Phát triển mô hình VAC góp phần gìn giữ sự đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã đồng hóa – huyện kim bảng – tỉnh hà nam (Trang 73 - 74)

Việc phát triển các mô hình VAC là kết quả vận dụng các quy luật tồn tại của đa dạng sinh học trong môi trường hiện nay, đồng thời góp phần gìn giữ sự đa dạng đó.

Trong các hệ sinh thái VAC, nông dân đã giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các loài sinh vật trung tâm (loại cây trồng, vật nuôi chính) với các loại sinh vật hỗ trợ (các loại cây trồng, vật nuôi bổ sung) trong các cấu trúc đa dạng sinh học. Trong VAC các loài sinh vật trung tâm là loài chủ yếu cho chủ vườn, đó là các loài sinh vật đảm bảo hiệu quả kinh tế cho các hoạt động sản xuất của mô hình. Bên cạnh đó có các loài sinh vật bổ trợ, đó là các loài sinh vật tạo ra các sản phẩm bổ sung để đa dạng hoá bữa ăn, tăng thêm thu nhập, đồng thời bảo đảm cân bằng sinh thái, hạn chế sự phát sinh phát triển của các loài sinh vật gây hại (bệnh cây, sâu hại, chuột...). Các loài sinh vật bổ trợ góp phần thực hiện rải vụ, tạo sản phẩm trong các thời gian giáp vụ, cho ra các sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, làm đẹp môi trường.

Mô hình VAC của các hộ cho phép khai thác tốt các tầng không gian để sản xuất. Tầng trên cao có các loại cây cần nhiều ánh sáng, tầng thứ hai dành cho các loại cây than gỗ, tầng thứ ba trồng các loại cây chịu bóng, tầng thứ tư trồng các loại cây ưa bóng râm, tầng thứ năm (mặt đất) có thể trồng các loại rau, gia vị, cỏ cho cá, chăn thả gia cầm như gà, ngan, nuôi ong... dưới mặt nước nuôi các loài thuỷ sản phù hợp với các tầng thức ăn như loài ăn nổi, ăn lửng và ăn chìm nhằm tận dụng các nguồn thức ăn đem lại hiệu quả cao. Như vậy trong hệ sinh thái VAC, người dân có thể tiến hành sản xuất trên nhiều tầng không gian, từ đó khai thác được tốt hơn, nhiều hơn các dạng tài nguyên

thiên nhiên, tài nguyên nông nghiệp. Bên cạnh đó, VAC còn có tác dụng giảm quá trình rửa trôi, xói mòn đất.

Tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái VAC còn thể hiện ở mức độ đa dạng về các chức năng của các thành tố sinh học. Cây trồng thực hiện chức năng của một khâu trong chu chuyển vật chất một thành tố cấu tạo của hệ sinh thái, một yếu tố lọc sạch môi trường. VAC thể hiện sự đa dạng trên cơ sở “nhất thể hóa” các chức năng và cấu trúc, tạo nên sự hoạt động hài hoà, tương đối hoàn chỉnh hướng tới mục tiêu chung là tạo ra năng suất kinh tế cao

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã đồng hóa – huyện kim bảng – tỉnh hà nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w