4.1. Những vị trí, khu vực và dụng cụ khoa, phòng phải được làm vệ sinh
- Vệ sinh sàn nhà.
- Vệ sinh trần nhà, tường, cửa và các dụng cụ khác (quạt, đèn...). - Vệ sinh giường, bàn ghế, đệm...
- Vệ sinh cọ rửa bồn rửa tay. - Vệ sinh phòng tắm, ống nhổ, vịt. - Vệ sinh dây dẫn, lọđựng dịch thải.
- Vệ sinh khu vực phía ngoài các khoa, phòng.
4.2. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất và các phương tiện phòng hộ cá nhân
Bao gồm:
- Xe đẩy và xô đựng để vận chuyển nước sạch và các dung dịch xà phòng, dung dịch khử khuẩn.
- Các loại chổi, xẻng, bàn chải, các loại giúp cho việc cọ rửa, găng tay, giẻ lau, khăn lau...
- Xà phòng và các dung dịch khử khuẩn. - Dụng cụđựng rác, xe chở rác.
4.3. Các bước tiến hành làm vệ sinh
Tuỳ theo từng vị trí, vật dụng làm vệ sinh mà tiến hành theo các bước sau đây: - Làm bằng khăn ẩm.
- Không lau chồng chéo lên nhau, chỗ nào lau rồi thì không lau lại.
- Chuyển người bệnh ra khỏi phòng hoặc giường bệnh trước khi làm vệ sinh.
- Sử dụng các loại bàn trải, xà phòng, dung dịch khử khuẩn để cọ rửa các vết bẩn bám trên tường, sàn nhà.
- Thu dọn những dụng cụđể vào nơi quy định và rửa tay thường xuyên.
- Đối với dây dẫn, lọđựng chất thải thì phải đổ chất thải của người bệnh vào nơi quy
định, tháo rời dây dẫn và ngâm toàn bộ dây dẫn vào dung dịch khử khuẩn theo đúng thời gian quy định, thụt rửa bên trong lòng ống bằng nước xà phòng, sau đó thụt rửa bằng nước sạch và hong khô.
- Ở khu vực ngoại cảnh phải được quét và thu dọn rác, dùng xẻng hót rác cho vào các dụng cụ chứa rác (không được dùng tay để nhặt rác) vận chuyển rác bằng xe chở rác đến khu chứa rác của bệnh viện.
5. Phương pháp khử khuẩn, tiệt khuẩn trong bệnh viện 5.1. Một số vi sinh vật gây bệnh thường gặp trong bệnh viện