Nhại kết cấu và cốt truyện

Một phần của tài liệu Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của phan thị vàng anh (Trang 46 - 50)

Trong bốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, đặc điểm nổi bật là kết cấu đứt gãy, phân mảnh. Nhà văn đã lồng vào hai thế giới hư và thực đan xen với nhau. Thế giới hư của cõi âm, của những giấc mộng và thế giới thực của cõi dương. Bên cạnh đó, Nguyễn Bình Phương còn sử dụng phương thức huyền thoại, vô thức để cấu trúc tác phẩm. Dễ dàng nhận thấy tính chất nhại thể loại trong các tiểu thuyết. Nhà văn đã xóa nhòa biên giới các thể loại khác vào tiểu thuyết để mang đến một hình thức cấu trúc tiểu thuyết khác trước để giễu nhại tiểu thuyết truyền thống. Trong Người đi vắng là kiểu tiểu thuyết – huyền sử,

Thoạt kỳ thủy là tiểu thuyết – điện ảnh, Những đứa trẻ hết già là tiểu thuyết –

triết luận còn kiểu tiểu thuyết âm nhạc có thể được nhận biết trong Ngồi.

Người đi vắng dựa trên chiều kích không gian và thời gian huyền thoại để

cấu trúc tác phẩm với ba mạch: mạch truyện về cõi thường, mạch truyện về lịch sử và mạnh truyện về cõi ảo. Bằng phương thức nhại sử, Nguyễn Bình Phương dường như đã có một tiểu thuyết lịch sử tương đối hoàn chỉnh về khởi nghĩa Thái Nguyên, từ đêm trước ngày khởi nghĩa đến ngày cuối cùng, sau mấy tháng bị giặc Pháp truy quét, lãnh tụ Đội Cấn phải tự sát. Nhưng mạch truyện này được gia tăng thêm hai sự kiện rất nhỏ khác là cảnh công chúa Diên Bình lên Thái Nguyên và cảnh Lưu Nhân Chú vươn cổ chịu chém dưới lưỡi đao của Lê Sát đã đem đến một sức vươn đáng kể trong việc soi tỏ hiện tại. Nếu như Diên Bình đã trở thành bà chúa làm nên sự linh thiêng của đền Xương Rồng, Lưu Nhân Chú gửi hồn hòa vào vùng đất Đại Từ, thì các lãnh tụ của Thái Nguyên quang phục quân chắc cũng có một vai trò như vậy với mảnh đất Thái Nguyên, với con người Thái Nguyên. Nếu thực sử minh định một cách chính danh đóng góp của các nhân vật lịch sử để ghi nhớ công trạng họ thì huyền sử mới thực sự

Phương đã tạo nên bầu không khí huyền sử ấy trong tác phẩm. Bởi huyền sử không chỉ lưu giữ con người công trạng mà còn lưu giữ cả con người đời thường của các yếu nhân. Chính ở chỗ này, huyền sử đã mở ra cánh cửa tiếp cận con người lịch sử ở khía cạnh đầy đặn nhất. Bên cạnh đó việc kết cấu tác phẩm gồm ba mảnh với những đoạn hòa nhập ba mảnh lịch sử - huyền sử - và hiện thực đã tạo nên một không gian, thời gian đa dạng nhiều chiều thể hiện triết lí nhân sinh. Cảnh ông Điều, lão Bính và Kỷ ngồi nói chuyện với nhau lại gợi lại không khí của các vị lãnh tụ Thái Nguyên quang phục hội như Đội Cấn, Lập Nham bàn bạc công việc. Tác giả kết cấu tác phẩm theo kiểu nhảy cóc, xóa nhòa khoảng cách thời gian, không gian. Không khí của cuộc khởi nghĩ Thái Nguyên và ám ảnh của những vị anh hùng trong quá khứ đang hiện hữu trong một cuộc sống mòn mỏi, bế tắc đến nực cười của thế giới hiện tại mà “người đi vắng” hết. Quan hệ của Đội Cấn và Lập Nham thỉnh thoảng lại sống lại trong cụ Điển và lão Bính hay trong mối quan hệ của Thắng và Cương. Cũng không thể phủ nhận mối liên hệ của công chúa Diên Bình với những người phụ nữ trong hiện tại như Hoàn, Phượng. Chúng hiện lên trong những ám ảnh vô thức như lời Hoàn hỏi bướm: “Mày là tao kiếp trước phải không?”. Phần vô thức đã chi phối hiện thực lịch sử và sau lại phản ánh trong tương lai của cộng đồng.

