Kết luận chung về quá trình thể nghiệm

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam (Trang 73 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Kết luận chung về quá trình thể nghiệm

Khi tiến hành thể nghiệm tôi đã thực hiện nghiêm túc mục tiêu, nội

dung bài dạy, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện giáo án trước khi vào dạy thể nghiệm, tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp sao cho giáo án có tính khả thi cao nhất. Song do địa bàn thể nghiệm chưa phong phú nên tôi chưa thể khẳng định sự thành công toàn diện, tuyệt đối của đề tài.

Tuy nhiên qua quá trình thể nghiệm và những kết quả thể nghiệm thu được tôi tin vào tính khả thi của đề tài. Đề tài đã đem lại được cái nhìn khách quan, đa chiều, sâu sắc hơn đối với tác phẩm " Hai đứa trẻ" của Thạch Lam.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Công việc dạy văn là một công việc vô cùng đặc biệt đòi hỏi người

dạy cùng một lúc phải hoàn thành tốt hai vai trò: vừa là người giáo viên vừa là người nghệ sĩ. Nhiệm vụ của người giáo viên văn đâu chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách các em, làm cho mỗi tác phẩm văn chương thêm sức sống. Vì vậy người giáo viên phải thực sự yêu nghề, yêu người, không ngừng cố gắng, nỗ lực phấn đấu cho nghề nghiệp. Với mỗi tác phẩm văn chương được giảng dạy trong nhà trường người giáo viên phải trăn trở, tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất để làm sao sau mỗi giờ học văn các em vừa có được tri thức vừa thấy tâm hồn mình lớn lên cùng tác phẩm.

2. Thạch Lam là một tác giả lớn được đưa vào giảng dạy. Văn chương

của Thạch Lam đã chảy vào lòng người gần thế kỉ và sẽ còn chảy mãi. Với một đời người ngắn ngủi nhưng với sự tìm tòi, sáng tạo và lòng yêu thương con người, Thạch Lam đã để lại dấu ấn đậm nét với văn học dân tộc. Thạch Lam chủ yếu viết về những câu chuyện thường ngày – những câu chuyện tưởng như rất “tẻ nhạt” không gây được chú ý của đọc giả. Song vượt lên trên những cái thường ngày ấy, bằng chất thơ của cuộc sống Thạch Lam đã kể những câu chuyện động đến “lòng trắc ẩn” của hết thảy chúng ta. Người giáo viên khi giảng dạy tác phẩm của Thạch Lam phải tác động đến những sợi dây tơ lòng ấy và để cho nó tự nhiên ngân lên trong mỗi tâm hồn học sinh.

3. Tác phẩm "Hai đứa trẻ" là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam

nên đã được khai thác, nghiên cứu khá nhiều nhưng giá trị văn chương là vô tận. Với việc triển khai đề tài này, tôi chú trọng hơn tới biểu tượng nghệ thuật bóng tối và biểu tượng nghệ thuật ánh sáng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Qua đề tài, tôi nhận ra vai trò rất lớn của biểu tượng nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ” của

Thạch Lam nói riêng và trong tác phẩm văn chương nói chung. Tôi sẽ tiếp tục hướng đi này trong nghiên cứu, giảng dạy nhiều tác phẩm văn chương khác.

4. Thông qua kết quả của quá trình thể nghiệm tôi nhận thức được vai

trò của biểu tượng nghệ thuật bên cạnh các yếu tố nghệ thuật khác. Nhưng để biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương phát huy được hết vai trò và tác dụng của nó trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm cần sự nỗ lực của giáo viên và học sinh. Về phía giáo viên, trước tiên phải tìm hiểu trong tác phẩm mà mình giảng dạy tác giả có xây dựng biểu tượng nghệ thuật không? biểu tượng nghệ thuật đó là gì? đặt biểu tượng nghệ thuật đó trong mối quan hệ với các yếu tố khác để thấy được vai trò của biểu tượng? ý nghĩa của biểu tượng đó? và phải tìm ra phương pháp để hướng dẫn học sinh tìm ra kiến thức đó...Về phía học sinh phải chủ động đọc tác phẩm trước khi học trên lớp, viết ra những vấn đề còn băn khoăn, tìm hiểu nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm (đặc biệt nếu thấy có biểu tượng nghệ thuật), trong qua trình học chủ động lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

