T B vần (b)
3.2.2. Phép lặp (sự trùng điệp) cú pháp trong thơ Xuân Diệu
Sự trùng điệp là một trong những biện pháp tô đậm tình cảm. Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại gọi cấu trúc thơ là cấu trúc của sự trùng điệp: câu thơ luôn quay trở lại, âm vận lặp suốt bài thơ, nhịp thơ với tiết tấu đều đặn, ý thơ trùng điệp. Tính “hồi hoàn” về cấu trúc văn bản ấy cũng là yếu tố cơ bản giúp cho các văn bản thơ được giữ lại trong trí nhớ và lưu truyền ngay cả khi chưa có chữ viết.
Cũng như sự luân phiên, lặp lại của hình ảnh, phép lặp cú pháp là vấn đề vừa thuộc về hình thức, lại vừa thuộc về nội dung. “Sự tương đương của các đơn vị ngôn ngữ làm nên chiết đoạn tạo thành thông báo bao giờ cũng bao hàm một sự tương đương về ý nghĩa. Nghĩa là, sức mạnh của cơ cấu lặp lại, của kiến trúc song song chính là ở chỗ đã tạo ra được một sự láy lại, song song trong tư tưởng”(Jakobson)[dẫn theo(8;21)]. Như vậy, lặp cú pháp là một cách thức tạo nhịp điệu ý, cũng là cách thức tạo tính nhạc cho thơ. Tính nhạc không chỉ là sự hài hoà vần nhịp theo các mô hình cấu trúc ngữ âm chặt chẽ mà còn ở sự lặp lại, ở sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ. Trong phép lặp cú pháp, trường hợp lặp nguyên vẹn, lặp bộ phận câu và đơn vị trờn cõu (đoạn) có hiệu quả tạo nhịp cao nhất. Luận văn chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu trường hợp lặp này.
Nếu đi sâu phân tích và tìm hiểu thơ Xuân Diệu ta sẽ nhận ra rằng ông rất chú trọng đến sự “nhắc lại” các câu thơ có lối kết cấu đặc biệt ở hầu hết mỗi bài thơ và trong suốt 97 bài thơ sáng tác trước Cách mạng tháng Tám.
* Trường hợp lặp cú pháp trong phạm vi hai tập thơ: Thường là lặp
những cấu trúc câu của các kiểu câu như: câu thơ định nghĩa, câu cầu khiến, cảm thán, hay câu nghi vấn.
+ Với kiểu câu thơ định nghĩa theo dạng: Chủ ngữ (hoặc mệnh đề)+ “là”/ “như” +….
Đây là mô hình cú pháp rất đặc trưng cho Thơ mới do ý thức về cái Tôi, ý thức muốn khẳng định cá tính, khẳng định bản thân và những cố gắng định nghĩa thế giới.
Ví dụ: - Tôi là con chim đến từ núi lạ - Tôi là một kẻ điên cuồng…
Tôi là một kẻ bơ vơ
- Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
- Tôi như con bướm đắm tình thương
+ Với kiểu câu cầu khiến, mệnh lệnh cú cỏc hụ ngữ đi kèm (“hóy”,
“phải”, “đừng”, “chớ”…)
Ví dụ: - Hóy tuôn ấu yếm lùa mơn trớn - Phải núi yờu trăm bận đến ngàn lần Phải mặn nồng cho mãi mãi thờm xuõn - Chớ thản nhiên bên một kẻ chỏy lũng - Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ
Kiến trúc câu thơ như vậy diễn tả được một tâm hồn thi nhân luôn gấp gáp, thúc giục, một cái tôi nồng nàn, tha thiết muốn hưởng thụ cuộc sống và nhiệt tình kêu gọi mọi người cùng tận hưởng. Trong 97 bài thơ của Xuân Diệu được khảo sát, có 86 câu thơ kiểu này (Số liệu của Lê Quang Hưng).
+ Với kiểu câu thơ nghi vấn (thường có dấu hỏi đi cùng)
Phần lớn những câu nghi vấn, câu hỏi trong thơ Xuân Diệu là các câu hỏi tu từ - hỏi để qua đó bộc lộ những suy tưởng, những băn khoăn của người hỏi chứ không phải để tìm câu trả lời.
Ví dụ: - Ờ nhỉ! Sao hoa lại phải rơi? - Trời ơi, trời ơi, đâu rồi tuổi nhỏ?
- Trời đã thắm lẽ đâu vườn cứ nhạt - Mà nhớ điều chi? Hay nhớ ai?
* Trường hợp lặp cú pháp, trùng điệp cú pháp trong từng bài thơ: Nếu
quan niệm mỗi bài thơ là một bản nhạc thì sự lặp lại hoàn toàn hoặc bộ phận của các thành phần câu và trờn cõu sẽ là sự gợi nhớ, nhắc nhớ lại những khuôn nhạc - nhịp. Khoảng cách của sự lặp lại không đồng nhất, có thể là sau một câu, một khổ, nhưng thường có xu hướng phân chia tác phẩm thơ thành những đơn vị bước thơ.
+ Trường hợp lặp lại hoàn toàn câu hoặc đơn vị trờn cõu: Ví dụ: - Yêu là chết ở trong lòng một ít - (Yêu)
(Lặp ở dòng đầu, giữa, và cuối tác phẩm).
- Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hát chơi (Lời thơ vào tập gửi hương) (Lặp hai lần: đầu và cuối tác phẩm)
- Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
Em, em ơi, tình non sắp già rồi (Giục giã) (Lặp hai lần: đầu và cuối tác phẩm)
- Buổi chiều đi lảng ở chân mây (Buổi chiều) (Lặp bốn lần, cuối mỗi khổ)
- Mở miệng vàng…và hóy núi yờu tụi...
Dầu chỉ là trong một phút mà thôi (Mời yêu) (Lặp bốn lần, cuối mỗi khổ)
Ngoài ra, ở các bài Hư vô, Đêm thứ nhất, Tình thứ nhất, Sương mờ, Phải nói, Biệt ly êm ái, Xuân Diệu cũng sử dụng phép lặp hoàn toàn dòng thơ. Đáng chú ý nhất là trường hợp lặp ở bài Ca tụng. Trong bài thơ sáu khổ, mỗi khổ sỏu dũng này, tại mỗi khổ đều có sự lặp lại hai dòng đầu khổ ở hai dòng cuối khổ. Cụ thể:
Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy ……
Trăng vú mộng đã muôn đời thi sĩ Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy
Khổ 2: Trăng, nguồn sương làm ướt cả giú hõy
Trăng, võng rượu khiến Đêm mờ chếnh choáng ……….
Trăng, nguồn sương làm ướt cả giú hõy
Trăng, võng rượu khiến Đêm mờ chếnh choáng
Tương tự như vậy ở bốn khổ còn lại.
Bài thơ là một dụng công rất lớn của Xuân Diệu về sự lặp lại hoàn toàn câu thơ, nhưng vỡ quỏ dụng công nên câu thơ bị gò ép, nhạc điệu thơ vì thế cũng chỉ là sự tuần hoàn máy móc.
+ Trường hợp lặp lại bộ phận câu
Với trường hợp này, cấu trúc câu được giữ nguyên, nhưng câu chữ ở một bộ phận bị thay đổi cho phù hợp với sự diễn tiến của lời thơ và sự phát triển của ý thơ. Những câu thơ như vậy thường là một sự nhấn mạnh về ý nghĩa, cũng là một sự nhấn mạnh về nhịp điệu, nhạc điệu.
Ví dụ: