CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP: 1 Khái niệm và các hình thức của chi phí giao dịch:

Một phần của tài liệu Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ ; Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính (Trang 29 - 31)

1. Khái niệm và các hình thức của chi phí giao dịch:

1.1 Khái niệm chi phí giao dịch:

Chi phí giao dịch là chi phí (thời gian, tiền bạc) chi vào các hoạt động giao dịch tài chính.

Một cuộc giao dịch thường diễn ra theo các trình tự sau:

Thứ nhất: Phải tìm kiếm đối tác để thực hiện được một giao dịch, thường bao gồm bên bán và bên mua.

Thứ hai: Khi gặp nhau thì các bên phải tiến hành thương lượng, đàm phán để cùng đi đến thỏa thuận chung (được sự đồng ý của các bên), thường được cụ thể hóa bằng hợp đồng giao dịch.

Thứ ba: Thực thi những thỏa thuận đặt ra theo đúng hợp đồng, bao gồm việc giám sát hoạt động lẫn nhau giữa các bên và tiến hành xử phạt đối với đối tượng vi phạm hợp đồng.

1.2 Các hình thức của chi phí giao dịch:

Như vậy, có thể xem chi phí giao dịch bao gồm ba hình thức chính: - Chi phí tìm kiếm thông tin (search costs).

- Chi phí mặc cả (bargain costs). - Chi phí thực thi (enforcement costs).

Ví dụ: Một công ty muốn mua lại khu đất vàng do công ty khác sở hữu thì trước khi hai bên gặp nhau để ký hợp đồng giao dịch chính thức thì bên mua sẽ mất chi phí cho việc thuê chuyên gia thẩm định giá trị khu đất, chi phí lập chi tiết kế hoạch mua và triển khai dự án trên khu đất như thế nào, xác định khả năng và thời gian thu hồi vốn...Đó gọi là chi phí tìm kiếm thông tin.

Sau khi bên có nhu cầu quyết định sẽ mua khu đất đó, họ sẽ tốn chi phí chi cho các cuộc gặp gỡ, trao đổi thông tin, thỏa thuận giá cả với bên bán nhằm đi đến sự đồng thuận cuối cùng giữa hai bên, thể hiện trên bản hợp đồng. Đó là chi phí mặc cả hay còn gọi là chi phí thương lượng.

Tuy nhiên, sau khi mua được khu đất, bên mua có thể sẽ phát hiện ra bên bán có che giấu một số thông tin không tốt về khu đất đó mà bên mua do vì lý do nào đó không phát hiện ra từ trước như: khu đất có khả năng sẽ bị trưng dụng làm đất phát triển kinh tế xã hội hoặc khu đất có hệ thống hạ tầng xuống cấp, không hoàn thiện,...Lúc đó, bên mua có thể căn cứ các điều khoản ràng buộc trên bản hợp đồng buộc bên bán phải bồi thường hoặc có biện pháp khắc phục, hoặc trong trường hợp xấu nhất hai bên sẽ ra tòa để giải quyết tranh chấp, gây tốn kém thời gian và tiền bạc của cả hai bên, đó gọi là chi phí thực thi.

2. Tác động của chi phí giao dịch đến doanh nghiệp:

2.1 Tác động của chi phí giao dịch đến hoạt động của doanh nghiệp:

Chi phí giao dịch không chỉ phát sinh do những giao dịch bên ngoài mà cũng bao gồm những chi phí giao dịch bên trong doanh nghiệp. Vì vậy, quyết định lựa chọn tự thực hiện hay giao dịch bên ngoài sẽ phụ thuộc vào sự cân đối giữa chi phí bên trong và bên ngoài. Chính doanh nghiệp là cơ chế hay cơ cấu quản lý để nhằm tiết kiệm chi phí giao dịch.

Khi các giao dịch diễn ra bên trong tổ chức, chi phí giao dịch có thể bao gồm việc quản lý và kiểm soát nhân sự, mua nguyên vật liệu và thiết bị. Chi phí giao dịch của việc mua cùng một hàng hoá hay dịch vụ từ một nhà cung cấp bên ngoài cũng bao gồm chi phí lựa chọn nguồn cung cấp, quản lý hợp đồng, đo lường thành quả và giải quyết tranh chấp. Do đó, việc tổ chức các giao dịch hay “cấu trúc quản lý” ảnh hưởng chi phí giao dịch.

