Phân phối tiền lương cho người lao động

Một phần của tài liệu đo án quản trị kinh doanh, hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần sơn nhật bản (Trang 30 - 49)

Tổng tiền lương thực tế của Giám đốc được trả căn cứ vào việc thực hiện lợi nhuận theo nguyên tắc: Lợi nhuận tăng thì tiền lương tăng, lợi nhuận giảm thì tiền lương giảm nhưng mức lương thấp nhất do HĐQT Công ty phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Công ty.

Quỹ tiền lương kế hoạch hàng năm của Giám đốc do Hội đồng quản trị phê duyệt theo một giá trị cố định từ đầu năm.

Quỹ tiền lương của Giám đốc không tính trong quỹ tiền lương của Công ty và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.

Đối với bộ phận cán bộ quản lý: Bao gồm Phó Giám đốc công ty, Giám đốc chi

nhánh, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kế hoạch – kỹ thuật, Kế toán trưởng, trưởng phòng tổ chức –hành chính và quản đốc phân xưởng )

- Công thức tính lương hàng tháng như sau:

∑ LTi = LCBi + LCdi + PC

Trong đó:

• ∑ LTi: Tổng tiền lương tháng chi trả cho người lao động thứ i

• LCBi : Tiền lương cơ bản của người lao động thứ i

Lương cơ bản là lương được Công ty đảm bảo cho người lao động trong khi hợp đồng lao động còn hiệu lực trên cơ sở đủ số ngày công làm việc trong tháng theo quy định của Nhà nước.

Ltt: là mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước Hcbi: là hệ số tiền lương cơ bản của người lao động thứ i

Ntt: là số ngày công làm việc thực tế của người lao động thứ i NCĐ: là số ngày công chế độ do công ty lựa chọn

• LCdi : là tiền lương trả theo chức danh công việc LCdi = Hcdi x MLcd x K

Hcdi: là hệ số lương chức danh công việc của người lao động thứ i do công ty quy định

MLcd : là mức lương để tính tiền lương trả theo chức danh do công ty ấn định K: Hệ số đánh giá kết quả công việc theo tháng

Hệ số K bao gồm 3 mức 1,2 – 1,0 – 0.8 tùy theo đánh giá của người quản lý trực tiếp

• PC: các loại phụ cấp theo quy định của Công ty

- Cách xác định các yếu tố tính tiền lương cho bộ phận cán bộ quản lý:

 Xác định lương cơ bản: được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, hệ số lương cơ bản và số ngày làm việc thực tế.

Mức lương tối thiểu hiện nay doanh ngiệp vẫn đang áp dụng mức để tính lương cơ bản bằng với mức lương tối thiểu do nhà nước quy định là 1.150.000 (Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-9-2013). Hệ số lương áp dụng theo quy định của nhà nước tại thời điểm hiện hành.

Theo đó, công thức tính mức lương: Mức lương thực hiện từ ngày 01/07/2013 = Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng × Hệ số lương hiện hưởng Ví dụ như: Mới tốt nghiệp đại học đi làm thì sẽ có HSL = 2,34; trong quá trình làm việc năng lực làm việc tốt, không mắc khuyết điểm gì trong quá trình làm việc thì cứ 3 năm được nâng 1 bậc lương. Mới tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp thì HSL = 1,8; trong quá trình làm việc có năng lực tốt, không mắc khuyết điểm gì trong quá trình làm việc thì cứ 2 năm được nâng 1 bậc lương

Ngày công chế độ công ty áp dụng cho bộ phận quản lý là 24 ngày/ tháng

Số ngày làm việc thực tế là số ngày mà người lao động làm việc thực tế trong tháng, được theo dõi và tính thông qua bảng chấm công.

 Xác định tiền lương theo chức danh công việc

Hệ số lương chức danh công việc của bộ phận cán bộ quản lý được công ty xây dựng theo bảng sau:

Bảng 2.5: Hệ số chức danh công việc của bộ phận cán bộ quản lý.

