Cấu trúc tài chính doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới: 1 Tổng quan cấu trúc hệ thống tài chính trên thế giới:

Một phần của tài liệu Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ ; Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính (Trang 25 - 29)

- Thứ ba: Là thoái vốn và bán bớt vốn góp ở những mảng kinh doanh ngoài ngành kinh doanh chính kém hiệu quả.

4. Cấu trúc tài chính doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới: 1 Tổng quan cấu trúc hệ thống tài chính trên thế giới:

4.1 Tổng quan cấu trúc hệ thống tài chính trên thế giới:

Hiện ngay trên thế giới có hai trường phái về cấu trúc hệ thống tài chính: Trường phái Anh - Mỹ, tài chính trực tiếp đóng vai trò chính (thông qua thị trường chứng khoán) và trường phái Đức – Nhật thông qua các trung gian tài chính, đặc biệt là các ngân hàng đóng vai trò chính. Sơ đồ sau thể hiện dòng vốn đi qua hệ thống tài chính qua hai con đường (tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp), các mũi tên thể hiện dòng vốn từ những người cho vay/tiết kiệm đi tới những người vay/tiêu dùng:

Những dòng vốn đi qua Hệ thống tài chính

(Nguồn: The economics of Money Banking and Financial Markets 4th Edition – Frederic S. Mishkin - Giáo trình giảng dạy chương trình Fulbright 2012 - 2013)

Trong tài chính trực tiếp (con đường phía dưới của sơ đồ), những người đi vay vốn trực tiếp từ người cho vay trong các thị trường tài chính bằng cách bán cho họ những chứng khoán (cũng là những công cụ tài chính – financial instruments). Trong khi chứng khoán là tài sản có đối với người mua, thì chúng cũng là tài sản nợ đối với người hay tổ

chức phát hành. Ví dụ, nếu General Motors (GM) cần vay vốn để tài trợ cho một nhà máy mới nhằm sản xuất loại xe hơi mới, hãng có thể phải vay vốn của người tiết kiệm bằng cách bán cho người này một trái phiếu, tức là một chứng khoán trong đó công ty có lời hứa thanh toán một cách định kỳ trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong tài chính gián tiếp tiền vốn có thể chuyển từ người cho vay tới người vay bằng con đường thứ hai (con đường phía trên của sơ đồ). Gọi là tài chính gián tiếp bởi vì nó liên hệ đến một bên ở giữa: một tổ chức trung gian tài chính đứng giữa người cho vay/người tiết kiệm và người vay/người chi tiêu và giúp chuyển vốn từ người này sang người kia. Một tổ chức trung gian tài chính thực hiện điều này bằng cách vay vốn của người cho vay/người tiết kiệm và sau đó cho người đi vay, người chi tiêu vay vốn. Ví dụ, một ngân hàng có thể nhận được vốn bằng cách phát hành một tài sản nợ cho công chúng ở dạng những món gửi tiết kiệm và sau đó dùng vốn này để thu được một tài sản có qua việc cho General Motorss vay hoặc qua việc mua một trái phiếu do GM phát hành trên thị trường tài chính. Kết quả cuối cùng là vốn đã được chuyển từ công chúng (những người cho vay/những người tiết kiệm) tới GM (người vay/người chi tiêu) với sự giúp đỡ của tổ chức trung gian tài chính này (ngân hàng).

Như vậy, cấu trúc tài chính doanh nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới có thể được hiểu là cơ cấu huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động, bao gồm nhiều định chế tài chính khác nhau như ngân hàng, công ty tài chính, thị trường chứng khoán, trái phiếu...Có thể phân thành hai nhóm sau:

- Thị trường chứng khoán: Huy động vốn thông qua trái phiếu hay cổ phiếu.

