- Chọn 8 mô hình phát triển theo mô hình AC
2.2.2 Tình hình thực tiễn phát triển mô hình VAC ở Việt Nam
a. Chủ trương, chính sách
Hình thức và bước đi, tốc độ phát triển các mô hình VAC phụ thuộc rất nhiều vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Khuyến khích kinh tế trang trại phát triển đúng hướng, phát huy những mặt mạnh, những yếu tố tích cực và hạn chế, giảm thiểu những yếu tố tiêu cực từ các mô hình VAC là những vấn đề cần được quan tâm.
Chính sách đất đai: Thực hiện giao đất cho các hộ, các hộ dân sử dụng ổn định lâu dài với các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp theo quy định của pháp luật. Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế xuất nhập khẩu.
Chính sách lao động: Nhà nước tạo điều kiện về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kinh tế, kỹ thuật, năng lực quản lý, kinh doanh cho các chủ và nhân viên, kinh tế kỹ thuật quản lý mô hình VAC, đào tạo và cung cấp rộng rãi nguồn nhân lực có nghề nghiệp cơ bản cho các chủ mô hình VAC.
Chính sách tín dụng: Vận dụng linh hoạt các hình thức tín dụng trực tiếp thông qua các tổ chức trung gian, mở rộng hình thức cho vay, cải tiến quy trình, điều kiện và thủ tục tín dụng. Chính sách đầu tư của nhà nước đối với nông nghiệp và nông thôn, trong đó nhà nước đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đẩy mạnh phát triển nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật đến hộ nông dân.
Về thị trường tiêu thụ nông sản: Nhà nước và chính quyền địa phương cần phát triển công tác đào tạo kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức về sản xuất nông nghiệp hàng hoá cho người dân. Đầu tư công tác nghiên cứu thị trường, cung cấp những thông tin chính xác về thị trường cho người sản xuất. Hỗ trợ họ tiếp cận thị trường và từ đó xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhất.
b. Thực tiễn phát triển mô hình VAC ở một số địa phương
- VAC ở đồng bằng sông Cửu Long
Về phương diện lịch sử, đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới so với đồng bằng sông Hồng. Do điều kiện tự nhiên khác nhau nên sự hình thành cơ cấu VAC ở vùng này cũng khác với đồng bằng sông Hồng. Sự hình thành mô hình VAC ở đồng bằng sông Cửu Long có nét khác biệt với VAC ở đồng bằng sông Hồng, đó là sự kết hợp kinh nghiệm truyền thống “đàng ngoài” với sự sáng tạo mới cho phù hợp với điều kiện ngoại cảnh ở “đàng trong”. Đồng bằng sông Cửu Long với những sông lớn đổ ra biển, kênh rạch chằng chịt… đã hình thành nên các vùng thổ nhưỡng rất khác nhau, nhưng đều chung điều kiện thuận lợi về khí hậu, sự phì nhiêu của đồng đất…dẫn đến ở nơi đây rất đa dạng các loại nông sản. Ngày nay, với sức mạnh mới, nông dân Nam Bộ đang đưa nền nông nghiệp lên trình độ mới. Xét về mặt thời gian, thì mô hình VAC ở Nam Bộ ra đời sau mô hình VAC ở Bắc Bộ, song do điều kiện, mô hình VAC ở đây đã phát triển trên quy mô lớn hơn, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, cho thu nhập cao.
- VAC ở đồng bằng sông Hồng
Châu thổ sông Hồng là vùng đất bằng phẳng, phì nhiêu, có nhiều lợi thế phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Quá trình phát triển mô hình VAC trải qua lịch sử lâu dài đã tạo ra nhiều sản phẩm quý. Khác với các vùng nông nghiệp khác, mô hình VAC ở đồng bằng sông Hồng tiến hành chủ yếu trên đất thổ cư, hoặc đất ngoài thổ cư nhưng gần nhà. Mối quan hệ giữa con người và ruộng đất luôn là vấn đề nan giải. Dân số ngày càng đông đúc, ruộng đất ngày càng thu hẹp lại, manh mún. Chính sự thu hẹp đó lại thúc đẩy người nông dân phát huy hết khả năng lao động cần cù sáng tạo của mình để tạo nên một mô hình VAC phong phú, đa dạng và đầy hiệu quả, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về phát triển VAC. Những đặc điểm trên tác động đến phát triển mô hình VAC đồng bằng theo hai hướng: một là ba thành phần V – A –
C kết hợp với nhau thành một hệ sinh thái trong phạm vi từng hộ, tạo môi trường sống, sinh hoạt và văn hóa cho dân cư nông thôn, mang lại bản sắc