T B vần (b)
3.1.1. Nhịp điệu cách luật
“Cách luật” là thuật ngữ chỉ “toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ thơ ca được cố định lại thành một thể thức nhất định, lặp đi lặp lại trong các tác phẩm. Nền tảng của cách luật là các quy tắc tổ chức ngôn từ về mặt âm thanh, gieo vần, ngắt nhịp, đối thanh, số dòng, số tiếng trong một dòng, …”[40;36].
Hiểu như vậy, “nhịp điệu cách luật” là quy tắc tổ chức ngôn từ thơ về mặt nhịp điệu (cách ngắt nhịp, số dòng, số tiếng trên một dũng…) đã được cố định lại thành một thể thức nhất định trong mỗi thể thơ. Như đã trình bày trong mục 1.2.2 phần về nhịp điệu trong thơ, thì ở mặt tổ chức văn bản, nhịp điệu cách luật thể hiện thành: nhịp điệu của thể thơ (mà đơn vị của sự lặp lại của nó là cỏc dũng thơ với sự ổn định về số tiếng tuỳ theo mỗi thể thơ) và
nhịp điệu của luật thơ (cách ngắt nhịp ổn định ở từng dòng theo quy định của mỗi thể). Chẳng hạn: Lục bát là một thể thơ cách luật mà thể thức ngắt nhịp của nó là một dũng sỏu tiếng, nối tiếp là một dũng tỏm tiếng, cứ như vậy đến hết; với mỗi dòng như vậy, nhịp điệu sẽ đi theo luật: thông thường là nhịp chẵn, mỗi nhịp hai tiếng. Song thất lục bát là một thể thơ cách luật của Việt Nam cứ sau hai dòng bảy tiếng là một dũng sỏu tiếng và một dũng tỏm tiếng (nên còn gọi là lục bát gián thất), cách thức ngắt nhịp ổn định ở từng dòng là: nhịp 3/4 hoặc 3/2/2 ở hai dòng bảy tiếng, nhịp 3/3 hoặc 2/2/2 ở dòng sáu tiếng, nhịp 4/4 hoặc 2/2/2/2 ở dòng tám tiếng. Tất nhiên cũng có những
ngoại lệ, ở lục bát đó có thể là sự thêm hoặc bớt một số tiếng làm thay đổi kích thước thông thường của câu thơ.
Trước hết, về nhịp điệu của thể thơ, cần thiết phải nhắc lại rằng: dù những xung đột giữa Thơ mới và Thơ cũ trước hết diễn ra trờn bỡnh diện thể loại nhưng Thơ mới là một bước kế thừa những thể loại đã ổn định của thơ ca Việt Nam thời Trung đại, tuy hướng đến sự tự do hình thức nhưng thơ phá thể và thơ tự do không phải là những hình thức phổ biến của Thơ mới. Thơ mới thường hướng đến sự ổn định về số âm tiết trong câu thơ, có thể từ hai đến trên mười âm tiết nhưng phổ biến là thơ năm, bảy, tám chữ. Điều này thể hiện đầy đủ và sáng rõ nhất trong những sáng tác của Xuân Diệu giai đoạn này với 47 bài thơ bảy chữ (chiếm khoảng 48,5%), 32 bài thơ tám chữ (chiếm khoảng 33%) ; các thể còn lại là: lục bát, năm chữ, bốn chữ, hợp thể, với tỉ lệ lần lượt là : 7,2% ; 5,1% ; 2,1% ; và 4,1%. Tớnh ổn định về nhịp điệu thể thơ được Xuân Diệu duy trì trong suốt đời thơ của mỡnh, ụng luụn tâm niệm: “theo ý tụi, cỏc thể thơ đều đặn, dễ đọc, dễ nhớ, du dương, đẹp đẽ hơn thơ lung tung, miễn là hồn thơ phải đầy, chín, nội dung đã đẹp, hình thức lại tiết tấu, bài thơ lúc ấy sống mãi cùng với thơ Nguyễn Du, Thị Điểm, Xuân Hương”[11;77].