5. Dựa trên nền tảng lí luận vững chắc về những nguyên tắc, phương

pháp trong dạy học văn, đặc biệt là dạy học văn theo đúng đặc trưng của bộ môn, tôi đã chú trọng phương pháp đọc. Phương pháp đọc không phải là một phương pháp mới nhưng nhiều giáo viên còn hiểu rất sơ giản, coi phương pháp đọc đơn giản chỉ là việc đọc ngôn ngữ. Vì vậy thông qua đề tài tôi mong muốn người giáo viên sẽ cái nhìn đầy đủ, chính xác về phương pháp đọc trong dạy học văn. Từ sự nhận thức đó người giáo viên sẽ vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học của mình.

6. Từ tiền đề lí luận tôi đã tiến hành thiết kế, dạy học thể nghiệm và đã

thu được những thành công bước đầu. Tuy nhiên do tuổi còn trẻ, kinh nghiệm còn ít luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, sự đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Quốc Anh (cùng nhiều tác giả). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,

kĩ năng môn Ngữ Văn. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.

2. Lê Bảo. Thạch Lam, H ồ Dz ếnh. Nxb giáo dục, 1999

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn. Nxb Giáo dục, 2006

4. Lê Tâm Chính. Thế giới trẻ thơ qua đôi mắt Thạch Lam, sách Phân tích

bình giảng văn học chọn lọc. Nxb Văn học, 2000.

5. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường . Nxb Giáo dục, 2009

6. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại.Nxb ĐHSP Hà Nội, 2005

7. Nguyễn Hoàng Đức (Tuyển dịch). Cẩm nang mỹ học nghệ thuật thi ca phê

bình. Nxb văn hoá dân tộc, 2000.

8. Hà Minh Đức (cùng nhiều t ác giả). Lí luận văn học.Nxb Giáo dục, 2007

9. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc – hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo dục, 2008.

10. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc và tiếp nhận tác phẩm tác phẩm văn chương. Nxb Gi áo d ục, 2002

11. Nguyễn Thị Thanh Hương. Dạy văn ở trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001

12. Nguyễn Thanh Hồng. Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Tạp

chí Văn học. số 3, 1990.

13. Đỗ Đức Hiểu. Phố huyện của Thạch Lam. sách Thạch Lam – văn chương

và cái đẹp, Nxb Hội nhà văn, 1994.

14. Hoàng thị Huế. Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong" Chữ

người tử tù" và " Hai đứa trẻ" . htt:// Văn học. net

15. Jean Chevaller, A. Gheerbrant. Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới.

16. Hoàng Thiệu Khang. Tư tưởng nghệ thuật của Thạch Lam. htt:// Văn học. net

17. Phong Lê. Thạch Lam trong " Tự lực văn đoàn". Sách: Thạch Lam tác

gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 2006.

18. Phong Lê. Tuyển tập Thạch Lam. Nxb Văn học, 1988.

19. Nguyễn Duy Lẫm. Biểu trưng. Nxb Từ điển bách khoa, 2005

20. Phan Trọng Luận (chủ biên). Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1, Nxb Giáo dục, 2008

21. Phan Trọng Luận (chủ biên). Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1. Nxb Giáo dục, 2008

22. Phan Trọng Luận (chủ biên). Sách bài tập Ngữ văn 11 tập 1. Nxb Giáo dục, 2008

23. Phan Trọng Luận. Phương pháp dạy học văn. Nxb Giáo dục, 2002

24. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt.

Phương pháp dạy học văn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996

25. Vương Trí Nhàn. Tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác. Sách: Thạch Lam

tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 2006.

26. Vương Trí Nhàn. Nhà văn hiện đại (tập 2). Nxb Khoa học xã hội, 1989.

27. Lã Nguyên. Lý luận tiểu thuyết theo dòng của Thạch Lam. Tạp chí văn

nghệ quân đội. số 704, 2009

28. Nguyễn Phúc. Quan niệm văn chương của Thạch Lam: vị nghệ thuật hay vị

nhân sinh?. Sách: Thạch Lam – văn chương và cái đẹp. Nxb Hội nhà văn, 1940.

