4 .Ý nghĩa đóng góp của Luận văn
5. Kết cấu của luận văn
1.2. Công tác quản lý thuế GTGT
1.2.1. Khái niệm về quản lý thuế GTGT
Mỗi quốc gia ra đời đều phải xây dựng một bộ máy Nhà nước để quản lý và điều hành chế độ xã hội của mình, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát huy quyền lực Nhà nước, do vậy địi hỏi phải có một nguồn tài chính nhất định. Để có được nguồn tài chính đó, Nhà nước có thể huy động bằng nhiều cách như: in tiền, phát hành trái phiếu, vay nợ trong và ngoài nước, thu thuế...Tuy nhiên các hình thức như in tiền hay đi vay đều không thể sử dụng lâu dài và có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, chỉ có hình thức thu thuế là hợp lý và lâu bền nhất. Do vậy quản lý thuế là một dạng của quản lý xã hội kể từ khi có nhà nước. Hoạt động quản lý thuế có phạm vi khá rộng với nhiều nội dung khác nhau. Bởi vậy, khái niệm quản lý thuế cũng có nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo nghĩa rộng, quản lý thuế là tất cả các hoạt động của nhà nước liên quan đến thuế. Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế, bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
gồm việc tổ chức, quản lí, điều hành q trình thu nộp thuế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các luật thuế.
Thuế GTGT là một loại thuế tiến bộ, có vai trò rất lớn trong việc huy động ngân sách Nhà nước, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát huy vai trò quản lý của bộ máy Nhà nước, do đó cơng tác quản lý thuế GTGT là một cơng tác quan trọng cần phải được hồn thiện để nâng cao hiệu quả.
Công tác quản lý thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước, góp phần phát huy vai trò tốt hơn của Luật thuế GTGT.