Về nhịp điệu của luật thơ, nhịp điệu thơ thường được ổn định trong các thể thơ theo sự chi phối của các luật. Câu thơ mới Xuân Diệu (cũng như câu thơ mới nói chung) vẫn giữ đúng nguyên tắc về sự đối thanh, về bằng trắc theo quy luật hài hòa về thanh điệu trong tiếng Việt. Dù câu thơ chia làm hai hay ba nhịp (tiết tấu) thì sự đối thanh giữa các nhịp vẫn được thực hiện khiến cho câu thơ có âm hưởng và nhịp điệu quen thuộc của ngôn ngữ thi ca dân tộc. Cách ngắt nhịp ở mỗi câu cũng được Xuân Diệu duy trì theo những luật lệ đã định. Có thể thấy rằng, ở nhiều phương diện Xuân Diệu có sự đổi mới rõ rệt, riờng về vấn đề nhịp điệu, trong một chừng mực nào đú Xuõn Diệu lại rất truyền thống, và điều này tạo ra chất truyền thống, gần gũi cho hơi thơ ông. Nhịp điệu trong 97 bài thơ thuộc sáu thể thơ của Xuân Diệu
được khảo sát phần lớn không đi ra ngoài mô hình nhịp điệu truyền thống ứng với mỗi thể.
Khi xem xét cách ngắt nhịp trong thơ bảy chữ của Xuân Diệu ta thấy sự gần gũi với cách ngắt nhịp của thất ngôn cổ điển. Thể bảy chữ của Thơ mới nói chung và của Xuân Diệu nói riêng có lối ngắt nhịp phổ biến là 4/3 hoặc 2/2/3. Đây cũng là cách ngắt nhịp trong câu thơ thất ngôn bỏt cỳ nhưng lại rất khác với lối ngắt nhịp của câu song thất trong thể song thất lục bát vốn ngắt theo nhịp 3/4 hoặc 3/2/2 hay câu thơ bảy chữ kiểu nói sử trong thể thơ cổ truyền (cũng ngắt theo nhịp 3/4). Trong khi nghiên cứu về hình thức và thể loại của thơ ca Việt Nam, tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã đưa ra kết luận về tính ưu trội của lối ngắt nhịp kết hợp với hiệp vần trong thất ngôn Thơ mới so với thể bảy từ cổ truyền trong việc tạo nhạc điệu. Theo đó, “Thể thơ bảy từ cổ truyền ngắt nhịp theo nhịp 3/4 hoặc 3/2/2 kết hợp với lối hiệp vần hỗn hợp cả bằng lẫn trắc, cả vần chân lẫn vần lưng tạo nên nhịp điệu câu thơ khoẻ nhưng kém phần nhịp nhàng và mềm mại”, trong khi thể bảy chữ của thơ mới “dựng vần chân và nhiều thanh bằng để hiệp vần nên lối gieo vần theo dạng 4/3 và 2/2/3 tạo nên một nhịp điệu nhẹ nhàng hơn” [38;320-321].
Với thể tám chữ - một sáng tạo của phong trào Thơ mới, dòng thơ thường ngắt làm ba tiết tấu (3/2/3 hoặc 3/3/2), và có sự đối thanh giữa các tiết tấu. Sự nhịp nhàng của lời thơ vẫn được giữ vững trên cơ sở quy luật cân đối giữa các tiết tấu, các đoạn mạch. Song cũng có nhiều trường hợp lối ngắt nhịp thay đổi làm cho câu thơ có nhịp điệu riêng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: thể tám chữ bắt nguồn từ câu thơ dân tộc, trực tiếp là từ thể hát nói trên cơ sở những tương đồng về số chữ, về thanh điệu, về cách gieo vần. Tuy nhiên, nếu ở hát nói nhịp chủ yếu là 3/2/3, ít nhịp 3/3/2 thì ở thơ tám chữ của Xuân Diệu hai loại nhịp này đều phổ biến. Trong 966 dòng thơ tám chữ của hai tập thơ chỉ có 59 dòng ngắt nhịp 4/4 (16 dòng ở Thơ Thơ, 43 dòng ở Gửi hương cho gió)[15;133].
Trong lục bát của Xuân Diệu sự biến đổi mô hình nhịp điệu càng ít xảy ra. Mô hình nhịp điệu truyền thống được duy trì, chủ yếu là nhịp 2/2/2 ở câu lục và 2/2/2/2 ở cõu bỏt, tuy vậy nhạc điệu thơ vẫn ít nhiều thay đổi do sự chênh lệch lớn trong tương quan bằng/trắc (360/186 = 193%).
Nhịp điệu của thể thơ và luật thơ tạo thành cái nền nhịp điệu, trên đó nhà thơ tạo dựng nên nhịp điệu riêng cho thơ của mình, gắn với các phương diện ngữ nghĩa, các yếu tố cảm xúc.