Sự luân phiên, lặp lại của các hình ảnh thể hiện hình tượng cái Tôi và hình tượng thế giới trong thơ Xuân Diệu.

Một phần của tài liệu nhạc điệu trong thơ xuân diệu trước cách mạng tháng tám (khảo sát qua hai tập thơ thơ thơ và gửi hương cho gió) (Trang 86 - 93)

T B vần (b)

3.2.1. Sự luân phiên, lặp lại của các hình ảnh thể hiện hình tượng cái Tôi và hình tượng thế giới trong thơ Xuân Diệu.

và hình tượng thế giới trong thơ Xuân Diệu.

Hình tượng cái Tôi là hình tượng trung tâm trong thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Nó khác với khái niệm “cỏi Tụi trữ tỡnh”, cũng khác cả khái niệm “chủ thể trữ tỡnh”. Hình tượng cái Tôi chỉ hình thành khi nhà thơ có được một quan niệm nghệ thuật, một cái nhỡn riờng về cuộc đời.

Nếu đặc điểm của cái Tôi trữ tình trong thơ cổ điển là tính chất phi cá thể, siêu cảm giác thì sang đến thơ lãng mạn, với việc khẳng định cá tính, giải phóng giọng điệu cá thể đã đem đến sự đa giọng, đa thanh, đa phong cách thơ, đổi mới hình tượng thơ, trong đó trước hết và đặc biệt nhất là hình tượng cái Tôi.

Hình tượng cái Tôi trong thơ Xuân Diệu được xây dựng với sự trở đi trở lại của các hình ảnh đối lập về các trạng thái cảm xúc, các động tác trữ tình. Đó là hình tượng một cái Tôi phân cực (từ dùng của Lê Quang Hưng) [29]. Khái niệm phân cực nhằm xác định những phương diện mâu thuẫn, đối lập, tương phản.

Hình tượng cái Tôi phân cực ấy thể hiện trước hết thành hệ thống các

trạng thái cảm xúc đối lập: một cái Tôi say đắm, thiết tha, yêu đời đồng thời là một cái Tôi cô đơn, trống trải, lo âu.

Là một nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ, Xuân Diệu thiết tha giao hòa với thiên nhiên, giao cảm với cuộc đời và lòng người. Ông thành thật với những xúc cảm ham muốn, ý thức tự do và khẳng định cá tính. Thiên nhiên trong thơ ông là một thiên nhiên đầy hương sắc và thanh âm. Con người trong thơ ông biểu hiện một quan điểm sống tích cực: “Sống toàn

tim, toàn trí! sống toàn hồn!/ Sống toàn thân và thức nhọn giác qua/…Sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ”(Thanh niên); “Yờu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ”; Là người luôn sống tích cực, Xuân Diệu cổ vũ cho triết lý hưởng thụ sự trọn vẹn trong tình yêu, trong hạnh phúc, khao khát sự hòa điệu giữa hai tâm hồn yêu nhau: “Hóy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn./ Sóng mắt, lời môi - nhiều, thật nhiều.”; “Hóy sát đụi đầu! hãy kề đôi ngực/ Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài”.

Nhưng càng “thốm muốn vô biên và tuyệt đớch” thỡ Xuõn Diệu càng sa vào chốn lạnh lẽo, cô đơn. Ngay khi đang hưởng thụ tình yêu, hưởng thụ cuộc sống, Xuân Diệu đã nhìn thấy sự chia ly, xa cách, sự hữu hạn của con người và cuộc đời để rồi buồn chán, thất vọng. Nguyễn Đăng Điệp cho đây là “một nghịch õm khỏc” của nhịp điệu thơ Xuân Diệu.

Vớ mình là ngọn Hy Mã Lạp Sơn sừng sững nhưng một mình, là con nai ngơ ngác bị “chiều đánh lưới”, là con chim non bơ vơ khụng tổ…đú là một đối cực khác trong cảm nhận của một người vốn luôn sống gấp gáp, và thèm giao hòa, giao cảm. Yêu điên cuồng, sống tận độ nhưng Xuân Diệu không ít lần cay đắng nhận ra sự trống trải trong tâm hồn trước sự thờ ơ tới phũ phàng của người tình: “Lũng ta trống lắm lòng ta sụp/ Như túp nhà không bốn vỏch xiờu/ Em chẳng cứu giùm em bỏ mặc/ Mưa đưa ta đến bến Đìu hiu". (Bên ấy bên này); “Lũng ta là một cơn mưa lũ, đã gặp lòng em là lá khoai”.

