Lữ Ngàn(ghi)

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về giáo dục (Trang 33 - 34)

- Người dân Việt Nam rất tinh, mặc dù hy vọng, nhưng họ vẫn quan sát chứ không phải nói hy vọng rồi thôi Bản thân tôi cũng đã có thư góp ý với anh Nhân ngay từ lúc anh nhận quyết định.

Lữ Ngàn(ghi)

gặp gỡ, trò chuyện và tham luận tại hội trường sáng 14-1. Trong tham luận của mình tại hội trường, GS,TS Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Học viện Hành chính-Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã dành thời gian phân tích khá sâu sắc về vai trò, giá trị của việc phát huy dân chủ trong tiến trình xây dựng CNXH mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực phấn đấu và cho rằng: Trong nhiệm kỳ tới, Đảng cần tập trung xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN; bảo đảm tất cả mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy với nhân dân. Theo GS, TS Lê Hữu Nghĩa, dân chủ giống như chiếc chìa khóa vạn năng. Lúc đất nước khó khăn chúng ta đã phát huy dân chủ để tạo sức mạnh và sự đồng thuận của toàn xã hội; nhưng những thời điểm thuận lợi, dân chủ càng cần được phát huy. Bởi vậy, cần có cơ chế cụ thể để người dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp và quyền làm chủ thông qua các cơ quan đại diện của mình. Tuy nhiên, “phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm

trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội” - GS, TS Lê Hữu Nghĩa khẳng định.

Đồng tình với những phân tích nêu trên của GS, TS Lê Hữu Nghĩa, Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn, Tư

lệnh Binh chủng Pháo binh lại phân tích giá trị, vai trò của dân chủ XHCN từ những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Nhiều vấn đề bức xúc, kéo dài trong đời sống của nhân dân, nhờ dân chủ và thông qua dân chủ, đã được giải quyết triệt để, không chỉ bảo đảm được quyền lợi của người dân, mà còn góp phần quan trọng củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn cho rằng: Trong tình hình có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, Đảng cần lãnh đạo xã hội, lãnh đạo đất nước, lãnh đạo hệ thống chính trị phát huy hơn nữa tính dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống. “Đó vừa là nguồn lực vô tận của cách mạng, vừa thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã không tiếc máu xương của mình tạo dựng nên”- Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn, nói.

Dân chủ phải gắn với kỷ cương

Trao đổi với chúng tôi bên hành lang Đại hội, đồng chí Trần Văn Truyền, Tổng thanh tra Chính phủ khẳng định: Phát huy dân chủ phải đi đôi với đề cao trách nhiệm cá nhân, kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành động vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ để gây rối; chống tập trung quan liêu và dân chủ hình thức.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về giáo dục (Trang 33 - 34)