Về tôn giáo và tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của phan thị vàng anh (Trang 25 - 26)

1. Giễu nhại và các vấn đề đức tin

1.3.Về tôn giáo và tín ngưỡng

Từ xưa đến nay, tín ngưỡng tôn giáo đã trở thành điểm tựa tinh thần cho con người. Những biểu tượng linh thiêng của tôn giáo như Đức Chúa, Đức Mẹ (Thiên Chúa giáo), Bụt và Phật (Phật giáo)…đã ăn sâu vào tâm thức con người như điểm tựa tinh thần. Ngày nay, những đức tin gửi gắm trong đó đang bị lung lay không ít. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, nhà văn đã giải thiêng những đức tin đó bằng cái cười dưới nhiều sắc thái. Trong Thoạt kỳ thủy, bức ảnh Chúa đóng đinh treo chỉ là một người Mỹ “ dạng chân dạng tay”, “tượng thờ người chết treo” “người tóc vàng”. Đức Mẹ lại ngầm hiện lên qua hình ảnh một cô gái nông thôn với những khát khao phồn thực táo bạo là Hiền vợ Tính: “ Tính thấy trên tóc vợ tỏa ra những làn bụi mờ. Vùng ánh sáng tỏa ra từ cây thánh giá của ông Khoa…”. Hình ảnh của Hiền nhiều lần được nhại lại đức Mẹ, nó khiến cho đứa bé con người sùng đạo như ông Khoa phải bật khóc mỗi khi nhìn vào. Cũng người phụ nữ đó lại có những hành động táo bạo đến man dại: “Hiền phanh áo, cúi gập người xuống, cà mạnh ngực vào tảng đá. Vú hiền sây sướt, rớm máu”, khỏa thân trước bàn thờ…Nhà văn nhại lại hình ảnh của Chúa, đức Mẹ để giải thiêng, giễu thái độ sùng kính đến nực cười của những người

như ông Khoa “không biết nhà Chúa có mọt không” hay giễu ảo tưởng về sự “đồng trinh” của đức Mẹ liệu có trải qua những dằn vặt hết sức trần thế như Hiền không. Bên cạnh các biểu tượng Thiên chúa giáo, những đức tin trong Phật giáo cũng bị giễu nhại. Câu nói của Khẩn trong Ngồi “Nếu mình nói có cầy mặt Phật thì cũng vậy thôi” giải thiêng đức tin khi đem đặt song song hai sự vật có tính chất đối lập hoàn toàn: cái thiêng liêng cao cả “Phật” trong một sự vật hết sức tầm thường “cầy” giễu sự bát nháo của cuộc sống hiện thực không thể tách biệt cái cao cả và cái trần tục đời thường. Trong Người đi vắng, Bụt dưới con mắt người phàm trần hiện lên mất hết sự linh thiêng. Cụ Điển hoàn toàn phủ định sức mạnh và sự cứu rỗi của Bụt: “Ông ấy râu tóc cứ trắng tinh cả lên. Tôi trông thấy sấn đến tát cho hai tát nên thân”. Nhại lại tư tưởng về sự luân hồi của kiếp người trong Phật giáo, nhà văn để cho nhân vật Hoàn cất lên câu hỏi bướm “Mày là tao kiếp trước phải không” (Người đi vắng). Đặc biệt ám ảnh cánh bướm gợi sự siêu thoát của Lão giáo lại được nhại lại như một sự trốn chạy đầy bí ẩn của Quân ( Ngồi) qua sự việc anh ta biển thủ năm trăm triệu đồng của cơ quan biến mất không dấu vết. Nguyễn Bình Phương nhại các biểu tượng trong tôn giáo không nhằm bôi nhọ mà nhà văn muốn giải thiêng cho những đức tin đó. Khi những đức tin cũ đã trở nên quá linh thiêng thì một tiếng cười bằng việc tạo ra “hình nộm” dị biệt nhại lại để chôn vùi cái ảo tưởng và đề xuất đức tin mới hướng vào chính nhân cách con người mới là điều thiêng liêng nhất.

Một phần của tài liệu Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của phan thị vàng anh (Trang 25 - 26)