Sự đổi nhịp của ý thơ Xuân Diệu ở một chừng mực nào đú chớnh là sự chuyển hóa cảm xúc giữa hai cực này của cái Tôi. Sự chuyển nhịp đó có khi lập tức tạo nên một cảm hứng bi kịch ngay khi vừa hạnh phúc. Hạnh phúc khi kề sát người yêu cùng những cái vuốt ve, mơn trớn, bất chợt cảm nhận

“Anh vui liền nhưng bỗng lại buồn ngay/ Vì anh nghĩ thế vẫn còn xa lắm”. Trong khi đi dạo cùng người yêu vào một đêm trăng, Xuân Diệu tê tái nhận ra rằng “Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá/ Hai người nhưng chẳng bớt

bơ vơ”. Thậm chớ, Xuân Diệu đã đánh mất tình yêu khi còn chưa được người yêu đáp lại: Ta được em chăng, lại mất liền (Vô biên).

Một sự phân cực khác trong khuynh hướng cảm hứng và trạng thái cảm xúc của cái Tôi được Lê Quang Hưng phát hiện, đó là sự phân cực giữa

MộngTỉnh.

Mộng là một trạng thái tinh thần phổ biến trong Thơ mới. Nó nhiều khi được hiểu như sự chạy trốn thực tại, chối bỏ thực tại, tìm đến những không gian ảo của quá khứ hoặc tương lai. Thế Lữ mơ đến chốn Thiên Thai, Hàn Mặc Tử lại trú ngụ hồn mình nơi Thiên đường thanh sạch, Lưu Trọng Lư ru tình trong cõi mộng. Xuân Diệu sống với thực tại nhiều hơn nhưng cũng dăm ba lần ông thả hồn mình vào những nơi không thật. Khi thỡ ụng trở về với những ngày xưa “Hạc theo trăng, tiờn cũn lẫn với người/ Những thời xa chim phượng xuống trần chơi” (Mơ xưa), khi thì phiêu diêu trong một “thế giới của Du Dương”, thế giới của sự tương hợp màu sắc, âm thanh, hoa hương và ái tình (Huyền diệu). Các bài Trăng, Nhị hồ, Nguyệt cầm, Yêu mến, Kỉ niệm đều xây dựng một không gian Mộng như thế. Nhưng với Xuân Diệu cũng như với nhiều người Mộng thường không bền, và Xuân Diệu nhanh chóng nhận ra đó chỉ là những ảo tưởng, để rồi lại trở về với cõi thực nhiều khi bơ vơ, hiu quạnh.

Một sự phân cực khác của hình tượng cái Tôi được thể hiện trong những động tác trữ tình: vừa nhẹ nhành, tinh tế lại vừa vồ vập, quyết liệt, mạnh mẽ khi cảm nhận thế giới, hưởng thụ tình yêu.

Bước vào thế giới thơ Xuân Diệu, không gian và hình ảnh thơ nhiều khi bị “nhũe” đi cùng những xúc cảm và sự tổng hợp cảm giác. Buồn mà “khụng hiểu vì sao tôi buồn”, yêu mà không “cắt nghĩa được tỡnh yờu” nên thơ Xuân Diệu luôn tạo ra cho người đọc một cảm giác mơ hồ, êm ái . Ít có ở bài thơ nào ta bắt gặp một không gian buổi chiều êm dịu, giăng mắc như trong bài Chiều của Xuân Diệu với “Khụng gian như cú giõy tơ/ Bước đi sẽ

đứt, động hờ sẽ tiờu”, cũng ít có nhà thơ nào có đủ sự tinh tế để gọi ra được những ý thơ như: “Những luồng run rẩy rung rinh lỏ” hay “Mõy biếc, trời trong, đêm thủy tinh/ Lung linh bóng sáng bỗng rung mỡnh/”;Hư vô búng khúi trên đầu hạnh/ Cành biếc run run chân ý nhi” .v.v.

Hình tượng thơ Thế Lữ, Hàn Mặc Tử chủ yếu được xây dựng trên những tiếp xúc thị giác và thính giác, Huy Cận lại thiên về cảm giác nghe… cũn với Xuân Diệu, đó là sự tổng hợp của tất cả giác quan. Vì lẽ đó những tính từ chỉ cảm giác trong thơ Xuân Diệu rất khó gọi tên là do cơ quan cảm giác nào mang lại. Những cái “run run” mơ hồ của cành cây (Cành biếc run run chân ý nhi), cỏi rét luồn trong gió (Đã nghe rét mướt luồn trong gió), cái “rung mỡnh” của ánh sáng (Lung linh bóng sáng bỗng rung mình), chỳt “bõng khuõng” của nắng (Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì).v.v..Xuân Diệu đã gợi ra được những trạng thái cảm xúc rất chung nhưng lại rất “Xuõn Diệu”, tưởng như chỉ Xuân Diệu mới có, hay chỉ Xuân Diệu mới gọi tên ra được.

