Nghiên cứu hệ thống biện pháp kinh tế, kỹ thuật gây trồng rừng keo

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc trồng keo lai acacia mangium x acacia (Trang 37 - 126)

rừng keo lai giâm hom đã áp dụng tại địa phương.

- Thu thập các tài liệu về thiết kế và thi cơng trồng rừng keo lai giâm hom: cơ sở chọn loại cây trồng, nguồn cây giống, xử lý thực bì, làm đất; phương thức, phương pháp trồng, cấu trúc mật độ; chăm sĩc bảo vệ rừng; định suất đầu tư trồng rừng...

- Tổng hợp các kết quả điều tra nghiệm thu, so sánh, đánh gía chất lượng rừng trồng ở cùng cỡ tuổi trước khai thác với các hệ thống biện pháp kinh tế, kỹ thuật trồng rừng khác nhau.

- Đánh giá của người dân và các bên liên quan về tiến trình và kết quả rừng trồng keo lai giâm hom tại các địa phương nghiên cứu.

3.2.2 Đánh gía chất lượng sinh trưởng rừng trồng keo lai.

- Điều tra đánh giá và so sánh tỷ lệ sống, mật độ cịn lại, phẩm chất sinh trưởng rừng trồng keo lai ở cở tuổi sắp khai thác tại 3 huyện trồng rừng thuộc tỉnh Bình Định.

- Điều tra đánh giá và so sánh sinh trưởng chiều cao, đường kính rừng trồng keo lai cùng cở tuổi sắp khai thác tại các huyện khác nhau.

- Phát hiện và xây dựng mối quan hệ giữa nhân tố sản lượng lâm phần rừng trồng với đường kính, chiều cao, mật độ.

3.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của rừng trồng keo lai.

- Phân tích hiệu quả kinh tế của chi phí đầu tư, nguồn thu từ bán sản phẩm gỗ và lợi nhuận thu được.

- Phân tích kinh tế hộ gia đình cĩ trồng cây keo lai, hiệu quả thu nhập từ việc trồng rừng keo lai trong phát triển kinh tế nơng hộ.

- Điều tra thu thập thơng tin các cơng ty thu mua sản phẩm nguyên liệu giấy tại Bình Định về năng lực tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng. Phân tích và đề xuất cải tiến chuỗi thị trường tiêu thụ gỗ keo lai ở địa phương.

- Phân tích hiệu quả xã hội qua khả năng tạo việc làm cho người dân tại chỗ, đĩng gĩp thuế cho địa phương...

3.2.4 Đề xuất một số giải pháp tổng hợp để nâng cao hiệu quả trồng rừng keo lai tại khu vực nghiên cứu. trồng rừng keo lai tại khu vực nghiên cứu.

- Các giải pháp về kỹ thuật: nguồn giống, lựa chọn vùng trồng, kỹ thuật gây trồng, chăm sĩc, quản lý bảo vệ rừng và kỹ thuật khai thác...

- Các giải pháp tổng hợp khác: Quy hoạch, định suất đầu tư, hợp tác với người dân và địa phương, tiêu thụ sản phẩm, chiến lược và chính sách đầu tư, quỹ đất đai...

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn nên cách tiếp cận về phương pháp nghiên cứu là kế thừa các thơng tin, tài liệu, số liệu đã cĩ hiện đang được các cơng ty trồng rừng và người dân lưu giữ, kết hợp với điều tra nghiên cứu hiện trường tại các lâm phần rừng trồng. Đánh giá cĩ sự tham gia của cán bộ cơng nhân của cơng ty và người dân tham gia trồng rừng. Sử dụng các phương pháp điều tra rừng phổ biến. Các kết quả rút ra từ việc tính tốn, xử lý các số liệu theo phương pháp thống kê tốn học ứng dụng trong lâm nghiệp.

Các giải pháp và đề xuất đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu hiện trường kết hợp với phương pháp phân tích chuyên gia.

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

3.3.2.1 Phương pháp thu thập thơng tin, tài liệu liên quan hệ thống biện pháp kinh tế, kỹ thuật gây trồng rừng keo lai tại 3 huyện nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

+ Các hồ sơ thiết kế trồng rừng hàng năm của cơng ty và người dân

+ Các báo cáo kết quả nghiệm thu rừng trồng, đánh giá định kỳ, các biên bản hợp đồng trồng rừng, thanh tốn tiền hàng quý, hàng năm giữa các cơng ty với cơng nhân trồng rừng.

+ Các sổ theo dõi diễn biến rừng trồng của người dân và các cơng ty trồng rừng.

+ Tài liệu về địa lý đất đai thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn, dân sinh kinh tế, tổ chức của địa phương...

- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cản trở) và phân tích CIPP: Xem xét mối quan hệ về số lượng và chất lượng của các yếu tố bối cảnh (Context), đầu vào (Input), tiến trình (Process) và sản phẩm đầu ra (Product) của rừng trồng keo lai.

3.3.2.2 Phương pháp đánh giá chất lượng sinh trưởng rừng trồng keo lai.

Kế thừa các số liệu kiểm kê, nghiệm thu đánh giá rừng trồng của cơng ty trong các năm vừa qua tại địa bàn nghiên cứu.

Đặt ơ tiêu chuẩn và điều tra trong ơ: Tại mỗi huyện nghiên cứu, với cùng cở tuổi sắp khai thác (tuổi 6 – 7), trên hai chủ sở hữu khác nhau (rừng của cơng ty và người dân) đặt 5 ơ tiêu chuẩn điển hình; diện tích ơ 500m2; ơ hình trịn cĩ bán kính 12,6m. Vậy tổng số ơ tiêu chuẩn điều tra là 60.

Trên các ơ tiêu chuẩn tiến hành đo tất cả các cây về các chỉ tiêu:

+ Chiều cao vút ngọn của cây (Hvn) được đo bằng Sunnto, đo từ mặt đất lên đỉnh sinh trưởng cao nhất, cĩ sai số 0,1 mét.

+ Đường kính ngang ngực (D1.3) được đo bằng thước đo đường kính ở vị trí 1,3m thân cây tính từ mặt đất, với sai số 0,1cm.

Trong ơ tiêu chuẩn đếm tất cả số cây trồng, cây sống. Dựa vào chiều cao Hvn, đường kính D1.3, độ thẳng thân cây, mà chất lượng cây rừng được đánh giá bằng phương pháp phân loại từng cây trong ơ tiêu chuẩn theo 3 cấp.

+ Cây tốt (A): là những cây một thân cĩ Hvn, D1.3 cao hơn Hvn và D1.3 những cây trung bình, hình thân thẳng, tán đều, ít bị chèn ép, tỉa cành tự nhiên tốt, khơng gãy ngọn, khơng sâu bệnh, độ thon cây đồng đều.

+ Cây trung bình (B): là những cây cĩ Hvn, D1.3 gần đạt đường kính chiều cao trung bình trở lên, tán hơi bị lệch, bị chèn ép một phần, tán vẫn nằm trong tầng tán chính của rừng, thân hơi cong, khơng gãy ngọn và ít bị sâu bệnh.

+ Cây xấu (C) là những cây bị chèn ép, tán nằm dưới tầng tán chính của rừng, cĩ Hvn, D1.3 dưới trung bình, hoặc cây cong queo, sâu bệnh, tỉa cành tự nhiên kém, thân bị cong hoặc bị tổn thương.

Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý, tính tốn các gía trị trung bình về tỷ lệ cây sống, tỷ lệ cây cĩ phẩm chất tốt, trung bình và xấu; xác định mật độ rừng trước khai thác, so sánh các đặc trưng mẫu ở các địa bàn và chủ sở hữu khác nhau.

Phương pháp xử lý số liệu tính tốn số liệu và so sánh các đặc trưng mẫu bằng các tiêu chuẩn thích hợp theo phương pháp ứng dụng thống kê tốn học trong lâm nghiệp

3.3.2.3 Phương pháp tính tốn sản lượng rừng trồng keo lai.

- Kết hợp trong thời gian hiện trường đang cĩ khai thác rừng trồng keo lai tại các điểm nghiên cứu để đo trên cây ngã. Mỗi đối tượng đo 30 – 50 cây, các cây được đo rãi đều ở các cấp kính. Áp dụng phương pháp đo đường kính

cây tại 5 vị trí, qua đĩ sẽ tính tốn được thể tích thực của thân cây theo phương pháp phân cây thành 5 đoạn.

Thể tích của mỗi cây bình quân lâm phần được tính theo cơng thức chia cây làm 5 phân đoạn bằng nhau, mỗi đoạn cĩ chiều dài là L/5:

80 10 . . −4 = L Vbq π {(D00 + D01)2 + (D01 + D02)2 + (D02 + D03)2 + (D03 + D04)2 + (D04 + 0)2}

Vbq: là thể tích bình quân của các cây bình quân lâm phần ở mỗi khu vực nghiên cứu.

- Từ các số liệu điều tra cĩ được về thể tích thật thân cây, chiều cao, đường kính, mật độ rừng trồng sẽ tính được sản lượng khai thác, là cơ sở để tính tốn được thu nhập và phân tích hiệu quả kinh tế.

3.3.2.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội rừng trồng keo lai.

- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng

Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng bằng phương pháp phân tích thu nhập - chi phí (CBA: Cost Benefit Analysis). Coi những chi phí đầu tư và kết quả đầu tư, thu nhập cĩ mối quan hệ với mục tiêu đầu tư và chịu tác động mạnh mẽ của thời gian .

