GIẢI PHÁP CHUNG NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG:

Một phần của tài liệu Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ ; Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính (Trang 44 - 47)

CÂN XỨNG:

Lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức (hay tâm lý ỷ lại) là hậu quả của nguyên nhân thông tin bất cân xứng, giải pháp chính là những cách thức khác nhau nhằm làm giảm đi sự bất cân xứng về thông tin cho các bên tham gia giao dịch như giải pháp của tư nhân và giải pháp chính phủ.

Giải pháp tư nhân: Người mua và người bán đều phải tiến hành thu thập thông tin đầy đủ để hạn chế tình trạng rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch, ví dụ ở một số thị trường sau:

- Thị trường đồ cũ: Người mua phải thu nhập thông tin bằng cách thuê chuyên gia tư vấn, sử dụng thử hàng hóa trước khi mua...và người bán phát đi tín hiệu chứng minh uy tín của mình như danh tiếng thương hiệu, chế độ hậu mãi, bảo hành...

- Thị trường lao động: Người đi xin việc phát tín hiệu chứng minh năng lực bản thân thông qua bằng cấp, kinh nghiệm...và người tuyển dụng lao động phải có giải pháp thẩm định, kiểm tra năng lực ứng viên qua quá trình phỏng vấn hoặc hợp đồng thử việc.

- Thị trường bảo hiểm: Công ty bảo hiểm phải yêu cầu đối tượng tham gia bảo hiểm khám sức khỏe, chỉ định địa chỉ khám bảo hiểm đối với một số hợp đồng lớn, giảm chi phí bảo hiểm đối với các khách hàng đã tham gia vào các chương trình điều trị bệnh trước đó.

- Ngân hàng: Người đi vay phải chứng minh được năng lực tài chính, đủ khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, bên cạnh đó phải tìm hiểu thông tin về tổ chứ ngân hàng mà họ muốn vay nợ. Về phần ngân hàng, phải thẩm định và đánh giá chính xác giá trị tài sản thế chấp, khả năng trả nợ của cá nhân hay công ty,... theo đúng quy định pháp luật.

Giải pháp của chính phủ: Chính phủ thực hiện một số giải pháp như:

- Cấp giấy phép chứng nhận tư cách pháp nhân, chứng nhận chất lượng sản phẩm,... cho các đối tượng đã đủ điều kiện.

- Tiến hành kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với những ngành, lĩnh vực có liên quan; đóng dấu chất lượng và cấp phép lưu thông cho sản phẩm đạt chuẩn.

- Thành lập các hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Có trách nhiệm công khai hóa thông tin rõ ràng cho người dân hoặc doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật như: cung cấp các thông tin về quy hoạch, dịch bệnh, dự báo thiên tai, dự báo kinh tế... để người dân trong nước nắm rõ phòng khi biến cố xảy ra sẽ hạn chế được thiệt hại về người và tài sản.

- Hạn chế tối đa các thông tin gây nhiễu, thông tin không đúng sự thật.

- Thiết lập các thể chế, khung pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh để có biện pháp chế tài, xử phạt các đối tượng lợi dụng tình trạng thông tin bất cân xứng để vi phạm, trục lợi riêng cho bản thân, gây tổn thất cho kinh tế - xã hội.

- Ngoài ra, có thể triển khai xây dựng một hệ thống thông tin có độ tin cậy cao để cung cấp cho cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu một cách hợp pháp (ví dụ: hệ thống cảnh báo rủi ro về tín dụng do SCIC cung cấp,...)

PHẦN KẾT LUẬN

Bài tiểu luận giúp ta hiểu một số nội dung cơ bản về cấu trúc tài chính doanh nghiệp và mở rộng ra hệ thống tài chính tại một số quốc gia trên thế giới, bên cạnh đó cũng giúp ta hiểu rõ hơn vì sao quốc gia này có chính sách và cơ chế sử dụng vốn cho nền kinh tế khác quốc gia kia. Qua đó, ta cũng có một cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống tài chính của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và nhận biết được một số thiếu sót của nó.

Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng tìm hiểu các nội dung liên quan đến tình trạng bất cân xứng thông tin, thông qua phân tích các khái niệm và biểu hiện của nó, qua đó giúp ta đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết được những vấn đề xảy ra ở Việt Nam như: tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam lại xảy ra tình trạng thông tin bất cân xứng như thế? Tại sao các doanh nghiệp ở Việt Nam khó tiếp cận nguồn vồn trên sàn chứng khoán hơn các nước khác? Làm sao để hạn chế tình trạng bất cân xứng thông tin ở Việt Nam.

Tuy nhiên, hạn chế và tiến tới xóa bỏ vấn đề thông tin bất cân xứng là một bài toán khá khó khăn, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ khu vực tư nhân cho đến khu vực nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- The economics of Money Banking and Financial Markets - 4th Edition – Frederic S. Mishkin - Giáo trình giảng dạy chương trình Fulbright 2012 – 2013.

- The economics of Money Banking and Financial Markets - 9th Edition – Frederic S. Mishkin.

- Các Slide bài giảng do thầy Diệp Gia Luật cung cấp.

- Bài viết của Đoàn Ngọc Phi Anh, đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40).2010.

- Sách "Nhập môn Tài chính tiền tệ - PGS.TS. Sử Đình Thành - TS. Vũ Thị Minh Hằng- NXB Lao động xã hội 2009"

- Sách "Tiền tệ ngân hàng và Thị trường tài chính - Nguyễn Văn Ngọc - NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân 2011".

- Sách “Kiến thức nền tảng MBA cơ bản – Tom Gorman - NXB Lao động xã hội 2011" - Các tài liệu bài giảng Chương trình Fulbright, website: www.fetp.edu.vn

Một phần của tài liệu Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ ; Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính (Trang 44 - 47)