Sự tiêu hao năng lượng trong cơ thể

Một phần của tài liệu giáo trình vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng (Trang 67 - 68)

Để duy trì mọi hoạt động sống bình thường và lao động cơ thể càn được cung cấp thường xuyên năng lượng dưới dạng Protit, Lipit, Glucid, trong cơ

thể các chất này được chuyển thành năng lượng nhờ phản ứng oxy hóa khử

dưới tác dụng của các men.

Năng lượng tiêu hao hàng ngày gồm năng lượng tiêu hao cho chuyển hóa cơ bản, cho tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn và cho lao động.

1.1. Chuyn hóa cơ bn:

Chuyển hóa cơ bản là năng lượng cần thiết để duy trì sự sống của con người trong điều kiện nhịn đói hoàn toàn, nghỉ ngơi và nhiệt độ môi trường thích hợp, đó là năng lượng tối thiểu để duy trì các chức phận sinh lý cơ bản như: tuần hoàn, hô hấp, hoạt động của các tuyến nội tiết, duy trì nhiệt …

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa cơ bản như: - Tuổi: càng trẻ chuyển hóa cơ bản càng tăng.

- Giới tính: ở nam chuyển hóa cơ bản cao hơn ở nữ. - Khí hậu: Môi trường nóng chuyển hóa cơ bản thấp hơn.

- Bệnh tật: sốt chuyển hóa cơ bản tăng, thường cứ tăng 1oC thì chuyển hóa cơ bản tăng 10%, các bệnh của tuyến giáp, tuyến yên, làm tăng chuyển hóa cơ bản.

1.2. Tác dng động lc đặc hiu ca thc ăn:

Sự tiêu hao năng lượng tăng lên sau khi ăn so với chuyển hóa cơ bản sẽ

phụ thuộc vào thành phần của thức ăn như sau: ăn Protit tăng 40%, ăn Lipit tăng 14%, ăn Glucid tăng 6%, ăn khẩu phần ăn hỗn hợp tăng 10 - 12%.

1.3. Tiêu hao năng lượng cho các hot động lao động:

Ngoài phần năng lượng tiêu hao để duy trì các hoạt động của cơ thể thì lao động thể lực càng nặng thì tiêu hao năng lượng càng nhiều.

Dựa vào cường độ lao động thể lực người ta xếp thành các nhóm lao

động nặng, nhẹ, trung bình như sau:

- Lao động nhẹ: nhân viên hành chính, nhân viên thương nghiệp, nội trợ. - Lao động trung bình: công nhân công nghiệp nhẹ, công nhân xây dựng, nông dân, nghề đánh cá, quân nhân, sinh viên.

- Lao động nặng: công nhân công nghiệp nặng, nghề rừng, thợ mỏ, nghề múa. - Lao động đặc biệt: thợ rừng, thợ rèn, nữ công nhân xây dựng.

Một phần của tài liệu giáo trình vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng (Trang 67 - 68)