Nội dung thiết kế

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam (Trang 55 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Nội dung thiết kế

HAI ĐỨA TRẺ Thạch Lam Ngày soạn: Ngày giảng: A/ Mục tiêu bài học: 1. Về tri thức

- Giúp học sinh thấy được bức tranh đời sống phố huyện và cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những con người nghèo khổ và sự cảm thông trân trọng trước những mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

- Thấy được những nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một truyện ngắn trữ tình.

2. Về thái độ

Học sinh có tình cảm thương yêu, quý trọng với những con người nghèo khổ.

Trân trọng tấm lòng yêu thương con người của Thạch Lam.

3. Về kĩ năng

- Đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

- Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.

B/ Chuẩn bị của thầy và trò.

- Thầy: soạn giáo án. - Trò: đọc sách, soạn bài

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động

1. Ổn định tổ chức lớp

Anh (chị) hãy cho biết đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945?

3. Giới thiệu bài mới

Có những trang văn không ồn ào, sôi động mà rất nhẹ nhàng, dịu ngọt đi vào lòng người. Đó là những tác phẩm văn chương của Thạch Lam. "Hai đứa trẻ" là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách đó của Thạch Lam và đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu đậm.

4. Nội dung bài học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hãy nêu những nét chính về tác giả Thạch Lam? Quan điểm sáng tác của Thạch Lam? Tóm tắt tiểu dẫn sách giáo khoa và trả lời. Nghe và rút ra câu trả lời. I/ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả (1910 - 1942)

- Thạch Lam sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại. - Thời thơ ấu, ông gắn bó với phố huyện nghèo ở Cẩm Giàng - Hải Dương (nó để lại dấu ấn trong văn chương của ông)

- Bản thân: Ông là người thông minh, tinh tế, đôn hậu, điềm đạm.

2. Sự nghiệp sáng tác.

* Ông có quan niệm văn chương lành mạnh tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn: "cây bút truyện ngắn tài hoa xuất sắc".

“ Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn của Thạch Lam?

Trả lời

thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”.

-> Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh. * Ông là cây bút chủ lực của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng có phong cách sáng tác hoàn toàn khác:

- Ông hướng ngòi bút vào những người lao động nghèo khổ có cuộc sống vất vả, cơ cực với một tấm lòng trắc ẩn và xót thương chân thành -> Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

- Viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.

- Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình với giọng điệu điềm đạm.

- Văn Thạch Lam trong sáng giản dị mà thâm trầm sâu sắc.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Kể tên những tác phẩm chính của Thạch Lam?

Câu chuyện được kể dưới cái nhìn của ai? Cảnh thiên nhiên phố huyện lúc Đọc sách giáo khoa và trả lời. Trả lời Tìm chi tiết trong sách * Tác phẩm chính

- Tập truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942).

- Tiểu thuyết: Ngày mới (1939). - Tiểu luận: Theo dòng (1941).

- Tuỳ bút: Hà Nội băm sáu phố phường (1943).

- Hai quyển truyện viết cho thiếu nhi : Quyển sách (1940) , Hạt ngọc (1940).

* Truyện ngắn " Hai đứa trẻ" in trong tập "Nắng trong vườn". Tác phẩm có sự hoà quyện của hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.

II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.

Câu chuyện được cảm nhận qua đôi mắt của Liên. Một cô bé có tâm hồn trong sáng, đa cảm.

1. Phố huyện lúc chiều tà

a. Cảnh thiên nhiên.

- Âm thanh:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

chiều tà được miêu tả như thế nào? Nhận xét của em về khung cảnh buổi chiều? Cảnh chợ tàn hiện lên qua những hình ảnh nào? giáo khoa và trả lời. Trả lời Tìm chi tiết trong sách giáo khoa

thớt, gợi vắng, gợi cái tĩnh lặng của buổi chiều quê.

+ Tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ran -> giai điệu quen thuộc của đồng quê.

- Màu sắc: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Vẻ rực rỡ, huy hoàng của ngày đã qua. Dường như mặt trời cũng muốn thể hiện mình lần cuối trước khi nhường chỗ cho bóng tối.

- "Chiều, chiều rồi". Câu văn gợi bước đi của thời gian, giọng văn trầm buồn, ngậm ngùi.

-> Bằng những quan sát tinh tế, cảm nhận tinh vi từ những hình ảnh quen thuộc, bình dị nhưng tác giả đã cho người đọc thấy được hình ảnh quen thuộc của buổi chiều quê: bình lặng, yên ả, gợi buồn.

b. Cảnh sinh hoạt của con người nơi phố huyện.

- Cảnh chợ tàn

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

Con người hoạt động như thế nào? Những con người ấy có điểm gì và trả lời. Trả lời Trả lời

->Gợi nên vẻ nghèo của phố huyện. + Mùi âm ẩm bốc lên: trở nên quen thuộc, Liên cảm nhận đó là mùi của quê hương -> Tình yêu quê hương rất đỗi bình dị.

