Đạo đức trong gia đình:

Một phần của tài liệu Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của phan thị vàng anh (Trang 36 - 38)

1. Giễu nhại và các vấn đề đức tin

2.2Đạo đức trong gia đình:

Đạo đức vốn là giá trị tinh thần được coi là cột trụ chống đỡ vững chắc của một thời đại. Giá trị tinh thần đó qui định cách ứng xử của mọi thành viên trong xã hội và trong từng tế bào của xã hội là gia đình trước mọi biến động của cuộc sống. Khi hoàn cảnh xã hội vận động và biến đổi, tất yếu những giá trị đạo đức cũng thay đổi theo. Bão tố của cách nghĩ, cách sống mới đã làm lung lay cột chống đạo đức tồn tại bao đời của người dân Việt. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, nhà văn đã đau đớn cảm nhận những rạn nứt đó.

Đứng trước bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút, khung cảnh nghiêm trang, tâm thức người Việt thường hướng đến sự thanh thản với thái độ sùng kính, biết ơn tổ tiên. Nhưng trong cái xã hội mà “người đi vắng”- nhân tính đi vắng thì đó thực là những giây phút giây u ám, nặng nề: “Thắng chắp tay thành kính trước bàn thờ[…] Trong ảnh bà Điều nhìn xuống đàn con với cái nhìn dửng dưng vô cảm. Thắng lầm rầm khấn, càng ngày giọng càng méo đi rồi tắt lặng. Ai đó thở hắt ra, có lẽ là Sơn”[19;8]. Cái “thành kính” của Thắng thực

chất lại bị tố cáo bởi cái giọng khấn “méo đi và tắt lặng”, bởi tiếng thở dài như trút được ra những phút giây chán nản mệt mỏi của Sơn. Những đứa con ở cõi dương theo nghi thức và nghĩa vụ phải đứng trước bàn thờ tổ tiên và người mẹ đã khuất như chịu cực hình. Còn người mẹ ở cõi âm thì “dửng dưng vô cảm” nhìn xuống đám con. Mối dây liên hệ tình thân, đạo đức dường như đã đứt mất. Đó thực sự là một cảnh tượng u ám gợi sự tan vỡ. Ẩn sau đó chúng ta có thể cảm nhận tiếng cười chua xót cho một cuộc sống mất đi tình người, tình thân hoàn toàn ngược lại với truyền thống của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”. Nó gợi cho ta phần nào tới cái hạnh phúc của đám con cháu cụ cố Tổ trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Không dừng lại ở đó, tác giả còn trực tiếp

thể hiện nỗi chua xót trước tình thân trong gia đình qua cái nhìn của ông Điều : “Ông Điều nhìn con như nhìn một người lạ tốt bụng”[19;8].

Trong Những đứa trẻ chết già, nhân vật Phán được ông nội nhận xét là “ đạo đức đầy mình”. Nhưng ngoài tư cách cá nhân suy đồi (ngoại tình với vợ ông Trình, quan hệ bừa bãi với những cô gái điếm nên bị mắc bệnh lậu…), trong gia đình anh ta cũng hiện lên như người có tư cách đạo đức kém. Trong đám tang của ông nội, Phán được miêu tả là “ Nhìn mặt Phán thất thần, mọi người đều cảm động, vì hiếm có một đứa cháu lại thương ông đến độ vậy”. Nhà văn đã nhại lại cách nói của những người đi đưa đám trong Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) với nhân vật Phán “mọc sừng” trong đám tang cụ cố tổ. Thực chất, nhân vật Phán của Nguyễn Bình Phương lại đi “cắm sừng” người khác. Bộ mặt đưa đám mà anh ta mang tuy không đến độ giả tạo “khóc hứt hứt” như Phán trong

Số đỏ, nhưng cũng hiện lên thật nực cười vì không phải anh ta thương tiếc gì

cho ông mình mà đứa cháu này đang mải lo lắng về cái nhìn mỉa mai của bà Trình giễu cợt sự đớn hèn của anh ta.

Trong Thoạt kỳ thủy, quan hệ vợ chồng, cha con trở nên bất bình thường, nó tố cáo một môi trường bạo lực đang nhấn chìm đạo đức của con người. Người cha có những hành động và lời nói đi ngược với truyền thống đạo đức của dân tộc : “đạp thốc vào bụng” người vợ đang mang thai với thái độ dửng dưng:

-Lúc nãy anh đạp chết con thì sao? Phước tợp chén cười:

- Chết thì đền.

Liên ôm mặt, tóc xõa ra:

- Mạng người không phải cái lá. Phước hồ hởi:

Mối quan hệ vợ chồng “trọng nhau như khách” theo chữ “Lễ” của tư tưởng Khổng Mạnh từ ngàn xưa đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong môi trường sống đầy bạo lực, tăm tối đã nhấn chìm nhân tính, đạo đức con người đe dọa đưa đời sống con người quay lại “Thoạt kỳ thủy”.

Một phần của tài liệu Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của phan thị vàng anh (Trang 36 - 38)