Trong Những đứa trẻ chết già, Nguyễn Bình Phương đã tạo nên hai mạch truyện về cõi âm và cõi dương nhại huyền thoại. Bản thân mạch truyện phức tạp về cõi dương xoay quanh hai gia đình Trường hấp – ông Trình đủ để tiểu thuyết trở thành tác phẩm hư cấu độc đáo. Thêm phần hiện thực cõi âm với nhịp điệu đều đều của tiếng xe trâu vọng về từ quá khứ, tác phẩm mở ra một bình diện khác về chiều sâu tư tưởng. Nó dẫn đến sự kết hợp hài hước giàu màu sắc triết luận cuối tác phẩm khi hai cõi âm – dương hòa vào nhau là một cùng với sự xuất hiện giàu màu sắc huyền thoại, cổ tích của “cô gái Lình”. Người đem kho báu đến là “một cô gái trong suốt” (hay tiên) giống hệt Loan, biến cái tầm thường “đống phân” thành “vàng”. Người chẳng bao giờ theo đuổi kho báu vô

tình lại được kho báu (Phán, Loan). Còn những kẻ luôn theo đuổi dục vọng, những con người luôn dằn hắn nhau, đè nén, thôn tính ăn thịt lẫn nhau (Trường hấp, ông Trình) rút cục chẳng được gì. Truyện nhại lại một truyện cổ dân gian Việt Nam hài hước về lão nhà giàu tham lam: lão nhà giàu tưởng bắt được của nào ngờ trong cái nón rách úp ngược vào khi mở ra chỉ là một bãi phân. Nguyễn Bình Phương nhại lại câu chuyện cổ đó để giễu ảo tưởng làm giàu của những kẻ bất chấp đạo lí làm người. Cay đắng hơn, dục vọng cả đời theo đuổi của những kẻ tham lam đó chỉ là “bãi phân” mà chúng cũng không biết đến sự tồn tại của nó. Nhà văn đã kết cấu truyện xoay quanh hàng loạt những nghịch lí trong đời sống thế sự và nhân sinh, rồi chắt lọc, kết tụ nó trong chiều sâu huyền thoại để mang đến một cảm thức mới mẻ về thời gian và thân phận con người.

Thoạt kỳ thủy được cấu trúc như một tiểu thuyết điện ảnh. Nguyễn Bình

Phương đã sử dụng thủ pháp mờ hóa cốt truyện, cố ý tạo sự đứt gãy mạch tự sự đối chọi với lối tư duy mạch lạc. Tồn tại mạch truyện chảy ngầm bên trong khối hỗn độn của mảng kí ức được chắp nối tưởng chừng như vô lí của truyện là hình thức gồm ba phần: A - tiểu sử, B – Chuyện, C – Phụ chú. Phần tiểu sử là sự nhại lại hình thức tiểu sử, một sự tổng kết, liệt kê nhưng cách ghi không thống nhất. Trong đó thiếu vắng người kể “biết tuốt” chỉ còn lại lời kể trống trơ, vô cảm. Phần chuyện và phụ chú theo kết cấu huyền thoại phân thành hai mạch: mạch truyện về con cú và mạch truyện về làng Phan. Con cú là biểu tượng đậm màu sắc phương Đông gợi ám ảnh cái xấu, cái chết chóc mà qua đó tác giả đưa ra một hiện tượng xã hội ở bờ vực của sự băng hoại, cái xã hội làng Phan ấy đang chớm vào hoại tử ở tất cả các yếu tố cấu thành nên nó. Trước hết, làng Phan được Nguyễn Bình Phương hiện ở hai chiều âm- dương, cõi sống – cõi chết, cái hữu thức và cái vô thức. Trong hai chiều âm – dương, dường như âm lấn át dương, thú tính phát triển lấn át nhân tính như một thế đẩy lui sự sống. Ở cõi hữu thức, con người hiện lên với nhứng toan tính, rình rập, thoái hóa biến chất. Ở cõi vô thức, làng Phan hiện lên trong sự mờ ảo, kì dị, hoang

