● Định nghĩa nhịp điệu
Nhắc đến “nhịp điệu” không ít người nghĩ rằng đây là một thuật ngữ riêng có của nghệ thuật Âm nhạc và tiếp đó là Văn học. Sự thật không phải vậy. Trong đời sống, nhịp điệu vốn là một phương thức tồn tại của vạn vật, là sự vận động đắp đổi của vũ trụ. “Nhịp điệu” là một thuật ngữ khó, có nhiều cách giải thích và đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa thống nhất với một cách hiểu thật hoàn chỉnh.
Theo Henri Morier trong Từ điển thi pháp học và tu từ học thì “Nhịp điệu là sự trở đi trở lại với những khoảng cách bằng nhau của một sự lặp lại bền vững”. Cũng trong công trình này, Henri Morier phân chia “nhịp điệu” thành nhịp điệu của tự nhiên (sự chuyển động của các hành tinh, sự luân chuyển ngày – đờm…); nhịp điệu cơ thể (nhịp tim, nhịp thở…) và nhịp điệu nhân tạo (nhịp điệu của âm nhạc, thơ ca, kiến trỳc…) [Henri Morier (1989), Từ điển thi pháp học và tu từ học, NXB ĐH Pháp. Tài liệu dịch của Nguyễn Thái Hoà, tr8].
Không thống nhất với quan điểm đó, từ góc độ của một nhà soạn từ điển, Hoàng Phờ đó đưa ra định nghĩa mang tính khu biệt “nhịp” và “nhịp điệu”. Theo đó, “Nhịp là (1): Sự nối tiếp và lắp lại một cách đều đặn, tuần hoàn các độ dài thời gian bằng nhau, làm nền cho nhạc.(2): Sự nối tiếp và lắp lại một cách đều đặn một hoạt động hay một quá trình nào đó (nhịp
múa, nhịp thở, nhịp tim)” [44;714], còn “Nhịp điệu là sự lặp lại một cách tuần hoàn cỏc õm mạnh và nhẹ sắp xếp theo những hình thức nhất định”[44;714]. Như vậy, Hoàng Phờ đó tỏch nội hàm thuật ngữ “nhịp điệu” của Henri Morier và gọi chúng bằng hai cái tên với nội hàm tương ứng là “nhịp” và “nhịp điệu”. Điều đó cho thấy, theo ý kiến của Hoàng Phờ thỡ thuật ngữ “nhịp điệu” chỉ thuộc về lĩnh vực tạo nhạc chứ không có ở các lĩnh vực khác của tự nhiên, xã hội.
Chúng tôi hiểu “nhịp điệu” theo nghĩa rộng là một phương thức tổ chức hình thức phổ biến của các hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. Nó được thực hiện trên cơ sở sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên đều đặn của các yếu tố cùng loại theo một trình tự nhất định trong không gian, thời gian, quá trình.
● Phân loại nhịp điệu
Trên cơ sở ý kiến của Henri Morier chúng tôi đề xuất việc phân loại “nhịp điệu” thành: nhịp điệu của tự nhiên (gồm: nhịp điệu vũ trụ: luân phiên bốn mùa, ngày-đờm…; và nhịp điệu sinh học: nhịp thở, nhịp tim, nhịp trao đổi chất…của các dạng sống trong đó con người chỉ là một bộ phận quan trọng) và nhịp điệu nhân tạo (nhịp bước, nhịp điệu trong các ngành nghệ thuật: âm nhạc, văn học, kiến trỳc…).
● Nhịp điệu trong nghệ thuật và nhịp điệu trong thơ
Thuật ngữ “nhịp điệu” xuất hiện trong các bộ môn nghệ thuật với tư cách là sự tổ chức hình thức độc đáo, một biểu hiện về sự sáng tạo của con người nhằm tạo nên vẻ đẹp hài hoà, cân đối, uyển chuyển, sống động cho các tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật thời gian (âm nhạc, văn học…) và nghệ thuật không gian (điêu khắc, kiến trúc, hội hoạ…) đều mang tính nhịp điệu. Trong hội họa, nhịp điệu thể hiện ở sự luân phiên màu sắc sáng - tối, nóng - lạnh của bức tranh. Với kiến trúc, đó là sự lặp lại của những hoa văn trang trí, những đối xứng trong bố cục. Sang đến âm nhạc - một nghệ thuật có tính thời gian,
nhịp điệu thể hiện ở sự luân phiên các âm thanh có tính nhạc (không phải mọi âm thanh nói chung) với những phách, quãng tương tự nhau về độ dài thời gian tạo nên một sự lưu chuyển nhịp nhàng của dòng âm thanh.