Chức danh Hệ số chức danh công việc

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3

Phó Giám đốc 14,0

Giám đốc chi nhánh 11,0 13,0

Kế toán trưởng 6,0 8,0 10,0

Trưởng các phòng ban, quản đốc Nhà

máy 5,0 7,0 9,0

Hệ số lương theo Trình độ học vấn Hệ số khởi điểm Hệ số lương Tiến sỹ

Hệ số lương Thạc sỹ

Hệ số lương Đại học 2,34

Hệ số lương Cao đẳng 1,80

Hệ số lương Trung cấp 1,55

Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính

Hệ số lương chức danh công việc của bộ phận cán bộ quản lý do Giám đốc công ty quyết định.Hàng năm căn cứ theo hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Giám đốc công ty có thể điều chỉnh hệ số lương chức danh công việc cho phù hợp.

Mức lương để tính tiền lương chức danh công việc do công ty lựa chọn tùy theo từng thời kỳ. Hiện nay công ty áp dụng mức lương này là 1.610.000 đồng.

Hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc của bộ phận cán bộ quản lý gồm 3 mức là 1,2 – 1,0 – 0,8 do Giám đốc công ty đánh giá.

Mức 1 ( K= 0,8) :Khi cá nhân và bộ phận,đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ được giao

Mức 2 ( K=1,0) : Khi cá nhân và bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Mức 3 ( K=1,2) : Khi cá nhân và bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có kiêm nhiệm hoặc thức hiện những công việc đột xuất khác trong tháng hoặc có những đề xuất cải tiến trong công tác nghiệp vụ.

Như vậy cách xác định hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc của bộ phận này còn khá là chung chung, chưa có những chỉ tiêu đánh giá một cách cụ thể.

 Xác định các khoản phụ cấp : các khoản phụ cấp mà bộ phận quản lý có thể được hưởng theo quy định của công ty

Phụ cấp trách nhiệm

Hệ số phụ cấp cụ thể như sau: - Phó giám đốc : 0,6 - Giám đốc chi nhánh : 0,5

- Trưởng các phòng ban, quản đốc nhà máy: 0,4 Mức phụ cấp = Hệ số phụ cấp x mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định

Mức lương tối thiểu là 1.150.000 đ/tháng.

Phụ cấp kiêm nhiệm

Mức phụ cấp kiêm nhiệm: Tùy thuộc vào đối tượng và các chức danh kiêm nhiệm mà Ban giám đốc quyết định mức phụ cấp cho phù hợp nhưng không thấp hơn 20% lương công việc đang hiện hưởng.

 Xác định các khoản phải trừ của người lao động

Các khoản phải trừ của người lao động.

Bảo hiểm xã hội (BHXH)(8%) + bảo hiểm y tế (BHYT)(1.5%) + bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)(1%).

Đối với bộ phận lao động gián tiếp

Bao gồm : nhân viên các phòng Tài chính – kế toán, Tổ chức – hành chính, kinh

Bảng: Hệ số chức danh công việc của bộ phận lao động gián tiếp:

Chức danh Hệ số lương chức danh công việc

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Thư ký Giám đốc, Nhân viên kế toán

tổng hợp 3,5 4,0 5,0 6,0 7,0

Nhân viên phòng kế hoạch- kĩ thuật 3,0 3,5 4,5 5,5 6,5 Nhân viên kế toán, kinh doanh, nhân sự 1,2 1,7 2,7 3,7 4,7

Lái xe 1,0 2,0 2,5 3,0 4,5

Nhân viên tạp vụ, bảo vệ 1,0 1,3 1,8

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Cách tính lương hàng tháng, cách xác định các yếu tố tiền lương tương tự bộ phận quản lý doanh nghiệp (tùy theo từng cấp bậc khác nhau).

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất

Bao gồm các công nhân làm việc trong các tổ sản xuất của Nhà máy (tổ nguyên liệu, tổ bột bả, tổ pha màu, tổ đóng thùng )

Công thức tính lương hàng tháng như sau:

∑LTi = LCBi + LSPi + PC

• LTi: Tổng tiền lương tháng chi trả cho người lao động thứ i

• LCB: Tiền lương cơ bản của người lao động thứ i

• PC: các loại phụ cấp theo quy định của Công ty

• LSpi: Tiền lương sản phẩm của người lao động thứ i

Lương sản phẩm của công nhân được tính toán dựa trên quỹ lương sản phẩm tập thể

Lspi = i i m i i i sp h t h t V * 1 ∑ = Trong đó:

• Vsp : Quỹ tiền lương sản phẩm tập thể.

