Vệ sinh thân thể và các giác quan

Một phần của tài liệu giáo trình vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng (Trang 32 - 34)

Cơ thể và các giác quan là những bộ phận quan trọng của con người, giúp con người có một hình dáng cân đối, hài hoà về thể chất và thẩm mỹ. Các bộ phận như da, lông, tóc, móng là một lớp bao bọc và bảo vệ các cơ quan nội tạng của cơ thể. Các bộ phận này bị

tổn thương, nhiễm trùng, nhiễm bẩn thì cơ quan bên trong sẽ bị ảnh hưởng, do đó cần phải bảo vệ, giữ gìn da và các giác quan luôn sạch sẽ.

3.1. Giữ gìn vệ sinh da

Da là cơ quan nhận biết những đặc điểm của sự vật như nóng, lạnh, cứng mềm, nhẵn, bóng... Da còn có chức năng điều hoà thân nhiệt giúp cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài, da là cơ quan bài tiết của cơ thể (mồ hôi, tuyến mỡ) và là nơi sản sinh ra vitamin D

từ chất tiền vitamin D có ở trong da. Da cùng với các bộ phận của da (lông, tóc...) có tác dụng làm đẹp thêm cho con người nếu như chúng ta biết giữ gìn và bảo vệ chúng.

Các biện pháp giữ gìn vệ sinh da:

− Thường xuyên tắm rửa bằng nước sạch (nước máy, nước mưa, nước giếng xây, nước sông, hồ trong sạch...).

− Về mùa hè nên tắm 1 lần/ngày; mùa đông (ở phía bắc) tắm bằng nước ấm ở nơi kín gió, 2 đến 3 ngày tắm một lần. Khi tắm dùng loại xà phòng có độ sút nhẹ để cho da sạch mà không bị hại. Không nên tắm vào các buổi trưa hè, tắm lâu hoặc khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi.

− Thường xuyên thay giặt quần áo bằng nước sạch, quần áo giặt xong phải phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi thoáng gió và sáng sủa, quần áo lót phải thay giặt hằng ngày kể cả về mùa lạnh.

− Móng tay, móng chân thường xuyên phải cắt ngắn. Tóc phải được cắt ngắn và chải gọn hằng ngày. Trong vài ngày (2 - 5 ngày) phải gội đầu bằng dầu gội đầu hay xà phòng, lá xả, nước bồ kết 1 lần...

− Phải tạo được thói quen đi giày, dép, guốc ở trong nhà và mỗi khi đi ra khỏi nhà (đi làm việc, đi học, đi chơi...).

3.2. Giữ gìn vệ sinh mắt

"Mắt là cửa sổ của tâm hồn" cho nên phải giữ gìn và bảo vệ con mắt bằng các biện pháp sau đây:

− Mỗi người phải có một khăn mặt riêng - khăn mặt được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời hoặc nơi thoáng gió trong nhà.

− Hằng ngày rửa mặt bằng nước sạch ở trong chậu hoặc dưới vòi nước.

− Khám mắt theo định kỳđể phát hiện sớm các bệnh về mắt như: đau mắt hột, đau mắt

đỏ, cận thị...

− Tránh những tai nạn, chấn thương cho mắt do những trò chơi nguy hiểm. Khi lao

3.3. Giữ gìn vệ sinh răng - miệng

Cũng như đôi mắt, hàm răng là một bộ phận làm tăng thêm vẻ đẹp và sự duyên dáng của con người vì: "Cái răng, cái tóc là góc con người". Muốn hàm răng đẹp và sạch, phải thực hiện các biện pháp sau đây:

− Vệ sinh răng lợi trước và sau khi ngủ.

− Sau khi ăn, nhất là những thức ăn có chất đường, bột (bánh kẹo) phải đánh răng, không nên ăn cùng một lúc thức ăn, đồ uống nóng và lạnh quá. Không dùng răng cắn những vật rắn, cắn móng tay, mở nút chai, tước vỏ mía... (sẽ gây mẻ men răng).

3.4. Giữ gìn vệ sinh tai - mũi - họng

Tai - mũi - họng là 3 bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, đặc biệt là trong bệnh học - khi tai bị viêm thường có ảnh hưởng đến mũi, họng.

Các biện pháp giữ gìn tai - mũi - họng:

− Luôn giữ sạch tai, hằng ngày rửa vành tai, mặt sau tai, ống tai bằng khăn mặt sạch. − Không dùng các vật cứng, nhọn để chọc vào tai (lấy ráy tai) không hét to vào tai hoặc

đập mạnh vào vành tai người khác.

− Khi tai có mủ phải dùng bông lau thấm cho hết và đi khám chuyên khoa.

−Đối với mũi: không dùng vật nhọn, cứng, chọc vào lỗ mũi, không đập mạnh tay hay vật cứng vào cánh mũi. Luôn luôn lau sạch hai lỗ mũi bằng khăn mặt mỏng, ướt.

− Khi chảy máu cam, ngồi yên, rồi dùng hai ngón tay bóp chặt lấy 2 cánh mũi trong vài phút hoặc lấy bông sạch nút vào lỗ mũi bị chảy máu cam cho đến lúc ngừng chảy mới thôi.

−Đối với họng: không hút thuốc lá, uống rượu, vì thuốc lá, rượu đều có khả năng gây hư hại đến niêm mạc họng. Về mùa lạnh luôn luôn giữ cho họng được ấm. Khi họng bị

viêm (đỏ hay trắng), viêm amidan phải đến chuyên khoa để khám.

Một phần của tài liệu giáo trình vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng (Trang 32 - 34)