Không dễ để tìm được một định nghĩa thật hoàn chỉnh về “nhịp điệu”, lại càng khó khăn hơn khi muốn tìm sự biểu hiện của nhịp điệu trong các ngành nghệ thuật. Với riêng ngành nghệ thuật ngôn từ, đó có ít nhất khoảng năm chục định nghĩa về nhịp điệu mà vẫn chưa có một sự phân loại nào thoả đáng (theo K.Zắc trong cuốn Nhịp điệu và tiết tấu) [dẫn theo (8;1)]. Tác giả Vũ Thị Sao Chi trong một bài đi sâu nghiên cứu “nhịp điệu” đã tập hợp các quan niệm khác nhau về nhịp điệu trong thơ văn thành sáu xu hướng chính, đó là: (1) xu hướng đồng nhất “nhịp điệu” với “nhạc điệu”; (2) đồng nhất “nhịp điệu” với “nhịp”; (3) quan niệm “nhịp điệu” là đặc trưng riêng của thơ; (4) quan niệm “nhịp điệu” là đặc trưng chung của thơ văn; (5) quan niệm “nhịp điệu” là hiện tượng chỉ thuộc về mặt âm thanh của ngôn ngữ nghệ thuật; (6) quan niệm “nhịp điệu” là hiện tượng thuộc cả mặt hình thức âm thanh và nội dung ý nghĩa. Với mục đích tìm hiểu nhạc điệu trong các tác phẩm thơ của một tác giả cụ thể, Luận văn của chúng tôi không xem những thao tác như vậy là cần thiết phải làm. Chúng tôi chấp nhận định nghĩa “nhịp điệu” và “nhịp điệu trong văn học” được thừa nhận rộng rãi hơn cả của Từ điển thuật ngữ văn học để làm cơ sở nghiên cứu. Theo đó, “Nhịp điệu là một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật, dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian hay quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mỹ. Trong Văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, mụ tớp,… nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật” [40;238].
Nhịp điệu có ở tất cả các cấp độ trong cấu trúc của tác phẩm văn học (cấp độ tổ chức văn bản, cấp độ tư tưởng, hình tượng, v.v..) với sự lặp lại, luõn phiờn của các yếu tố nghệ thuật. Nhận diện nhịp điệu vì thế cũng khó khăn như việc tìm hiểu nội dung, tư tưởng của một tác phẩm văn chương.
Từ định nghĩa về “nhịp điệu” trong văn học đã trình bày ở trên, chúng tôi thống nhất với kết luận rằng: nhịp điệu trong văn học được cấu thành bởi hai yếu tố là nhịp và điệu.
Nhịp trong nghệ thuật kớ õm của âm nhạc được hiểu là “những ô ngắn
có giá trị thời gian bằng nhau (tôi nhấn mạnh – BHY), được chia đều trong tác phẩm âm nhạc, giữa cỏc ụ nhịp có những đường sổ đứng ghi trong khuôn nhạc gọi là vạch nhịp dùng làm giới hạn giữa cỏc ụ nhịp, trong mỗi ô nhịp lại chia ra thành những phần nhỏ đều nhau ta gọi là phỏch”[8;33]. Trong thơ văn,
nhịp được hình dung phức tạp hơn, đó là những khoảng lặp lại cách quãng đều đặn, có thay đổi của một hiện tượng văn học nào đó trong tác phẩm thơ văn. Mỗi nhịp được giới hạn ở chỗ tách rời và luân phiên giữa hai khoảng khá bằng nhau của hiện tượng. Với mỗi thể loại văn học và mỗi tác phẩm cụ thể, việc chia nhịp có những mức độ khó, dễ khác nhau. Nhịp thơ dễ nhận diện hơn nhịp văn xuôi. Nhịp ở bình diện tổ chức hình thức tác phẩm dễ nhận diện hơn nhịp tư tưởng, nhịp cảm xúc …Khi nói đến nhịp cần phân biệt nhịp và sự ngắt nhịp mặc dù hai khái niệm này gắn bó với nhau về bản chất.
Điệu là đường nét, tính chất âm thanh của nhịp, làm nên dáng vẻ, sắc
thỏi riêng cho nhịp. Điệu quy định nhịp dài hay ngắn, mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, nhấn hay lướt, và thường được hình dung trong thơ nhiều hơn trong văn xuôi. Trong thơ Việt, các thanh, vần và nhịp đều có giá trị tạo ra “điệu” từ đó tạo nhạc cho tác phẩm.