29. Phạm Phú Phong. Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam. Sách: Thạch Lam

tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 2006.

30. Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt. Nxb Đ à N ẵng, 2005

31. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phí. Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 2004

33. Trần Xuân Toàn. Biểu tượng nghệ thuật. http: WW.vnWeblogs. com

34. Lê Dục Tú. Thạch Lam – người đi tìm cái đẹp trong cuộc đời và trong

văn chương, Nxb Giáo dục, 2006

35. Lê Dục Tú, Vũ Tuấn Anh. Thạch Lam tác gia và tác phẩm.Nxb Giáo dục 2006

36. Nguyễn Tuân. Thạch Lam. Nxb Giáo dục, 2006.

37. Nguyễn Công Thắng. Thạch Lam trong "Gió lạnh đầu mùa". Kiến thức

ngày nay. số 9, 1992.

38. Nguyễn Thành Thi, Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam. Nxb Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.

39. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ. Văn chương Tự lực văn đoàn. Nxb Giáo dục, 1999.

40. Văn Tâm, Giảng bình truyện ngắn " Hai đứa trẻ". Sách: Thạch Lam tác

gia và tác phẩ.Nxb Giáo dục, 2006.

PHỤ LỤC

GIÁO ÁN DẠY ĐỐI CHỨNG HAI ĐỨA TRẺ Thạch Lam Ngày soạn: Ngày giảng: A/ Mục tiêu bài học: 1. Về tri thức

- Giúp học sinh thấy được bức tranh cuộc sống phố huyện và tâm trạng của “Hai đứa trẻ” từ đó cảm nhận được tấm lòng thương cảm sâu xa của tác giả đối với những kiếp sống tối tăm, mòn mỏi trong xã hội cũ và vẻ đẹp bình dị và nên thơ của bức tranh đó.

- Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng của Thạch Lam trong truyện ngắn " Hai đứa trẻ". Từ đó bước đầu cảm nhận nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

2. Về thái độ

Học sinh có tình cảm thương yêu, quý trọng với những con người nghèo khổ.

Trân trọng tấm lòng yêu thương con người của Thạch Lam.

3. Về kĩ năng

- Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại

- Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.

B/ Chuẩn bị của thầy và trò.

- Thầy: soạn giáo án. - Trò: đọc sách, soạn bài

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Anh (chị) hãy cho biết đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945?

3. Giới thiệu bài mới.

Thạch Lam là một cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một minh chứng cho tài năng viết truyện ngắn của Thạch Lam.

4. Nội dung bài học

Hoạt động của thầy

Hoạt động của

trò

Nội dung cần đạt

Phần tiểu dẫn cho em biết những thông tin gì về tác phẩm?

Liên hệ :Thạch Lam là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo -> tư tưởng cải lương Thạch Lam :Hiện thực Đọc phần tiểu dẫn và trả lời. I/ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Thạch Lam (1910 – 1942). Tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, bút danh Việt Sinh.

- Ông sinh ra trong một gia đình viên chức.

- Là một nhà văn tiêu biểu trong nhóm “Tự lực văn đoàn”.

- Tư tưởng thẩm mỹ khác đa số các nhà văn lãng mạn: nghiêng về chủ nghĩa hiện thực.

Thạch Lam có sở trường về thể loại nào?

Truyện ngắn của ông có gì đặc biệt? Cảnh ngày tàn được khắc hoạ như thế nào? Trả lời Trả lời

- Thế giới nhân vật: tầng lớp dân nghèo không có tương lai.

- Thạch Lam có sở trường về truyện ngắn (Truyện ngắn thường là câu chuyện tâm tình, tâm trạng, làm day dứt mãi lòng người: buồn, thương xót…).

2. Tác phẩm

a. Thể loại

“ Hai đứa trẻ” thuộc tác phẩm tự sự, giàu chất trữ tình (nhiều đoạn văn tả cảnh, tả tâm trạng rất giàu chất thơ và mang giọng điệu trữ tình rõ nét).

b. Tóm tắt tác phẩm (SGK)

II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đoạn 1. Cảnh chiều muộn

Trong con mắt của Liên tất cả cảnh vật cũng như cảnh sinh hoạt của con người đều gợi lên sự tàn tạ.

