Thanh điệu trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám: truyền thống và cách tân

Một phần của tài liệu nhạc điệu trong thơ xuân diệu trước cách mạng tháng tám (khảo sát qua hai tập thơ thơ thơ và gửi hương cho gió) (Trang 42 - 46)

truyền thống và cách tân

Từ Hoài Thanh trở về sau này, các nhà nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề thanh điệu trong Thơ mới đều nhất trí một điều: Thơ mới chuộng dùng thanh bằng hơn thanh trắc. Và dù những xung đột giữa Thơ mới và Thơ cũ trước hết diễn ra trên bình diện thể loại nhưng có thể nói Thơ mới là một bước kế thừa những thể loại đã ổn định của thơ ca Việt Nam thời Trung đại. Bằng chứng là tuy hướng đến sự tự do hình thức nhưng thơ phá thể và thơ tự do không phải là những hình thức phổ biến của Thơ mới. Trong tổng số 157

bài của hợp tuyển Thi nhân Việt Nam thì chỉ có 4 bài thơ tự do [29;216]. Thơ mới thường hướng đến sự ổn định về số âm tiết trong câu thơ, có thể từ hai đến trên mười âm tiết nhưng phổ biến là thơ năm, bảy, tám chữ. Nhìn từ góc độ thể loại, Thơ mới không chống thơ Đường mà chỉ chống lại đối ngẫu trong thơ Đường, Thơ mới năm chữ và bảy chữ là sự kế thừa câu thơ Đường luật. Thời này “thất ngôn và ngũ ngôn rất thịnh. Không hẳn là cổ phong. Cổ phong ngày xưa đó thỳc lại thành Đường luật. Thất ngôn và ngũ ngôn bây giờ lại do luật Đường giãn và nới ra cho nên êm tai hơn (tôi nhấn mạnh – BHY)ằ[47;64].

Với một hồn thơ dồi dào và bút lực mạnh, Xuân Diệu viết chăm, viết đều và viết nhiều hơn cả trong phong trào Thơ mới. Khảo sát 97 bài thơ thuộc hai tập Thơ ThơGửi hương cho gió, ta cũng thấy một hiện tượng chung của cả nền Thơ mới khi nhà thơ tập trung sáng tác ở các thể bảy chữ, tám chữ và thưa mỏng hơn ở các thể khác. Số liệu cụ thể như sau :

Tập thơ Thể thơ

Thơ thơ (46 bài)

(đv: bài)

Gửi hương cho gió (51 bài) (đv: bài) Tổng 2 tập (97 bài = 100%) đv: bài (= %) Bảy chữ 22 25 47 (48,5%) Tám chữ 11 21 32 (33%) Lục bát 4 3 7 (7,2%) Năm chữ 4 1 5 (5,1%) Bốn chữ 2 0 2 (2,1%) Hợp thể 3 1 4 (4.1%)

(Xem thêm : Bảng khảo sát trang 111) Như vậy, thơ bảy chữ chiếm số lượng lớn nhất trong sáng tác thơ trước Cách mạng tháng Tám của Xuân Diệu với 47 bài (chiếm khoảng 48,5%), tiếp đến là thơ tám chữ với 32 bài (chiếm khoảng 33%). Các thể còn lại là: lục bát, năm chữ, bốn chữ, hợp thể có số lượng ít với tỉ lệ lần lượt là : 7,2% ; 5,1% ; 2,1% ; và 4,1%.

Từ thực tế này, chúng tôi thấy cần thiết phải xột riờng vấn đề thanh điệu của thể thơ bảy chữ, tám chữ với các thể thơ khác trong di sản thơ của Xuân Diệu tính đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

● Thanh điệu trong thơ bảy chữ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

Như đã trình bày trong mục 2.1.1, thơ thất ngôn Đường luật dù bị gò bó bởi nhiều khuôn thước nhưng vẫn in đậm trong sáng tác của nhiều nhà Thơ mới ở thể thơ, chủ đề, hinh tượng, thi tứ... Thể bảy chữ trong Thơ mới chính là sự kế thừa có phát triển của thể ô thơ cũ ằ này.

Không giống như Quách Tấn, Bớch Khờ hay Lưu Trong Lư...làm những bài thơ ô thuần ằ Đường luật: thất ngôn bỏt cỳ (có nhiều trong tập

Mùa cổ điển của Quách Tấn...), thất ngôn tứ tuyệt (các bài Tình xưa, Bờn sông của Quách Tấn; Tiếng ca, Cảm hứng của Bớch Khờ; Lá bàng rơi của Lưu Trọng Lư; Tối của Đoàn Văn Cừ...), Xuân Diệu chỉ chú trọng làm thơ bảy chữ chia khổ. Khổ thơ bảy chữ bốn câu của Xuân Diệu nói riêng và Thơ mới nói chung, về hình thức, giống như một bài thất ngôn tứ tuyệt ở: thể thơ, luật bằng trắc, niêm, kiểu vần, loại nhịp.

