ khoa học giúp cho các hộ có mô hình VAC thuận tiện hơn trong việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm sản xuất ra từ các mô hình VAC.

Do đó việc áp dụng các công nghệ nhân giống góp phần làm cho các chủ mô hình VAC thuận lợi trong việc phát triển các loại giống chăn nuôi không chỉ tự cung tự cấp cho các chủ hộ VAC mà còn cung cấp ra các thị trường trong việc sản xuất và cung cấp giống, việc sản xuất còn là quá trình nhân giống các loại giống tốt nhất trong chăn nuôi và nuôi trồng. Đặc biệt là không lo sợ các dịch bệnh từ các giống và chất lượng của giống.

Giống gia súc, gia cầm: Giống ngày càng được cải tạo phù hợp với mục đích chăn nuôi. Với phương thức chăn nuôi là chăn nuôi lấy thịt, sữa hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào khả năng suất sản phẩm của vật nuôi. Do vậy, việc cải tạo thay đổi giống đàn bò, giống lợn, các gia súc khác là rất cần thiết. Trong lĩnh vực nhân giống cho gia súc thường sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo và cho lai với giống cao sản để tạo ra đời con lai đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi. Các loại giống gia cầm cũng được chú ý để tạo ra các giống có chất lượng như siêu trứng, siêu thịt...

Công nghệ nhân giống còn cho phép tạo ra các giống cây quả với năng suất cao, thời vụ thu hoạch đa dạng và chất lượng tốt thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Hiện nay, trong công nghệ nhân giống sử dụng các phương pháp như: Nhân giống bằng hạt, bằng chiết, giâm cành, ghép mắt, ghép cành tạo ra các cây con khác nhau với các ưu, nhược điểm riêng.

Áp dụng các TB – KH – CN không chỉ cho nhân giống mà nó còn cho sản xuất trong mô hình VAC với hệ thống quy trình sản xuất tiên tiến, các biện pháp kỹ thuật trong khâu thiết kế Vườn - Ao - Chuồng, cách chăm sóc (tưới nước, bón phân, vệ sinh chuồng trại, ao nuôi, cho ăn, các phương pháp

phòng trừ dịch bệnh...) và thu hoạch ngày càng được nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện hơn cho phù hợp với các điều kiện sinh thái khác nhau, cho phép tạo được mô hình hợp lý, có năng suất cao, chất lượng tốt, thời vụ thu hoạch dài đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng và đa dạng của thị trường. Trong sản xuất của mô hình VAC nên thực hiện đa canh và đa dạng hoá sản phẩm vì: Đa canh thường đi đôi với thâm canh cao và có nhiều ưu thế so với độc canh như sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực tự nhiên như đất đai, nước, ánh sáng, giảm bớt sâu bệnh, tạo ra các sản phẩm phong phú nên ít rủi ro cả về năng suất và giá cả cho người sản xuất. Tuy nhiên, để ứng dụng thành công các biện pháp trên đòi hỏi người làm VAC không ngừng học hỏi, tích luỹ kiến

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã đồng hóa – huyện kim bảng – tỉnh hà nam (Trang 81 - 161)