+ Giá trị hiện tại của lợi nhuận NPV (Net Present Value) .

NPV = ∑ + − n t r Ct Bt 1 (1 )^

NPV : Là giá trị hiện tại thực

Bt : Là thu nhập năm thứ t

Ct : Là chi phí năm thứ t.

r : mức lãi suất của vốn đầu tư .

Rừng trồng chỉ thực sự cĩ lãi khi NPV > 0 và NPV càng cao thì phương thức kinh doanh cĩ hiệu quả càng cao.

+ Tỷ lệ thu hồi nội bộ: IRR ( Internal Rate of Return )

Chỉ tiêu IRR thể hiện tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư cho rừng trồng cĩ tính đến yếu tố thời gian thơng qua chiết khấu, về thực chất tỷ lệ thu hồi nội bộ là tính chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho giá trị hiện tại thuần tuý bằng 0.

Tỷ lệ thu hồi nội bộ được tính thơng qua tỷ lệ chiết khấu nào đĩ để NPV bằng 0. Tức là khi r = IRR thì : IRR = ∑ = + − n t r Ct Bt 0 (1 ) ) ( = 0

Chỉ tiêu IRR càng cao thể hiện hiệu quả kinh tế càng cao. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn .

+ Tỷ lệ thu nhập so với chi phí: BCR (Benesfits to Cost Ratio )

Là hệ số sinh lãi thực tế, phản ảnh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất

Cơng thức như sau : BCR =

CPV BPV = ∑ ∑ = = + + n t n t t r Ct t r Bt 0 0 )^ 1 /( )^ 1 /(

BPV (Benefit Present Value): giá trị hiện tại của thu nhập

CPV (Cost Benefit Value): Giá trị hiện tại của chi phí .

Rừng trồng được coi là cĩ hiệu quả kinh tế cao nếu chỉ tiêu BCR đạt cao. Nếu: BCR >1 hiệu quả kinh doanh cao

BCR <1 Kinh doanh khơng hiệu quả

Phân tích hiệu quả và mức đĩng gĩp từ thu nhập gỗ rừng trồng keo lai trong kinh tế nơng hộ bằng phương pháp phỏng vấn hộ theo bảng hỏi. Mỗi địa phương phỏng vấn 2 hộ trồng rừng đã cĩ thu nhập và 2 hộ khơng cĩ trồng rừng để so sánh, như vậy trên 3 huyện điều tra, phỏng vấn 12 hộ.

Phân tích năng lực tiêu thụ sản phẩm rừng trồng của các cơng ty bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, liên quan đến năng lực tiêu thụ gỗ đầu vào, dây chuyền cơng nghệ, đầu ra và thị trường tiêu thụ tiếp theo…

Nghiên cứu chuỗi thị trường gỗ rừng trồng bằng phương pháp phân tích thị trường cĩ sự tham gia, liên quan đến các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, tổ chức và thể chế chính sách. Sơ đồ hĩa chuỗi thị trường…

- Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội:

Xác định mức đĩng gĩp về kinh tế từ việc người dân đã trồng cây keo lai đã được khai thác, cĩ thu nhập. Tính tốn khả năng tạo ra một số việc làm cho người dân địa phương.

3.3.2.5 Phương pháp đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng rừng trồng

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu để đề xuất các nhĩm giải pháp về kỹ thuật, cải tiến cơng tác điều tra rừng trồng, điều chỉnh suất đầu tư, thuê và chọn đất trồng rừng, thay đổi định mức thuê khốn...

Phân tích chuyên gia: Các đề xuất sẽ được các chuyên gia như cán bộ hướng dẫn khoa học, cán bộ lãnh đạo và kỹ thuật của các cơng ty, thảo luận, đĩng gĩp ý kiến.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hệ thống biện pháp kinh tế, kỹ thuật gây trồng rừng keo

lai giâm hom áp dụng tại địa phương

Dựa trên các yếu tố tự nhiên đã khảo sát trong quá trình thiết kế đĩ là đặc điểm của đất đai, khí hậu, tình trạng thực bì che phủ trên đất trồng rừng và các nhân tố sinh thái khác. Với mục đích gây trồng rừng được xác định rõ là trồng rừng kinh tế, cung cấp gỗ nguyên liệu giấy. Do vậy, các cơng ty và người dân trên địa bàn tỉnh Bình Định đã chọn lồi cây keo lai để trồng, đây là lồi cây cĩ tốc độ sinh trưởng nhanh, sớm đáp ứng được mục đích kinh tế. So sánh điều kiện tự nhiên của vùng trồng với yêu cầu sinh thái của cây keo lai là hồn tồn đáp ứng được, cụ thể vùng thích ứng sinh để trồng keo lai nằm trong vĩ độ từ 8 – 22; độ cao dưới 800m; cĩ lượng mưa bình quân năm từ 1200 – 2500mm/năm; nhiệt độ bình quân năm 23 – 280C; nhiệt độ tháng nĩng nhất từ 32 – 350C; tháng lạnh nhất 16 – 220C (theo Cẩm Nang ngành lâm nghiệp, 2005).

