Những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng biểu tượng nghệ thuật

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam (Trang 51 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.6.1. Những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng biểu tượng nghệ thuật

biểu tượng nghệ thuật ánh sáng trong thiết kế dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

2.6.1. Những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng biểu tượng nghệ thuật trong dạy học tác phẩm văn chương trong dạy học tác phẩm văn chương

Biểu tượng nghệ thuật là một yếu tố hình thức đặc sắc của mỗi tác phẩm văn chương. Trong tác phẩm văn chương tác giả nào tạo dựng được biểu tượng nghệ thuật là đã đặt những nền móng cho sự thành công của tác phẩm. Tuy nhiên trong chỉnh thể của tác phẩm có rất nhiều yếu tố cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, xem xét. Đặc biệt trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy việc chọn lựa những kiến thức nào trong tác phẩm để đạt được những mục tiêu về giáo dục thì phải tuân theo một số yêu cầu.

Biểu tượng nghệ thuật là một điểm sáng thẩm mĩ trong tác phẩm nhưng biểu tượng nghệ thuật được xây dựng cũng là để phục vụ cho mục đích lớn hơn là xây dựng hình tượng nghệ thuật và thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Vì vậy khi vận dụng biểu tượng nghệ thuật trong giảng dạy người giáo viên phải vận dụng đúng mức độ: xem xét biểu tượng nghệ thuật trong mối quan hệ với các yếu tố khác như nhân vật, sự kiện, ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật. Không vì cho biểu tượng nghệ thuật là một thành công đặc sắc của tác phẩm mà quá chú trọng trong quá trình giảng dạy.

Tác phẩm văn chương được giảng dạy trong nhà trường cho nên phương pháp tiếp cận, tìm hiểu và hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm cũng không giống như việc chúng ta tìm hiểu tác phẩm đó trong môi trường văn hoá xã hội ngoài nhà trường. Việc tìm hiểu để giảng dạy có những đặc trưng riêng để phù hợp với môi trường giáo dục. Nhưng dù là phục vụ cho mục tiêu giáo dục như thế nào thì đó vẫn là một tác phẩm văn chương nên không vì quá chú trọng đến nội dung giáo dục mà dạy học tác phẩm đó một cách khiên cưỡng, áp đặt. Đưa ra những ý nghĩa mà biểu tượng nghệ thuật thực sự không biểu thị, hay đó chỉ là ý nghĩa phụ nhưng lại được đẩy lên thành ý nghĩa chính. Vì vậy người giáo viên bao giờ cũng phải có một cái nhìn khách quan, khoa học nhưng cũng phải giàu rung cảm của cảm xúc văn chương để cảm, hiểu và giảng dạy tác phẩm.

2.6.2. Những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng biểu tượng nghệ thuật bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong thiết kế và thực hiện thiết kế tác bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong thiết kế và thực hiện thiết kế tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Trong dạy học khâu thiết kế bài dạy học là một khâu vô cùng quan trọng. Nó không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một kế hoạch cho hoạt động học. Thiết kế một bài dạy tức là ta phải tìm hiểu sâu tác phẩm trên tất cả mọi phương diện. Người giáo viên sau khi tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm phải biết xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học phù hợp mục tiêu giáo dục, đặc điểm tâm

sinh lý học sinh. Điều quan trọng đối với người giáo viên khi lên lớp không chỉ chuẩn bị, dự kiến về nội dung bài học mà còn cả về mặt phương pháp, hình thức tổ chức lớp học, các bước lên lớp, phương tiện dạy học, câu trả lời của học sinh… Khi thiết kế phần biểu tượng nghệ thuật bóng tối và biểu tượng ánh sáng người giáo viên phải suy nghĩ kĩ, đặt biểu tượng đó trong mối quan hệ nhiều chiều để tìm ra bản chất của vấn đề. Giáo viên phải xác định đúng những chi tiết nghệ thuật nào là chi tiết nghệ thuật biểu đạt biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng. Sau đó tìm ra ý nghĩa nội dung của hình thức nghệ thuật đó. Và đặt biểu tượng đó trong quan hệ với hình tượng nghệ thuật, với chủ đề tư tưởng của tác phẩm, với phong cách nghệ thuật của tác giả.

Đặc biệt khi lên lớp thực hiện thiết kế đó giáo viên không được áp đặt kiến thức. Ý nghĩa của biểu tượng nghệ thuật bóng tối và biểu tượng nghệ thuật ánh sáng phải để học sinh tự tìm ra dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Và trong quá trình giảng dạy có thể học sinh sẽ đưa ra những ý kiến trái chiều, người giáo viên phải biết tôn trọng ý kiến của học sinh và từng bước đưa học sinh tới quan điểm đúng đắn.

Chương 3 : THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM DẠY HỌC TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ”

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)