- Các tổ chức trung gian tài chính: Những tổ chức tài chính giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nó giúp cho dòng vốn luân chuyển từ người cho vay/tiết kiệm đến người đi vay/chi tiêu một cách dễ dàng. Không có trung gian tài chính, thị trường tài chính không có lợi ích trọn vẹn. Có 3 loại tổ chức trung gian tài chính:

+ Các tổ chức nhận tiền gửi: thường là các ngân hàng, là những tổ chức trung gian tài chính, nhận tiền gửi từ các cá nhân, các tổ chức và cho vay. Việc nghiên cứu tiền tệ và hoạt động ngân hàng tập trung sự chú ý đặc biệt vào nhóm những tổ chức tài chính này (nhóm gồm: Các ngân hàng thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm tương trợ và các liên hiệp tín dụng) vì có liên quan đến việc tạo ra tiền gửi, thành phần quan trọng của cung tiền. Hành vi của các ngân hàng giữ một vai trò quan trọng đối với vấn đề lượng cung tiền được xác định như thế nào.

+ Các tổ chức nhận gửi tiết kiệm theo hợp đồng như các công ty bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn...) và các quỹ đầu tư chung (quỹ lương hưu tư nhân và quỹ hưu trí của địa phương...).

+ Những trung gian đầu tư: gồm các trung gian tài chính, các quỹ đầu tư chung và các quỹ đầu tư thị trường tiền tệ.

Bảng sau cung cấp thông tin về tài sản có và tài sản nợ hàng đầu của những tổ chức trung gian tài chính trên:

(Nguồn: The economics of Money Banking and Financial Markets 4th Edition – Frederic S. Mishkin - Giáo trình giảng dạy chương trình Fulbright 2012 - 2013)

4.2 Tầm ảnh hưởng của những tổ chức trung gian tài chính đối với thị trường chứng khoán: chứng khoán:

Khuôn mẫu của việc cấp vốn cho các công ty ở mỗi nước là không như nhau. Việc nghiên cứu của các nước phát triển chủ yếu gồm Mỹ, Canada, Anh, Nhật, Ý, Đức và Pháp, cho thấy rằng khi những nhà kinh doanh đi tìm vốn để tài trợ cho những hoạt động của mình, họ thường có được những nguồn vốn này nhờ các tổ chức trung gian tài chính.

Cấu trúc tài chính doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới từ 1970 – 2000)

(Nguồn: The economics of Money Banking and Financial Markets 9th Edition – Frederic S. Mishkin)

Nhận xét:

Theo sơ đồ nghiên cứu trên, ta nhận thấy rõ ràng rằng Mỹ và Canada, vốn có những thị trường chứng khoán phát triển nhất trên thế giới, sẽ sử dụng các thị trường này một cách mạnh mẽ hơn so với các quốc gia khác trong việc cấp vốn cho các công ty của mình.

Tuy nhiên ở Mỹ, nguồn vốn mà các công ty vay từ những tổ chức trung gian tài chính lớn hơn nhiều so với nguồn vốn nhận được từ thị trường chứng khoán. Những nước ít sử dụng thị trường chứng khoán nhất là các nước Đức và Nhật. Ở hai nước này, vốn vay từ những tổ chức trung gian tài chính hầu như gấp 10 lần so với nhận từ thị trường chứng khoán. Nhưng trong những năm gần đây, ở Nhật Bản, với điều lệ sửa đổi cho thị trường chứng khoán, vốn mà các công ty vay từ những tổ chức trung gian tài chính đã giảm tương đối so với vốn nhận từ thị trường chứng khoán.

Tuy những tổ chức trung gian tài chính vẫn chế ngự thị trường chứng khoán ở mỗi nước, vai trò của thị trường trái phiếu so với vai trò của thị trường cổ phiếu lại khác nhau khá nhiều giữa các nước. Ở Mỹ, thị trường trái phiếu quan trọng hơn nhiều thị trường cổ phiếu trong việc cấp vốn cho các công ty. Mặt khác, những nước như Pháp, Italia, thường sử dụng thị trường trái phiếu để huy động vốn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ ; Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w