0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Chủ đề tư tưởng định hướng việc lựa chọn biểu tưởng nghệ thuật

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG QUA VIỆC PHÁT HIỆN, PHÂN TÍCH, BÌNH GIÁ BIỂU TƯỢNG BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM (Trang 29 -31 )

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Chủ đề tư tưởng định hướng việc lựa chọn biểu tưởng nghệ thuật

Như trên đã nói chủ đề tư tưởng là linh hồn, hạt nhân của tác phẩm, là kết tinh của những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc đời của nhà văn. Khi đặt bút viết tác phẩm điều nhà văn xác định đầu tiên là đề tài. Đề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa và miêu tả, thể hiện tạo thành chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm đồng thời là cơ sở để từ đó nhà văn đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm. Đề tài là một vấn đề rộng lớn, có rất nhiều tác giả giống nhau về đề tài. Trong cùng một đề tài mỗi nhà văn sẽ giới hạn cho mình một phạm vi của đời sống. Phạm vi đời sống ấy chính là chủ đề mà tác giả lựa chọn được và thể hiện trong tác phẩm. Chủ đề là sự thống nhất hữu cơ giữa hiện thực khách quan và tư tưởng chủ quan của nhà văn. Lựa chọn phạm vi đời sống phù hợp với tư tưởng của nhà văn là nhà văn đã tìm ra được chủ đề mình tâm đắc nhất. Việc lựa chọn được chủ đề thích hợp với phong cách nghệ thuật, với vốn sống, với sở trường của nhà văn sẽ là những yếu tố làm nên thành công cho tác phẩm.

Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn chương thì nội dung là yếu tố quan trọng, quyết định, nó là cái có trước chỉ đạo. Qua ý thức của người sáng tạo, từ ngữ được coi là phương tiện để chuyển tải nội dung tư tưởng. Cái quan trọng nhất là chủ đề tư tưởng. Sau khi chọn đề tài cho tác phẩm nhà văn sẽ tìm kiếm cho mình lối viết phù hợp để chuyển tải chủ đề tư tưởng mà mình quan tâm, trăn trở. Chủ đề tư tưởng sẽ dẫn đường để nhà văn tìm ra những hình thức nghệ thuật phù hợp. Trong đó biểu tượng nghệ thuật cũng phải là yếu tố đầu tiên phải phù hợp với chủ đề. Biểu tượng nghệ thuật phải tập trung thể hiện được chủ đề thì mới được chọn làm biểu tượng nghệ thuật cho tác phẩm.

Chương 2: BIỂU TƯỢNG BÓNG TỐI VÀ BIỂU TƯỢNG ÁNH SÁNG VÀ CÁCH THỨC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG CỦA TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM

Thạch Lam sinh ra ở Hà Nội nhưng cuộc đời lại gắn bó nhiều với phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương. Nhất là những năm tháng tuổi thơ, lúc cả gia đình Thạch Lam chuyển về quê mẹ sống nên Thạch Lam rất nặng lòng với vùng đất nơi đây. Như để trả món nợ ân tình đó trong hàng loạt các sáng tác của mình Thạch Lam đã đưa hình bóng phố huyện Cẩm Giàng trở thành không gian của truyện.

Tác phẩm “ Hai đứa trẻ” cũng là bức tranh về phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương. Câu chuyện mà Thạch Lam kể như một hồi ức của tuổi thơ được vọng về từ quá khứ, từ những năm tháng không bao giờ phai nhạt trong kí ức của nhà văn.

“Hai đứa trẻ” rút trong tập “Nắng trong vườn” là truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam. “Có người yêu Cô hàng xén, có người mê Dưới bóng hoàng lan, lại có người từng cho Sợi tóc là tuyệt tác của Thạch Lam. Nhưng cùng với thời gian, càng ngày người ta càng thấy ngôi vị ấy xứng đáng với

Hai đứa trẻ hơn” (Nguyễn Đăng Mạnh). Điều ấy cũng được chứng minh qua

rất nhiều lần thay đổi về sách giáo khoa tác phẩm “ Hai đứa trẻ” vẫn được chọn làm tác phẩm giảng dạy trong chương trình phổ thông. Và với đọc giả gần xa mỗi lần nhắc tới Thạch Lam người đọc vẫn nhắc tới “Hai đứa trẻ” như một niềm yêu mến tự nhiên., một sự lôi cuốn rất nhẹ nhàng nhưng không thể dứt ra được.

“Hai đứa trẻ” là một tác phẩm có cốt truyện đơn giản. Câu chuyện chỉ xoay quanh việc kể về hai đứa trẻ sinh ra ở Hà Nội nhưng vì gia cảnh sa sút phải về phố huyện trông nom một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu cho mẹ. Hằng

ngày, chúng thức để đợi xem một chuyến tàu đêm đi qua rồi mới đi ngủ. Cốt truyện đơn giản chỉ có vậy, đơn giản tới mức gần như không có cốt truyện. Có lẽ đây sẽ là câu chuyện dễ tóm tắt nhất trong văn học, bởi trong truyện không một tình huống, một chi tiết nào gay cấn, cũng không có nhiều sự kiện xảy ra với nhân vật. Nhưng điều đặc biệt là “Hai đứa trẻ” vẫn chinh phục được đọc giả nhiều thế hệ. Điều đó làm cho rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học có sự quan tâm đặc biệt đối với tác phẩm.

Tác phẩm “Hai đứa trẻ” được đặt trong không gian phố huyện, một không gian quen thuộc, đặc trưng trong truyện ngắn của Thạch Lam. Không gian truyện của Thạch Lam không đặc biệt như không gian truyện trong “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố, một không gian bị sự hối thúc của bởi tiếng tù và thúc sưu, thúc thuế hay không gian tù túng, ngột ngạt trong sáng tác của Nam Cao mà là không gian thường nhật, không gian của cuộc sống bình dị. Đó là một không gian đan xen giữa nông thôn và thành thị, quê và tỉnh. Nơi đó đằng sau là ruộng đồng, luỹ tre, dòng sông còn đằng trước lại là phố huyện với hơi hướng thị thành. Đặc biệt gắn với phố huyện là chợ huyện và ga xép của tuyến đường sắt nối Hải Phòng và Hà Nội. Đây cũng là tuyến đường sắt nổi tiếng một thời, mang lại sự thông thương, giao lưu về kinh tế, văn hoá giữa các tỉnh có tuyến đường sắt đi qua. Ga xép Cẩm Giàng cũng đã được Thạch Lam nhắc đến trong nhiều tác phẩm. Bởi có lẽ đó là hình ảnh in dấu sâu đậm trong tâm trí Thạch Lam về những tháng ngày tuổi thơ.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG QUA VIỆC PHÁT HIỆN, PHÂN TÍCH, BÌNH GIÁ BIỂU TƯỢNG BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM (Trang 29 -31 )

×