Tinh tế trong cảm giác, cảm xúc nhưng Xuân Diệu đồng thời cũng có nhưng động tác rất quyết liệt, mạnh bạo để chiếm lĩnh và hưởng thụ hạnh phúc, tình yêu, và tuổi trẻ. Cảm giác “õu yếm”, “mơn trớn” vốn rất dịu dàng nhưng qua hành xử của Xuân Diệu nó phải là “tuụn âu yếm, lùa mơn trớn”, phải ở tận cùng tận độ của cảm giác “uống tình yêu dập cả mụi”, “uống hồn em”. Điều này cũng không ngoại lệ với những thực thể tự nhiên vô hình vô ảnh. Xuân Diệu tham vọng “tắt nắng”, “buộc giú”, “riết mây đưa và gió lượn”, muốn “cắn” Xuân hồng, muốn “đưa răng bấu mặt trời”, muốn “ngoàm sự sống”…Xuõn Diệu muốn sống hết mình, muốn hưởng thu triệt để, đó là tâm ý của người luụn yờu và trân trọng từng giây phút sống.

Cùng với hình tượng cái Tôi, hình tượng thế giới cũng là một bộ phận quan trọng làm nên thế giới nghệ thuật thơ. Trong thơ Xuân Diệu, bên cạnh hình tượng một cái Tôi phân cực là hình tượng thế giới phân cực. Thế giới

thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám là sự trở đi trở lại của một loạt cỏc hỡnh ảnh, có thể xếp chúng vào thế đối lập để kết luận rằng: Thơ Xuân Diệu tồn tại một thế giới phân cực: một “thế giới của Du Dương” bên cạnh một “thế giới của u sầu mù mịt”(gọi theo Lê Quang Hưng) [29]. Thế giới ấy cũng chính là những phân mảnh của một tâm hồn thi nhân đang phơi trải, mời mọc.

Hình tượng “thế giới của Du Dương” hiện lên trong thơ Xuân Diệu tràn ngập hương thơm và những sắc màu tươi tắn. Hiện hữu trong đó là hình ảnh những khu vườn xuân ngập tràn hoa và ánh sáng: “Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui/ Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời/ Sao buổi xuân đầu êm ái thế/ Cánh hồng kết những nụ cười tươi” (Nụ cười xuân); “Vườn cười bằng bướm, hót bằng chim”(Lạc quan), “Ngày trong lắm, lỏ ờm, hoa đẹp quỏ/Nhan sắc ơi, cây cỏ chói đầy sao”(Mời yêu). Đây là những khu vườn xuân, cũng là những khu vườn tình ái – một diện mạo thế giới khi mà tạo vật thiên nhiên hiện vẻ tình tứ ngập tràn, khiến con người khát khao luyến ái. Không gian của thế giới Du Dương có sự giao hòa giữa màu sắc, mùi vị và âm thanh: “Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh”, với những “khỳc nhạc thơm”, “khỳc nhạc hường”…Đú cũng là một thế giới luôn rạo rực sự sống với những “chựm thương nhớ”, “khúm yờu thương”, “chim hoa ríu rít liễu vui vầy” (Dâng), với “Vàng tươi, thược dược cánh hơi xòa/ Ửng rạng, phù dung nghiêng mặt hoa” (Lạc quan). Trong thế giới mà sự sống luôn “mơn

mởn” ấy các sự vật thường cú đụi cú cặp, vướng vít lấy nhau và đậm tính sắc dục. “Ánh sỏng ụm trựm những ngọn cao”; “Tơ liễu giong gần tơ liễu êm/ Bướm bay lại sánh bướm bay kốm”; “Cõy me ríu rít cặp chim chuyền”; “Bụng hoa nhài thức dậy sánh từng đôi/ Hoa nhài xanh dưới ánh nguyệt tuôn trời/ Ánh nguyệt trắng lên hoa nhài đúc sữa”…Và trong thế giới đó anh với em – những hình tượng trung tâm của thế giới - cũng thành đôi thành cặp: “Anh với em như một cặp vần”.

