CHI TIẾT CỐT THÉP
1. Các móc cốt thép và độ uốn cong Móc tiêu chuẩn (hình 7.1)
• Đối với cốt thép dọc:
a) Uốn 1800 cộng thêm đoạn kéo dài 4db, nhưng không nhỏ hơn 65 mm ở đầu thanh, b) Hoặc uốn 900 cộng thêm đoạn kéo dài 12db ở đầu thanh.
• Đối với cốt thép ngang:
a) Thanh N016 hoặc nhỏ hơn: uốn 900 cộng đoạn kéo dài 6,0db ở đầu tự do của thanh;
b) Thanh N019, N022 và N025: uốn 900 cộng đoạn kéo dài 12db; c) Thanh N025 và lớn hơn: uốn 1350 cộng đoạn kéo dài 6,0db. Trong đó: db – đường kính danh định của thanh
• Các móc chống động đất:
Móc chống động đất gồm một đoạn uốn cong 1350 cộng một đoạn kéo dài lớn hơn 6db hay 75 mm. Phải dùng móc chống động đất cho cốt thép ngang ở vùng dự kiến có khớp dẻo.
Hình 7.1 Móc cốt thép 1.2. Đường kính uốn cong tối thiểu
Đường kính uốn cong của thanh đo theo mặt trong không được nhỏ hơn các trị số cho trong bảng 7.1.
Đường kính phía trong của đoạn uốn cong cho đai và giằng của lưới hàn tròn trơn hoặc có gờ chế tạo trong xưởng không được nhỏ hơn 4db đối với thép sợi có gờ lớn hơn D6 (38,7 mm2) và 2db
đối với thép sợi kích thước khác. Uốn cong nhỏ hơn 8,0 db không được đặt cách mối hàn với khoảng cách nhỏ hơn 4,0 db.
Bảng 7.1 - Đường kính uốn cong tối thiểu
Kích thước thanh và ứng dụng Đường kính tối thiểu N015 đến N016 – chung
N010 đến N016 – đai và giằng N019 đến N025 – chung N029 đến N032 và N036 N043 và N057
6,0 db
4,0 db
6,0 db
8,0 db 10,0 db 2. Khoảng cách cốt thép
2.1. Lớp bảo vệ
Bề dày lớp bê tông bảo vệ
Lớp bê tông bảo vệ đối với cốt thép dự ứng lực và cốt thép thường không bọc không được nhỏ hơn các quy định trong bảng 7.2 và được điều chỉnh theo tỷ lệ nước/xi măng.
Bảng 7.2 - Bề dày lớp bê tông bảo vệ
Trạng thái Lớp bê tông bảo vệ
(mm)
Lộ trực tiếp trong nước muối 100
Đúc áp vào đất 75 Vùng bờ biển 75 Mặt cầu chịu mài mòn bởi vấu lốp xe hoặc xích 60
Mặt ngoài khác với các điều kiện trên 50
Mặt trong khác với các điều kiện trên - Đối với thanh nhỏ hơn N036 - Đối với thanh N043 và N057
40 50 Đáy bản đúc tại chỗ
- Đối với thanh nhỏ hơn N036 - Đối với thanh N043 và N057
25 50
Panen đúc sẵn 20 Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn
- Môi trường không ăn mòn - Môi trường ăn mòn
50 70
Cọc bê tông dự ứng lực 50
Cọc đúc tại chỗ
- Môi trường không ăn mòn - Môi trường ăn mòn - Giếng
- Đúc trong lỗ bằng ống đổ bê tông trong nước hoặc vữa sét
50 75 50 75
Lớp bê tông bảo vệ đối với ống bọc kim loại của bó cáp dự ứng lực không được nhỏ hơn:
- Quy định đối với cốt thép chủ;
- 1/2 đường kính ống bọc;
- Quy định trong bảng.
Các hệ số điều chỉnh theo tỷ lệ N/X được lấy như sau:
- Bằng 0,8 đối với N/X < 0,40;
- Bằng 1,2 đối với N/X ≥ 0,50.
Bề dày lớp bảo vệ nhỏ nhất cho các thanh chính, kể cả các thanh bọc êpôcxy không được nhỏ hơn 25 mm. Lớp bảo vệ cho các thanh giằng, cho cốt đai có thể nhỏ hơn 1 mm so với quy định trong bảng 2.12 nhưng không được nhỏ hơn 25 mm.
Đối với mặt cầu bê tông trần chịu mài mòn bởi lốp xe hoặc xích, phải dùng lớp phủ chống hao mòn dày 10 mm.