Sau đây là các khâu kỹ thuật chính của hệ thống biện pháp kỹ thuật gieo ươm tạo cây con và trồng rừng keo lai tại Bình Định.

4.1.1 Kỹ thuật trồng keo lai

* Tiêu chuẩn cây giống

Keo lai trước khi đem trồng phải đạt tiêu chuẩn xuất vườn chiều cao cây từ 25 -35cm, đường kính cổ rễ từ 3 - 4mm, tuổi cây tính từ khi cấy hom vào túi bầu từ 3,5 tháng tuổi trở lên. Cây con phải khoẻ mạnh khơng sâu bệnh, lá cĩ màu xanh đậm khơng gãy ngọn, túi bầu khơng được vỡ, thân cây bắt đầu hố gỗ, bộ rễ phát triển đầy đủ và cĩ nốt sần.

* Kỹ thuật tạo cây con

Đất vườn ươm: Cĩ thành phần cơ giới thịt nhẹ, pH = 5 – 6; vườn phải cĩ giàn che, chủ động điều chỉnh ánh sáng hợp lý, các chất phụ gia như: đất mùn sàng nhỏ, phân lân, phải được xử lý trước khi đĩng bầu.

Đĩng bầu, xếp luống: Bầu làm bằng chất dẻo polyetylen, cĩ đường kính 7cm, chiều cao 14cm. Hỗn hợp ruột bầu gồm các chất phụ gia như đất mùn sàng nhỏ, phân lân trộn đều. Bầu được đĩng và xếp luống trước khi cấy cây hom ra rễ từ 10 – 15 ngày và tưới ẩm.

Kỹ thuật cấy: Cấy vào lúc sáng sớm và chiều mát, khơng cấy cây vào buổi trưa nắng gắt. Trước khi cấy, bầu được tưới đủ ẩm từ trên xuống dưới đáy bầu. Dùng que tre vĩt nhọn một đầu để cấy và tạo một lỗ giữa ruột bầu sâu từ 3 - 4cm; cho rễ cây xuống và ép chặt gốc. Sau khi cấy phải tưới nước bằng vịi phun sương cho lá cây đủ độ ẩm.

Chăm sĩc cây sau khi cấy: Trong 15 ngày đầu sau khi cấy, thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây, khơng để lá cây khơ, khoảng 5 phút tưới một lần, một lần khoảng 30 giây bằng vịi phun sương, Sau 15 ngày đến lúc cây phát triển bộ rễ ổn định thì bắt đầu tháo dần giàn che và tưới nước giảm dần. Sau khi cây được khoảng 30 ngày thì tiến hành đảo cây phân loại những cây xấu, cây tốt riêng và loại bỏ những bầu cây chết, để cĩ chế độ chăm sĩc riêng cho từng loại cây. Trước khi xuất vườn, cây giống được chăm sĩc đảo bầu 2 lần, làm cỏ tháo váng, hãm cây tưới ít nước để tăng sức đề kháng cho cây.

Bĩn phân: Bĩn phân vào buổi chiều mát, bĩn xong tưới nước rửa cây. Cĩ thể dùng NPK 15 : 15 hoặc 16 : 16 : 8 bĩn với nồng độ : 1 – 1,5% (100 – 150 gram/10 lít nước) tưới thúc cho cây theo liều lượng 2 lít/1m2; tưới lúc cây được 1 – 1,5 tháng tuổi.

Phịng bệnh và trị bệnh: Phịng bệnh là chính, trị bệnh là kịp thời và triệt để. Dùng Benlat 0,06% hoặc dung dịch Boordo 0,5% phun theo liều lượng 1 lít/4 – 5 m2. Trung bình 10 – 15 ngày phun 1 lần. Tùy theo sâu bệnh hại cĩ thể dùng Fenitron pha trong 10 lít nước phun theo liều lượng 1lít/ 10 m2 hoặc các loại thuốc khác phù hợp với từng loại sâu bệnh hại.

* Mật độ trồng:

Mật độ trồng ban đầu là 2500 cây/ha, cự ly hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m. Hướng của hàng cây được trồng song song với đường đồng mức để hạn chế xĩi mịn đất, đặc biệt là vùng đất dốc cĩ độ dốc trên dưới 150. Với

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc trồng keo lai acacia mangium x acacia (Trang 37 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)