Nhưng bên cạnh và đối lập với một “thế giới của Du Dương” đầy sức sống còn tồn tại một “thế giới của u sầu mù mịt” không hương sắc và u ám. Đó có khi là một không gian lạnh lẽo đậm màu sắc Liêu Trai “Chỉ có mơ màng một bãi xa/ Tuyệt mù chỉ có nhạt phai và/ Véo von tiếng chở lưu ly mộng/ Trong khoảng đêm trường ma gọi ma”(Bài thứ năm), “Giú mưa, mưa gió âm u;/ Dưới trần mà đã nghe thu lạnh rồi” (Bụi mưa mờ cũ), lại cũng có khi là không gian cô liêu của sa mạc (“Và cảnh đời là sa mạc cô liêu”). Trong thế giới tĩnh mịch, băng giá ấy, hơn lúc nào hết, con người thấy được cái rợn ngợp của đất trời và sự lạnh lẽo, cô độc của lòng người (“Tiếng trúc từ đâu than tịch mịch!”; “Hồn ai nào bỏ giữa trăng khụng? Bói xa cũng muốn làm sa mạc/ Chẳng bóng ai đi – buồn, hỡi lũng”(Bài thứ năm);

“Giú theo trăng từ biển thổi qua non/ Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn” “Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khỏch”; “Giú mưa, mưa gió âm u. Dưới trần mà đã nghe thu lạnh rồi/ Càng cao, càng lạnh; chao ôi/ Trên cung xanh vắng lạnh thôi mấy chừng”.

Để diễn tả không gian thơ âm u, mù mịt Xuân Diệu tìm tới các hình ảnh về buổi chiều, sương. Đành rằng đây là những hình ảnh chuộng dùng của các thi sĩ lãng mạn (Huy Cận, Nguyễn Bớnh…) nhưng chỉ với Xuân Diệu những hình ảnh này mới xuất hiện với đầy đủ các cung bậc của sự cô đơn, u tối: “Không gì buồn bằng buổi chiều êm mà ánh sáng điều hòa cựng búng tối”(Tương tư chiều); “Ngày muốn hết như đời muốn hết/ Chiều bi thương ráng sức kộo mỡnh đi”(Sắt), “Chiều gúa khụng em lạnh lẽo sao!”(Hết ngày hết tháng); “Búng hôm đó lạnh sương đồng”(Ngã ba); “Mờnh mụng ai lạc giữa vòm sương”…

Ngược lại với những hình ảnh súng đụi, luyến ái trong “thế giới của Du Dương” là hình ảnh về một thế giới mà ở đó mọi sự vật ở trong thế phân chia rời rã.

Những mặt hồng chia rã hết cười - Hơn một loài hoa đã rụng cành,

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh - Bông hoa rứt cánh rơi không tiếng/

Chẳng hái mà hoa cũng hết dần - Mây vẩn từng không chim bay đi,

Khí trời u uất hạn chia ly

Chủ thể trữ tình đang trong cảnh “kẻ ở người đi” nên dễ dàng lý giải vì sao thế giới thơ lại cùng nằm trong xu hướng chia ly đó. “Em đi, mưa phủ khuất ân tình/ Anh ở, trời tan trên mắt anh”; “Em ở bên mình ta ngó say/ Song le bên ấy với bên này/ Cũng xa như những bờ xa cách/ Không có thuyền qua, không cánh bay”...

Cùng với sự chia ly, thế giới của u sầu mù mịt cũng ghi lại những sự tàn lụi nhanh chóng: “Cỏi bay không đợi cỏi trụi/ Từ tụi phỳt trước, sang tụi phỳt này”; “Sự thật ngày nay không thật đến mai”; “Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến/ Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành/; “Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc/ Phải chăng buồn vì nỗi phải bay đi/ Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi/ Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa”; “Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt”;“Xuõn đang tới nghĩa là xuân đang qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”...

Hoa là một hình ảnh mang tính biểu tượng, trở đi trở lại nhiều lần trong thơ Xuân Diệu với một sức ám ảnh lớn. Lý giải điều này, Lê Quang Hưng cho rằng: trước hết hoa là một kết tinh của vẻ đẹp thiên nhiên với đủ cả hương và sắc – những đặc tính này thỏa mãn lối cảm thụ thế giới của Xuân Diệu; thứ hai, đời hoa tương ứng với đặc điểm tư duy nghệ thuật, hoa nở hay tàn đều tạo ra được những tình cảm thẩm mỹ khác nhau. Hình ảnh hoa hiện hữu trong “thế giới của Du Dương”, “thế giới của u sầu mù mịt” với một tần số lớn:

“hoa của đồng nội xanh rỡ”, “Bờn màu hoa mới thắm như kờu”, “Anh đi đường cú hoa./Tụi nằm trong tuổi lạnh”, “hơn một loài hoa đã rụng cành”

Một phần của tài liệu nhạc điệu trong thơ xuân diệu trước cách mạng tháng tám (khảo sát qua hai tập thơ thơ thơ và gửi hương cho gió) (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w