Nhịp và điệu kết hợp với nhau tạo thành những dòng mạch vận động, lưu chuyển nhịp nhàng trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học. Ở các tác phẩm thơ, sự luân phiên với tốc độ cao của nhịp điệu trong từng câu
thơ, khổ thơ và toàn bài thơ dưới sự hỗ trợ của thanh điệu và vần đã tạo nên nhạc điệu cho tác phẩm. Nếu thanh điệu và vần điệu là sự lan toả, cộng hưởng trong không gian của âm thanh thì nhịp điệu lại là sự luân phiên đều đặn trong thời gian của âm thanh ngôn ngữ.
Nhịp điệu là đặc trưng điển hình của thơ. Cựng cú nguồn gốc từ ngôn ngữ tự nhiên song quá trình tổ chức ngôn ngữ, tổ chức hình thái vật chất của âm thanh ở thơ tạo ra được nhạc tính cao hơn hẳn so với văn xuôi. Nhiều nhà nghiên cứu đẩy đến mức cực đoan khi cho rằng: chỉ thơ mới có nhạc điệu. Nguyễn Phan Cảnh đã lý giải kết luận đó của mình dựa trên sự tổ chức các “tham số thanh học của ngôn ngữ” ở thơ và ở văn xuôi. Ông cho rằng trong văn xuôi, các tham số thanh học của ngôn ngữ (gồm thuộc tính âm thanh: cao độ, trường độ, cường độ; và đơn vị âm thanh: nguyên âm, phụ âm) đã không được tổ chức, trái lại, các thuộc tính và đơn vị âm thanh được lưu giữ và truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình thi ca làm nên tiết tấu và vần thơ - những yếu tố làm thành nhạc điệu. Theo dẫn giải của Nguyễn Phan Cảnh, nhạc tính trở thành ưu thế tuyệt đối của thơ so với văn xuụi chính là ở khâu này [5;133]. Lại Nguyên Ân cũng chỉ ra rằng: “Thơ và văn xuôi là hai kiểu tổ chức ngôn từ nghệ thuật mà sự khác nhau thuần tuý bề ngoài trước hết ở cơ cấu nhịp điệu. Nhịp điệu ở thơ được tạo thành do sự phân chia (theo những nguyên tắc mang tính số lượng) dòng ngôn từ tác phẩm thành những ngữ đoạn vốn không trùng hợp với sự phân chia dòng ngôn từ theo quy tắc cỳ phỏp...Cõu thơ tổ chức chất liệu ngữ âm một cách toàn diện, làm cho ngôn từ mang tính hoàn chỉnh trọn vẹn về nhịp điệu”[2;301-302]. Nhịp điệu câu văn xuôi buông thả tự nhiên không có gợi ý gợi cảm nào đặc biệt. Với thơ, nhịp điệu giữ một vị trí quan trọng. Nhịp điệu là xương sống của thơ, thơ có thể bỏ vần, bỏ quan hệ đều đặn về số chữ, bỏ mọi quy luật bằng trắc, nhưng không thể vứt bỏ nhịp điệu.
Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Như vậy, thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm súc cô đọng, ngôn ngữ có nhịp điệu là những đặc trưng cơ bản của thơ.“Nhà thơ đó là người đại diện cho nhịp điệu”(Blốc)[20;436], thơ có thể không cần vần nhưng không thể thiếu nhịp điệu. Tianov - một nhà chủ nghĩa hình thức Nga định nghĩa thơ như là một cấu trúc đặc biệt được đặc trưng bởi sự phụ thuộc của toàn thể các yếu tố vào nguyên tắc nhịp điệu (dẫn theo (7;20)].
Nhịp điệu thơ rất linh hoạt và cơ động, tạo thành do sự phối hợp của những quy luật riêng về âm thanh. Thể thơ là những hình thức biểu hiện cụ thể và xác định của nhịp điệu, nói cách khác, thể thơ chính là mô hình âm thanh đã được định trước cho người sáng tạo và người tiếp nhận văn bản thơ. Sự thay đổi và sáng tạo trong nhịp điệu là cơ sở của sự tạo thành những thể thơ mới về mặt thanh âm và vần điệu. Hay nói đúng hơn là mỗi thể thơ tạo nên một nhịp điệu riêng do sự quy định về câu, về từ và về vần. Dù dưới hình thức sáng tạo tìm tòi nào, thơ bao giờ cũng cần giữ được nhịp điệu, nhịp điệu làm cho tứ thơ thêm bay bổng gợi cảm. Có những bài thơ không vần nhưng vẫn ngân nga theo một nhịp điệu riêng, vẫn dào dạt theo một âm hưởng độc đáo. “Thơ cần đến bộ (mốtre) hay nhịp là cái làm thành hương vị duy nhất và độc nhất của nó mà người ta cảm thấy được và thậm chí có thể nói là nú cũn cần cái đó hơn là cần một cách diễn đạt đẹp, giàu hình ảnh”[24;535-536]. Muốn tạo được cái “hương vị duy nhất” và “độc nhất” ấy, nhịp điệu của bài thơ phải là sự cách điệu duyên dáng, là sự sáng tạo không lặp lại.