Vsp = ĐG x Q

ĐG: Đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể Q: Số lượng sản phẩm hoàn thành

• m: Tổng số lao động trong tập thể.

• ti: Số ngày công làm việc thực tế của người công nhân

• hi: Hệ số hoàn thành công việc của người công nhân i theo xếp loại.

• Loại A: là nhưng công nhân có tay nghề cao, tay nghề vững vàng, ý thức chấp hành sự phân công của người phụ trách, ngày giờ công cao, đạt và vượt năng suất cá nhân, có số sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn lao động tuyệt đối.

• Loại B: Đảm bảo ngày công, chấp hành sự phân công của người phụ trách, đạt năng suất cá nhân, chất lượng sản phẩm tốt và an toàn lao động tuyệt đối

• Loại C: Ngày giờ công đạt thấp, chấp hành chưa nghiêm chỉnh sự phân công của người phụ trách, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, chấp hành an toàn lao động.

- Cách xác định tiền lương cho công nhân sản xuất

 Lương cơ bản :

Mức lương tối thiểu hiện nay doanh ngiệp vẫn đang áp dụng mức để tính lương cơ bản bằng với mức lương tối thiểu do nhà nước quy định là 1.150.000 (Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-9-2013). Hệ số lương áp dụng theo quy định của nhà nước tại thời điểm hiện hành.

Ngày công làm việc thực tế của công nhân sản xuất được xác định thông qua bảng chấm công.

Ngày công chế độ áp dụng với bộ phận công nhân sản xuất là 26 ngày

- Lương sản phẩm: quỹ lương sản phẩm được tính dựa trên đơn giá lương và số lượng sản phẩm hoàn thành.

Số lượng sản phẩm hoàn thành tính theo đơn vị: tấn SP

Đơn giá tiền lương tương ứng với 1 tấn SP công ty tương ứng với từng bộ phận tính theo đơn vị đồng/tấn sp.

* Ví dụ cụ thể: Tính lương tháng 4/2013của công nhân Nguyễn Văn Tuân là lao động

phổ thông làm việc trong tổ pha màu

Bảng tổng hợp ngày công và hệ số hoàn thành công việc của tổ pha màu trong tháng 4/2013. Stt Họ và tên Chức danh Ngày công thực tế ti Hệ số hoàn thành công việc hi ti.hi

1 Nguyễn Minh Tuấn TT 25 1,4 35

2 Nguyễn Văn Tuân CN 23 1,2 27,6

3 Bùi Trọng Hiếu CN 23 1,2 27,6

4 Vũ Mạnh Hùng CN 22 1,2 26,4

6 Phạm Thị Hương CN 18 1,0 18

7 Nguyễn Quang Lân CN 20 1,0 20

8 Nguyễn Văn Lực CN 21 1,2 25,2 9 Vũ Văn Đoan CN 22 1,0 22 10 Lưu Hà Sơn CN 23 1,4 32,2 11 Nguyễn Thành Công CN 20 1,2 24 12 Nguyễn Thành Trung CN 20 1,2 24 13 Bùi Thị Xuân CN 21 1,2 25,2 14 Vũ Tuấn Anh CN 24 1,4 33,6 15 Phạm Minh Tiến CN 23 1,2 27,6 Tổng 397,2 Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính

Anh Tuân là lao động phổ thông mới vào làm việc nên hệ số lương cơ bản là 1,55. Trong tháng 4 anh làm được 23 công , có 2 ngày nghỉ lễ.Tiền lương cơ bản của anh sẽ là : LCB = 827 . 576 . 1 23 * 26 000 . 150 . 1 * 55 , 1 = (đồng) TLl = 115 . 137 2 * 26 000 . 150 . 1 * 55 , 1 = (đồng)

Trong tháng 4 Nhà máy sản xuất được 415 tấn sp, đơn giá tiền lương của tổ pha màu là 85000 đồng/ tấn do đó quỹ lương sản phẩm tháng 4 của tổ pha màu là

Vsp = 415 * 85.000 = 35.275.000 (đồng)

Anh Tuân có hệ số công việc được tổ trưởng đánh giá là hi =1,2

Dựa vào bảng tổng hợp ngày công và hệ số hoàn thành công việc tính được

i ih t

của tổ pha màu là 397,2.