- Lũ trẻ con nhà nghèo: tìm kiếm, nhặt nhạnh -> Khiến Liên thương cảm, tội nghiệp cho chúng. (Lòng đồng cảm, yêu thương con người)

- Gia đình chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng -> tảo tần, long đong, vất vả. "Sớm hay muộn thì có ăn thua gì". Câu trả lời như một tiếng thở dài.

- Cửa hàng của chị em Liên: chõng tre sắp gãy, ngày chợ phiên mà không bán được bao nhiêu, thương trẻ em nghèo nhưng không có tiền cho chúng (Mặc dù gia đình Liên là khấm khá nhất ở phố huyện này).

- Bà cụ Thi hơi điên chỉ đủ tiền mua rượu uống một hơi là hết sạch với tiếng cười khanh khách. Một cuộc đời đã tàn quá nửa nhưng vẫn nhận ra sự đối xử tốt của người khác với mình.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt chung? Em hiểu thế nào là biểu tượng nghệ thuật? Trong tác phẩm yếu tố nào được coi là biểu tượng nghệ thuật?

Biểu tượng bóng tối được miêu tả như thế nào? Ý nghĩa biểu tượng bóng tối ? Thảo luận và trả lời Trả lời Đọc, tìm chi tiết và trả lời

huyện vẫn diễn ra. Mỗi người một hoàn cảnh riêng tư, một cách kiếm sống. Nhưng họ đều là những người lao động sống eo hẹp, nghèo khó.

2. Phố huyện về đêm.

Biểu tượng nghệ thuật được coi là kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa, bao gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nó chính là sự mã hoá cảm xúc, ý tưởng của tác giả. Biểu tượng nghệ thuật gắn liền với những sáng tạo về nghệ thuật và thường hướng tới chân, thiện, mĩ... Thể hiện quan điểm thẩm mĩ về cái đẹp, cái cao cả của tác giả.

a. Biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng.

* Bóng tối: “ Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối”, “Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối”, “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Ánh sáng được miêu tả như thế nào? Biểu tượng ánh sáng biểu đạt ý nghĩa gì?

Đọc, tìm chi tiết và trả lời

ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa.” - > Bóng tối tràn lan, dày đặc, đang ngự trị bao trùm lên toàn bộ không gian phố huyện. Bóng tối là không gian của đêm tối, để chỉ bước đi của thời gian: ngày tàn và nhường chỗ cho đêm tối. Bóng tối cũng chính là cách nhìn của Thạch Lam về cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi của con người nơi phố huyện nghèo.

* Ánh sáng:

- Ánh sáng từ thiên nhiên vũ trụ: “ Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt

đất hay len vào những cành cây”. -> Ánh sáng chứa đầy bí mật, kích thích

trí tò mò và tưởng tượng với tâm hồn trẻ thơ.

- Ánh sáng từ đời sống sinh hoạt của phố huyện: “Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách.”, “Từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Ánh sáng nào được miêu tả nhiều nhất? Nó gợi lên điều gì? Ánh sáng được nhà văn rất trân trọng? Vì sao? Thảo luận và trả lời Trả lời

lung lay các bóng dài: mấy người làm công ở hiệu khách đi đòn bà chủ ở tỉnh về”, cả cái bếp lửa của bác Siêu và ngọn đèn vặn nhỏ của Liên “ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”.

-> Một khe sáng, vệt sáng, quầng sáng, thưa thớt từng hột sáng, vùng sáng nhỏ xanh. Ánh sáng rất hiếm hoi, mỏng manh, chưa đủ sức xua tan bóng đêm. - Hình ảnh gây ấn tượng và trở đi trở lại nhiều lần (7 lần) là ánh sáng nơi ngọn đèn con của chị Tí: hiu hắt, yếu ớt -> gợi liên tưởng đến một cuộc sống leo lét. Nhưng ngọn đèn ấy cũng mang lại những cảm giác gần gũi, thân thuộc đến cho con người, nơi con người quần tụ bên nhau.

- Ánh sáng từ quá khứ Hà Nội: “…là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá !” và “Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. -> Qúa khứ đẹp đẽ là hành trang tốt đẹp cho con người. - Ánh sáng từ đoàn tàu: rực rỡ, mạnh mẽ.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Cảm nhận của em về âm thanh ? Nhịp sống phố huyện về đêm diễn ra như thế nào?

Cảm nhận của em về cuộc sống của họ?

Ý nghĩa của biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng? Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời b. Âm thanh

- Tiếng trống cầm canh: khô khốc, rời rạc không đủ để khuấy động không gian im lìm, tĩnh mịch nơi phố huyện.

- Tiếng đàn bầu: não nề -> làm cho không gian buồn thêm.

c. Nhịp sống phố huyện

- Chị em Liên: ngồi lặng lẽ, liên tưởng đến Hà Nội -> Liên hiểu hơn cái nghèo nơi phố huyện, luôn mơ về quá khứ đẹp đẽ.