Trong Mĩ học phương Đông, nhịp điệu thơ ca được giải thích bằng sự vận động lưu chuyển của thế giới. Vận động vũ trụ xuyên thấm trong con người, bộc lộ ở hành động và vận động nội tâm. Vận động nội tâm thể hiện ra ngoài bằng khí và hơi thở. Nhịp điệu trong thơ chính là sự vận động của
thế giới tâm hồn. Sự tổ chức âm thanh vào một hệ thống nhịp điệu nào đó không phải chỉ là sự sắp xếp một cách tự nhiên theo những liên kết có tính chất máy móc, tuỳ tiện. Ở đây có vai trò quan trọng của cảm xúc, của cảm hứng sáng tạo. Nói như Xuân Diệu, cái cơn rung động về vần điệu, hình tượng âm thanh của nhà thơ cũng nằm chung trong sức rung động mạnh mẽ của cảm hứng sáng tạo [20;434].
Có thể khái quát rằng: nhịp điệu trong thơ là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, mụ tớp,… nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của tác phẩm thơ, và đặc biệt là tạo nhạc điệu cho thơ. Ở cấp độ tổ chức văn bản thơ, đơn vị của sự lặp lại là dòng thơ (cũng thường gọi là “cõu thơ”) với sự ổn định về số tiếng (bốn, năm, sáu tiếng…) và vần như là điểm ngắt của nó. Vì vậy, mỗi thể thơ có một nhịp điệu riờng. Dũng thơ lại có kiểu ngắt nhịp của luật thơ, với độ dài, ngắn, cân đối… khác nhau (kiểu ngắt nhịp của lục bát thông thường là nhịp 2/2/2 ở câu lục, 2/2/2/2 ở cõu bỏt, ngoài ra còn kiểu ngắt nhịp của song thất lục bát, Đường luật…). Từ và các đơn vị trên từ (cụm từ), câu và các đơn vị trờn cõu cũng là những đơn vị của sự lặp lại về hình thức của nhịp điệu trên cấp độ hình ảnh và cấu trúc cú pháp.
● Các bình diện nhịp điệu trong thơ
Cả hai mặt âm thanh và ý nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ tạo nên hình thức và nội dung của các tác phẩm thơ văn đều có thể có sự tổ chức thành nhịp điệu. Hai mặt này của đặc trưng ngôn ngữ tạo nên hai bình diện của nhịp điệu: bình diện âm thanh và bình diện ý nghĩa mà có thể được gọi tên thành nhịp điệu lời thơ (hay nhịp điệu âm)và nhịp điệu ý. Hiện tượng lặp đi lặp lại, luân phiên và có thay đổi của các đơn vị nghệ thuật trong các tác phẩm văn chương thể hiện đa dạng ở cả mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của văn bản văn học. Về vấn đề này, trong một chuyên luận của mỡnh Lờ
Lưu Oanh cũng đã cho ý kiến: “Cú thể phân chia một cách đơn giản: thơ là sự tổng hợp giữa nhịp lời và nhịp ý”, trong đó nhịp lời thể hiện ở những hình thức ngữ âm, tiết tấu về số lượng âm tiết, đối xứng về từ vựng, ngữ pháp, vần, thanh điệu, còn nhịp ý thể hiện ở sự phân cấp các cấp độ hình tượng (hình ảnh, cảm xúc, tư tưởng…) trong sự đối ứng và lặp lại các yếu tố cùng loại. [42;162].
Trong giới hạn về mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn, chúng tôi sẽ chỉ xem xét các bình diện của nhịp điệu trên những cơ sở rõ ràng về hình thức, do đó, thuật ngữ “nhịp điệu ý” tỏ ra không tường minh trong việc phục vụ triển khai đề tài. Chúng tôi xác lập lại hai bình diện hình thức của nhịp điệu thơ, đó là: nhịp điệu lời thơ (hay nhịp điệu âm) và nhịp điệu hình tượng.
+ Nhịp điệu lời thơ (nhịp điệu âm)
Nhịp điệu của lời thơ là tổ chức ngữ âm cao hơn âm tiết, có chức năng hình thành nên tính chất âm thanh của dòng ngữ lưu. Đó là những cấu trúc âm thanh được lặp lại một cách đều đặn trong tác phẩm thơ và được đánh dấu bằng những chỗ ngừng, ngắt. Trong thơ, loại hình nhịp điệu này dễ nhận diện hơn cả do nó được biểu hiện rõ nét và phát huy tính nhạc rất mạnh mẽ.