Lớp phủ cốt thép
Để chống ăn mòn clorua, có thể dùng cách bọc êpôcxy hoặc mạ thanh cốt thép, mạ ống bọc và phần kim loại của neo. Bề dày lớp bảo vệ đối với thép bọc êpôcxy có thể lấy theo bảng 7.2 theo tiêu chuẩn mặt trong.
2.2. Khoảng cách tối thiểu
Hình 7.2 - Khoảng cách tối thiểu của cốt thép Đối với bê tông đúc tại chỗ (hình 7.2)
Đối với bê tông đúc tại chỗ, khoảng cách tĩnh giữa các thanh song song trong một lớp không được nhỏ hơn:
- 1,5 lần đường kính thanh;
- 1,5 lần kích thước lớn nhất của cốt liệu;
- 38 mm.
Đối với bê tông đúc sẵn (hình 7.2)
Đối với bê tông sẵn trong nhà máy, khoảng cách tĩnh giữa các thanh song song trong một lớp không được nhỏ hơn:
- Đường kính danh định của thanh;
- 1,33 lần kích thước lớn nhất của cốt liệu;
- 25 mm.
Khoảng cách tối thiểu của các bó cáp và ống bọc
Khoảng cách giữa các tao cáp dự ứng lực, kể cả các bó có ống bọc ở đầu dầm và trong phạm vi chiều dài triển khai không được nhỏ hơn 1,33 lần kích thước lớn nhất của cốt liệu và không nhỏ hơn khoảng cách tim đến tim được quy định trong bảng 7.3.
Bảng 7.3 - Khoảng cách tối thiểu giữa các tao cáp dự ứng lực Kích thước tao cáp (mm) Khoảng cách tối thiểu
(mm) 15,24
14,29 (đặc biệt) 14,29
12,7 (đặc biệt)
51
12,7
11,11 44
9,53 38
Khoảng cách tĩnh tối thiểu giữa các nhóm bó không được nhỏ hơn 1,33 lần kích thước lớn nhất của cốt liệu hoặc 25 mm.
Các bó cốt thép căng trước có thể được đặt thành chùm, miễn là thỏa mãn khoảng cách quy định.
Số lượng các tao hợp thành bó không được lớn hơn 4.
Trong các cấu kiện căng sau, khoảng cách tĩnh giữa các ống bọc không được nhỏ hơn 1,33 lần kích thước lớn nhất của cốt liệu hoặc 38 mm.
Các ống bọc có thể được bó lại thành nhóm không quá 3, trong đó khoảng cách giữa các ống riêng rẽ phải theo quy định trong vùng 900 mm của neo.
Khoảng cách tĩnh nhỏ nhất giữa các bó ống không được nhỏ hơn 1,33 lần kích thước lớn nhất của cốt liệu hoặc 38 mm.
Đối với kết cấu đúc sẵn, khoảng cách tĩnh ngang nhỏ nhất giữa các nhóm ống có thể giảm xuống còn 75 mm.
Cốt thép nhiều lớp
Trừ trong bản mặt cầu, cốt thép song song được đặt thành hai hay nhiều lớp với khoảng cách tĩnh giữa các lớp không quá 150 mm. Các thanh ở lớp trên phải được đặt thẳng với các thanh ở lớp dưới và khoảng cách tĩnh giữa các lớp không nhỏ hơn 25 mm hoặc đường kính danh định của thanh (hình 7.2).
Bó thanh
Số thanh song song trong mỗi bó không được lớn hơn 4. Trong các bộ phận chịu uốn, số lượng các thanh lớn hơn N036 không được vượt quá 2 trong mỗi bó. Bó thanh phải được bao trong cốt đai hoặc giằng.
Các thanh riêng trong bó nếu bị cắt trong chiều dài nhịp phải kết thúc ở các điểm khác nhau với khoảng cách so le ít nhất 40 lần đường kính thanh.
2.3. Khoảng cách tối đa
Trong vách và bản, khoảng cách tối đa của cốt thép không được vượt quá 1,5 lần bề dày vách hoặc bề dày bản hoặc 450 mm. Khoảng cách lớn nhất của cốt đai, cốt giằng, cốt chịu nhiệt độ và co ngót được quy định như ở mục 6.1.
Các bó dự ứng lực của bản đúc sẵn phải đặt đối xứng, đều với khoảng cách không quá 1,5 lần tổng bề dày bản liên hợp hoặc 450 mm.
Khoảng cách tim đến tim các bó kéo sau của bản không được vượt quá 4,0 lần tổng bề dày liên hợp của bản.