- Bác Siêu đáp vẩn vơ, phở của bác trở thành món hàng xa xỉ.

-> Họ sống quẩn quanh, mòn mỏi, thiếu thốn -> giá trị hiện thực của tác phẩm. Ta thấy được nỗi lòng xót xa, thương cảm của Thạch Lam với những kiếp người nghèo khổ -> Giá trị nhân đạo.

- Biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng cùng xuất hiện, bổ sung, tương hỗ cho nhau trong tác phẩm cho ta thấy một cách nhìn đa chiều về cuộc sống của Thạch Lam. Ông thu nhận tất cả vào tầm mắt và thể hiện cả hai mặt

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Có phải Thạch Lam viết truyện

hai đứa trẻ là viết

về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn ?

Thông qua biểu tượng nghệ thuật bóng tối và biểu tượng ánh sángnhà Thảo luận và trả lời Trả lời

của cuộc sống trên trang văn. Nhưng bóng tối ở đây dù có chủ đạo nhưng nó không che lấp được tất cả, ánh sáng vẫn xuất hiện bên cạnh. Bóng tối dù đã bao trùm hết không gian phố huyện cũng không che khuất được ánh sáng. Ánh sáng là ước mơ là hi vọng của con người nơi đây “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ

hằng ngày của họ”. Cuộc đời của họ

tuy bị phủ lên một bức màn đêm nhưng họ chưa lúc nào họ nguôi hy vọng. Họ luôn mong muốn sự đổi thay, như đoàn tàu đến mang theo một thế giới khác. Một thế giới đẹp đẽ đáng sống hơn. Những con người nơi phố huyện luôn mong muốn tới một ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho mơ ước ấy có phần mơ hồ chưa rõ nét nhưng nó sẽ là động lực để họ vượt qua cuộc sống hiện tại.

- Cuộc sống có bóng tối, có gian truân nhưng họ vẫn nhìn nhau đầy trân trọng, bao dung, đối xử với nhau đầy thiện cảm. Họ sống với nhau bằng tấm

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

văn muốn thể hiện chủ để tư tưởng gì?

Tâm trạng đợi tàu của họ như thế nào? Họ đợi tàu vì lí do gì ?

Đọc tìm chi tiết và trả lời.

lòng vị tha, đồng cảm, sẻ chia. Trong khó khăn họ vẫn đùm bọc nhau. Đặc biệt trong bóng tối họ vẫn nhìn thấy ánh sáng, họ vẫn tràn đầy ước mơ và hi vọng về sự đổi thay. Ánh sáng ước mơ ấy không chỉ đơn giản là giúp họ tồn tại mà còn giúp họ hướng đến tương lai. Và Liên vẫn sống với những rung cảm, cảm xúc tinh tế, dịu nhẹ, ấm áp tình người, gắn bó với phố huyện, với làng quê (có người đánh giá tác phẩm là bài ca quê hương)

-> yếu tố lãng mạn trữ tình.

3. Chuyến tàu đêm

a. Cảnh đợi tàu

- Ngày nào hai chị em Liên cũng thức đợi đoàn tàu. An buồn ngủ ríu cả mắt vẫn dặn chị gọi dậy khi tàu đến.

- Những con người ở phố huyện chỉ kết thúc công việc khi chuyến tàu đêm đã đi qua.

- Bác Phở Siêu nói như reo khi có dấu hiệu của đoàn tàu.

-> Họ đợi tàu không chỉ là nhu cầu vật chất mà đợi tàu đã trở thành một thói

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

Đoàn tàu đêm được miêu tả ra sao?

Đoàn tàu đêm có ý nghĩa như thế nào với những con người nơi đây?

Với Liên đoàn tàu có ý nghĩa gì?

Trả lời

Trả lời

Trả lời

quen, một sự thôi thúc từ bên trong, một nhu cầu tất yếu không thể thiếu được.

b. Đoàn tàu đêm

- Âm thanh: dồn dập, rầm rộ, còi rít lên - Ánh sáng: toa đèn sáng trưng, đồng và kền sáng lấp lánh.

- Cuộc sống trên tàu: ồn ào, sang trọng, đủ đầy.

-> Đoàn tàu mang đến một thế giới khác hoàn toàn đối lập với phố huyện. Nếu như ở phần đầu phố huyện tăm tối, ngột ngạt, tù đọng thì đoàn tàu là biểu tượng của ánh sáng rực rỡ, của sự sống mạnh mẽ, náo nhiệt. Một cuộc sống đáng sống hơn. Đoàn tàu mang đến sự đổi thay, sức sống mới cho phố huyện. - Với Liên:

+ Đoàn tàu là hình ảnh về một Hà Nội xa xôi nhưng đẹp đẽ mà Liên luôn mơ ước.

+ Giúp Liên thấy rõ hơn cuộc sống tăm tối, tẻ nhạt của phố huyện.

+ Là niềm khao khát hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)