Như vậy tiền lương sản phẩm của anh Tuân trong tháng 4 sẽ là: LSP = 133 . 451 . 2 2 , 1 * 23 * 2 , 397 000 . 275 . 35 = (đồng)

Anh Tuân làm ở tổ pha màu nên được hưởng phụ cấp độc hại với hệ số 0,3. Mức phụ cấp được hưởng là : 0,3 * 1.150.000 = 345.000 (đồng)

Các khoản phải trừ: 10,5% * 1,55 * 1.150.000 = 187.163 (đồng) Vậy tiền lương tháng 4/2011 của anh Tuân là :

(1.576.827+137.115+2.451.133+345.000 – 187.163) = 4.322.912 (đồng). 2.2.2.3. Các khoản phụ cấp và trợ cấp.

 Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng với bộ phận cán bộ quản lý. Hệ số phụ cấp cụ thể như sau: - Phó giám đốc : 0,6

- Giám đốc chi nhánh :0,5

- Trưởng các phòng ban , quản đốc nhà máy : 0,4 Mức phụ cấp = Hệ số phụ cấp x mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định

 Phụ cấp kiêm nhiệm: - Đối tượng áp dụng:

+ Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo ở một đơn vị, đồng thời được cử kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đơn vị khác.

+ Áp dụng cho CBNV trong trường hợp phòng, ban, đơn vị thiếu định biên nhân sự và người lao động đó phải kiêm nhiệm thêm chức danh nhiệm vụ của nhân sự còn thiếu.

- Mức phụ cấp: Tùy thuộc vào đối tượng và các chức danh kiêm nhiệm mà Ban giám đốc quyết định mức phụ cấp cho phù hợp nhưng không thấp hơn 20% lương công việc đang hiện hưởng.

 Phụ cấp độc hại :áp dụng cho công nhân tổ pha màu và tổ nguyên liệu của nhà máy

Hệ số phụ cấp là 0,3

Mức phụ cấp = Hệ số phụ cấp x mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định

 Tiền công tác phí :Tuỳ theo đợt công tác ngắn hạn, hoặc dài hạn Giám Đốc duyệt chi cho đối tượng hưởng

 Trợ cấp khó khăn: Tuỳ theo điều kiện, và hoàn cảnh của nhân viên Giám đốc có thể quyết định mức trợ cấp từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng cho một trường hợp.

 Phụ cấp điện thoại:

- Đối với các chức danh lãnh đạo thuộc Ban giám đốc Công ty sẽ chi trả tiền điện thoại di động theo cước phí trả sau của nhà cung cấp

- Đối với các chức danh lãnh đạo cấp Trưởng phòng và tương đương: Công ty hỗ trợ tiền điện thoại với hình thức chi trả tiền theo cước phí trả sau của nhà cung cấp với mức tối đa 1.000.000 đồng/tháng. Trường hợp chi phí thấp hơn không được truy lĩnh, trường hợp mức chi vượt quá mức cho phép thì phải nộp lại.

- Đối với CBNV thường xuyên dùng điện thoại cá nhân để liên lạc phục vụ cho công việc chung của Công ty sẽ được Công ty hỗ trợ tiền điện thoại với mức từ: 100.000 – 200.000 đồng/tháng

2.2.2.4. Quy định trả lương trong một số trường hợp cụ thể:

 Tiền lương trả cho người lao động trong các ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ phép năm:

TLl,t,p = CB N PC L + * số ngày nghỉ

 Tiền lương trả cho những ngày phải ngừng việc:

- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì mỗi ngày ngừng việc người lao động được trả đủ tiền lương cơ bản theo quy định của Nhà nước.

- Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động đó không được hưởng lương; Những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng thì tiền lương do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

 Tiền lương trả cho thời gian tạm đình chỉ công việc:

- Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi

Một phần của tài liệu đo án quản trị kinh doanh, hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần sơn nhật bản (Trang 30 - 49)

w