Một bài thất ngôn tứ tuyệt thực chất là được ô cắt ằ từ bài thất ngôn bỏt cỳ mà ra. Có bốn cách cắt cho ta 4 dạng bài tứ tuyệt tương ứng :

- Cách 1: Cắt lấy bốn câu đầu – thành bài tuyệt cú ba vần (tiếng cuối cỏc cõu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau), hai câu sau đối. (Dạng 1)

- Cách 2: Cắt lấy bốn câu cuối – thành bài tuyệt cú hai vần (tiếng cuối cỏc cõu 2, 4 hiệp vần với nhau), hai câu đầu đối. (Dạng 2) - Cách 3: Cắt lấy bốn câu giữa – thành bài tuyệt cú hai vần (tiếng cuối

cỏc cõu 2, 4 hiệp vần với nhau), đối từng cặp hai câu một. (Dạng 3) - Cách 4: Cắt lấy hai câu đầu và hai câu cuối – thành bài tuyệt cú ba

vần (tiếng cuối cỏc cõu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau), không đối. (Dạng 4)[38;318].

Tuy Xuân Diệu ô mới nhất trong các nhà thơ mới ằ nhưng nhiều bài thất ngôn của ông, về hình thức, vẫn thấy có hiện tượng mỗi khổ thơ đều đi theo niêm, vần và luật bằng trắc khá chỉnh của luật thi tựa như một bài tứ tuyệt theo đúng tên gọi của nó.

Nếu tuân theo luật ô Nhất- Tam- Ngũ bất luận, Nhị - Tứ - Lục phân minh ằ như đã trình bày trong mục 2.1.1 (chưa xét đến phần vần ở tiếng Thất) thỡ cỏc khổ thất ngôn bốn câu của Xuân Diệu được quy về các mô hình (MH) thanh điệu sau:

Nhị Tứ Lục + MH 1: Câu 1: B T B Câu 2: T B T Câu 3: T B T Câu 4: B T B hoặc: Câu 1: T B T Câu 2: B T B Câu 3: B T B Câu 4: T B T

VD1: Làm sao sống đượckhông yêu

B T B

Không nhớ, không thương, một kẻ nào?

T B T

Hãy đốt đời ta muôn thứ lửa!

T B T

Cho bừng tia mắt đọ tia sao!

B T B

(Bài thơ tuổi nhỏ - Thơ Thơ) VD2: Những phút hồn buồn trong rụng

T B T

Bị nhàu ai tưởng dưới trăm chân.

B T B

B T B

Chẳng háihoa cũng hết dần.

T B T

(Ý thu – Thơ Thơ)

+ MH 2: Câu 1: T B T Câu 2: B T B Câu 3: T B T Câu 4: B T B hoặc: Câu 1: B T B Câu 2: T B T Câu 3: B T B Câu 4: T B T

Ở mô hình 1, chữ thứ 2 (Nhị) của dòng đầu là thanh bằng (hoặc trắc)

nên khổ thơ tuân theo luật bằng (hoặc luật trắc). Dòng 2 và 3 niêm với nhau (T – T hoặc B - B), bốn cõu khụng đối. Đây là mô hình thường gặp nhất trong thất ngôn Thơ mới vỡ nú ớt gò bó hơn cả. Trong tổng số 225 khổ của 47 bài thất ngôn của Xuân Diệu được khảo sát có tới 210 khổ (thuộc 46 bài) xuất hiện mô hình này, tương ứng với tỉ lệ là 93,7%.

Trong 210 khổ này lại có một số lượng lớn các khổ mà mô hình thanh điệu và vần trựng khớt với Dạng 4 của bài tuyệt cú, do chỗ, ngoài mô hình thanh điệu là MH 1, tiếng cuối cỏc dòng 1, 2, 4 của khổ còn hiệp vần với nhau, và thường là cùng vần bằng (sẽ nói rõ thêm trong mục Vần điệu). Chẳng hạn:

Dịu dàng đàn những ánh xanh

Một phần của tài liệu nhạc điệu trong thơ xuân diệu trước cách mạng tháng tám (khảo sát qua hai tập thơ thơ thơ và gửi hương cho gió) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w