- Cảnh ngày tàn:

+ Tiếng trống thu không: (Âm thanh vô tình mà chất chứa cả nỗi niềm của con người.)

Tiếng trống cầm canh thưa thớt, rời rạc điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi -> âm thanh là nhịp thở của cuộc đời khô khốc chìm lấp trong đêm tối,

Không gian ấy giợi lên cảm giác gì trong lòng người? Em có suy nghĩ gì về cảnh đó? Trả lời Trả lời

không đủ sức ngân vang mặc dù được đánh tung lên như muốn khuấy động cả không gian tù đọng, u uất này.

+ “ Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” -> Gợi buổi chiều buồn.

+ Bản nhạc dân dã, quen thuộc, buồn bã. Tiếng rền rĩ của côn trùng, tiếng kêu ran của ếch nhái, tiếng đàn bầu run rẩy dến tội nghiệp

-> Không gian tù túng mù mịt ấy gợi cảm giác buồn thương, day dứt trong lòng người ( Cảnh hiện lên qua đôi mắt và cảm nhận của nhân vật Liên)

- Cảnh chợ tàn: dễ gợi buồn, sự náo động đông vui mất dần -> cảnh vật trống vắng, hiu quạnh

- > Cảnh chợ tàn làm rõ sự nghèo nàn, xơ xác của sinh hoạt phố huyện.

+ Mấy đứa trẻ nhặt nhạnh, rác rưởi ( vỏ bưởi, những phiên nứa, tre, vỏ mía…)

+ Liên vẫn cảm nhận thấy : “cái mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”.

Con người hiện lên như thế nào qua bức tranh phố huyện?

Cảnh đêm tối được miêu tả như thế nào?

Trả lời

Trả lời

- Cảnh những kiếp người tàn tạ. + Hàng nước chị Tí..

+ Hình ảnh bà cụ Thi điên -> Gợi sự tàn tạ của một kiếp người.

+ Vợ chồng bác xẩm (gia đình bác xẩm sờ soạng bên manh chiếu rách…)

Lưu ý: Bóng bác phở Siêu, bóng dáng lũ trẻ nhặt rác bãi chợ, bóng chị em Liên ngồi lẫn vào nỗi buồn trên chiếc chõng tre sắp gãy.

-> Hiện lên trong bức tranh chiều tối ấy là những thân phận tàn tạ, hiu hắt, những con người nghèo khổ lam lũ, nhếch nhác. Tất cả đều là những kiếp sống lầm than, cực khổ, tàn tạ.

2. Đoạn 2. Cảnh đêm tối và ngọn đèn hàng nước chị Tí.

- Trong con mắt Liên bóng tối bao trùm.. sinh hoạt con người thu vào những ngọn đèn tù mù, le lói, nhỏ nhoi và tội nghiệp.

+ Ngọn đèn con của chị Tí: quầng sáng nhỏ.

+ Bếp bác phở Siêu: chấm lửa nhỏ. + Ngọn đèn của Liên: hột sáng. -> Ngòi bút Thạch Lam thật gợi cảm khi vẽ lên sự tương phản giữa ánh sáng

Hình ảnh ngọn đèn chị Tí trở đi trở lại có ý nghĩa gì?

Tìm những chi tiết phản ánh nhịp sống của con người nơi phố huyện? Tâm trạng của Liên như thế nào?

Trả lời

Trả lời

và bóng tối -> mấy vầng sáng này lọt thỏm giữa bóng đêm thăm thẳm, sậm đen.

- Không gian nghệ thuật: ánh sáng xuất hiện chỉ là thứ ánh sáng le lói, leo lét: từng hột sáng, không đủ sức xé rách màn đêm mà chỉ làm cho đêm tối trở nên mênh mông và dày đặc hơn.

- Ngọn đèn hàng nước chị Tí trở đi trở lại nhiều lần (7 lần) gây ấn tượng day dứt, chập chờn đi vào giấc ngủ của Liên.

-> Hình ảnh ngọn đèn "chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ" có ý nghĩa như một biểu tượng về những kiếp người

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam (Trang 73 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)