đường như được đùn lên từ đất, lan ra từ sông, từ núi độc, từ con người để chiếm không gian làng Phan. Yếu tố vô thức đã được triệt để khai thác trong dòng tâm tư bất định của nhân vật với những ám ảnh máu, bạo lực, giết chóc. Tính chất đồng hiện về thời gian được phát huy. Trong khoảng thời gian 45 phút từ khi con cú bị ném đá rơi xuống dòng sông là câu chuyện cuộc đời của Tính hay cũng chính là cuộc sống của dân làng Phan đang chìm trong bạo lực, tăm tối tạo độ nén cho cuốn tiểu thuyết. Cái phi lí, bất định của thời gian bị chi phối bởi thời gian tâm trạng, thời gian trong tiềm thức bởi câu chuyện được kể lại sau khi các nhân vật hầu như đã chết hoặc biến mất. Đó thực sự là cuốn tiểu thuyết của sự đồng hiện vô thức và hữu thức, trong đó nổi bật là sự lấn át của cõi vô thức và cái huyền ảo của ý thức.

Nguyễn Bình Phương cũng đặc biệt chú trọng xây dựng biểu tượng nghệ thuật để cấu trúc tác phẩm. Như trên đã nói, truyện được cấu trúc gồm hai mạch, mạch truyện về con cú gắn với biểu tượng con cú tượng trưng cho cái xấu, cái ác. Trong khi đó dòng sông tượng trưng cho sự sống, làng xóm nhân quần. Ở mạch truyện thứ hai về làng Phan, Nguyễn Bình Phương cấu trúc theo thuyết ngũ hành từ quan nệm tiêu trưởng âm dương. Trong thế giới hiện sinh của làng Phan, luôn trở đi trở lại các biểu tượng: hành hỏa (lửa đốt nhà ông Điện, chiến tranh), hành thổ (bãi Nghiền Sàng), hành thủy (dòng sông) nổi bật nhất là hành kim (con dao chọc tiết lợn, tiếng búa đập đá, súng). Hành mộc tượng trưng cho sự sống sinh sôi xuất hiện mờ nhạt (trong việc tưới rau, bán rau mà thậm chí bị phá hủy). Nhưng ở phần phụ lục, nó lại hiện lên như một yếu tố độc tôn trong truyện ngắn Và cỏ của ông Phùng. Thêm hành mộc trong

Và cỏ, Nguyễn Bình Phương đã hoàn tất quá trình thể hiện một cách đầy đủ,

sinh động sự băng hoại, suy đồi của làng Phan. Trong tiểu thuyết, Tính hiện lên như một biểu tượng có tính chất hai mặt trong bản chất con người: tha hóa nhưng trong đáy sâu nhận thức, Tính là con người hướng thiện.

Như vậy, bằng việc cấu trúc tác phẩm nhiều mảnh, Nguyễn Bình Phương đã nêu lên thực trạng đen tối để cảnh báo sự tha hóa của kiếp nhân sinh. Qua đó, nhà văn còn thắp lên niềm tin và sự sám hối khi cảnh cuối cùng của tiểu thuyết Thoạt kì thủy là hình ảnh con cú cất cánh bay lên khỏi dòng sông và âm hưởng hồi sinh vươn lên qua hành mộc trong Và cỏ. Đó cũng là kết cấu chung trong cả bốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Với kết cấu phân mảnh, nhà văn có thể lồng ghép nhiều thế giới biểu hiện trong tác phẩm, xáo trộn âm- dương, cõi hữu thức và vô thức. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, người đọc bắt gặp thế giới vừa quen, vừa lạ chứa đầy bí ẩn.

Một phần của tài liệu Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của phan thị vàng anh (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w