Đối với từng doanh nghiệp, quyết định kinh doanh dựa trên những tiêu chí lợi ích và chi phí. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí giao dịch thị trường khi nội bộ hoá các hoạt động sản xuất. Ngược lại, chi phí quản lý nội bộ sẽ gia tăng khi tỷ lệ hoạt động “tự sản xuất” quá lớn. Quyết định mua hay tự sản xuất sẽ là một quyết định tối ưu tỷ lệ nội bộ hoá cũng như thuê ngoài sao cho chi phí là thấp nhất. Chi phí giao dịch bên ngoài giảm khi gia tăng nội bộ hoá, nhưng sự gia tăng này làm gia tăng phí nội bộ. Việc lựa chọn cơ cấu phải được cân nhắc chi phí cả hai mặt.

Trong điều kiện thông tin không cân xứng sẽ dễ gây ra chi phí giao dịch lớn, cản trở giao dịch thị trường vận hành hiệu quả. Hậu quả khi chi phí giao dịch lớn thể hiện qua những rào cản trong quan hệ và thương mại. Hiểu được bản chất của chi phí giao dịch giúp chúng ta nhận dạng các vấn đề gây khó khăn trong quan hệ kinh doanh từ đó có thể đề ra những biện pháp cải thiện cụ thể hơn.

2.2 Tác động của chi phí giao dịch đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trên thị trường tài chính: nghiệp trên thị trường tài chính:

Khi chi phí giao dịch thấp doanh nghiệp sẽ dễ thu hút được các nhà đầu tư hơn, qua đó khuyến khích các khoản đầu tư lớn và dài hạn rót vào doanh nghiệp. Ngược lại, chi phí giao dịch cao có thể làm cho các nhà đầu tư gặp khó khăn khi tiếp cận, khi đó, cả hai bên đều không đạt được mục đích của mình. Bên cạnh đó, chi phí giao dịch là chi phí mà các bên phải bỏ ra để đi đến thỏa thuận, khi xuất hiện tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ bị một số bộ phận lợi dụng để trục lợi cá nhân. Điều này có thể làm cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến uy tín, nhà đầu tư ngần ngại khi ra quyết định.

3. Một số giải pháp giảm chi phí giao dịch của doanh nghiệp:

- Để giảm chi phí giao dịch, thì một trong các điều kiện tiên quyết là phải hạn chế tình trạng bất cân xứng về thông tin giữa các bên tham gia cuộc giao dịch.

- Thành lập các tổ chức trung gian tài chính: Ngày nay, các trung gian tài chính đã phát triển mạnh mẽ, giúp các khách hàng nhỏ lẻ gửi tiết kiệm hoặc vay tiền một cách dễ dàng, qua đó giúp họ giảm được chi phí giao dịch phát sinh nếu không thông qua các trung gian tài chính.

- Tiết kiệm chi phí giao dịch nhờ tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô: Khi nhà đầu tư cá nhân dùng tiền của họ để thực hiện một giao dịch đơn lẻ thì chi phí giao dịch sẽ cao hơn so với khi gộp các quỹ đầu tư riêng lẻ lại với nhau để tận dụng quy mô kinh tế.

- Giảm chi phí giao dịch nhờ cải thiện chất lượng dịch vụ: Các doanh nghiệp hoặc tổ chức trung gian tài chính có thể tận dụng khoa học kỹ thuật không chỉ để giảm thiểu các chi phí giao dịch phát sinh không cần thiết mà còn tiết kiệm được tối đa thời gian giao dịch. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật phát triển cao còn cho phép các bên tham gia giao dịch rút ngắn khoảng cách địa lý, giảm thiểu các bước trung gian, giúp giao dịch được thực hiện một cách chính xác và tối ưu nhất.

- Cải thiện các yếu tố có thể gây tăng cao chi phí giao dịch.

Một phần của tài liệu Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ ; Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính (Trang 29 - 31)