CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC Điều 33: Nguyên tắc làm việc

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về giáo dục (Trang 43 - 44)

I Nhiệm vụ chính:

A CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC Điều 33: Nguyên tắc làm việc

Điều 33: Nguyên tắc làm việc

1. Trường Cao đẳng Công nghiệp là đơn vị trực thuộc Bộ Công nghiệp, hoạt động theo chế độ thủ trưởng, đề cao tinh thần tập thể, khuyến khích phát huy năng lực và trách nhiệm của cá nhân trong công việc.

2. Một người, một đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ. Một việc chỉ giao cho một đơn vị hoặc một người chịu trách nhiệm thực hiện. Đơn vị, cá nhân được giao chủ trì giải quyết công việc phải tổ chức, phối hợp, huy động nguồn lực để hoàn thành công việc.

3. Các đơn vị xử lý công việc theo nguyên tắc chủ động trên cơ sở bàn bạc, trao đổi, tham khảo ý kiến với đơn vị, cá nhân có liên quan để quyết định và tự chịu trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với đơn vị chủ trì để hoàn thành tốt công việc chung của Nhà trường.

4. Thực hiện sự phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa lãnh đạo Nhà trường với trưởng các đơn vị trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 34: Phân công công việc giữa Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng

* Chế độ trách nhiệm

1. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung về hoạt động của trường trước Bộ Công nghiệp và các cơ quan chức năng.

2. Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng chỉ đạo một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao Phó Hiệu trưởng được sử dụng quyền hạn của Hiệu trưởng và chủ động giải quyết công việc nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do hiệu Phó khác phụ trách, các Hiệu phó chủ động phối hợp nhau để giải quyết, trường hợp không thống nhất báo cáo Hiệu trưởng quyết định.

3. Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Nhà trường về chất lượng, hiệu quả, tiến độ công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ đơn vị.

4. Cán bộ công chức chịu trách nhiệm trước Trưởng các đơn vị về tiến độ, chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao.

5. Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 điều này cán bộ, công chức có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, quy định của Nhà trường về kỷ luật lao động, phòng cháy nổ, trật tự an toàn, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh và văn hóa trong Nhà trường.

* Mối quan hệ công tác

1. Quan hệ giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

a) Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về các quyết định của phó Hiệu trưởng trong khi thực hiện các nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công hoặc ủy quyền.

Căn cứ tình hình công việc của Nhà trường, Hiệu trưởng có thể điều chỉnh lại sự phân công công việc của các Phó hiệu trưởng.

b) Phó Hiệu trưởng chủ động giải quyết công việc được phân công và thường xuyên báo cáo Hiệu trưởng. Những công việc có liên quan đến phó Hiệu trưởng khác thì Phó Hiệu trưởng trao đổi, phối hợp giải quyết. Trường hợp giữa các Phó hiệu trưởng còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo Hiệu trưởng quyết định.

c) Mỗi Phó hiệu trưởng được phân công giúp Hiệu trưởng một số lĩnh vực công tác của Nhà trường và theo dõi hoạt động một số phòng, khoa.

d) Trong thời gian đi công tác Hiệu trưởng ủy quyền cho một đồng chí Phó hiệu trưởng giải quyết công việc - Phó hiệu trưởng được ủy quyền có nhiệm vụ thay mặt Hiệu trưởng giải quyết công việc chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những quyết định trong thời gian được ủy quyền.

e) Giải quyết công việc của Phó Hiệu trưởng khác khi Hiệu trưởng phân công công việc hoặc trong trường hợp phó Hiệu trưởng đó đi công tác.

2. Trong hoạt động Hiệu trưởng giữ mối quan hệ công tác với Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đảng ủy – Bí thư đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Điều 35: Phân công giữa các phòng, khoa

1. Quan hệ công tác giữa thủ trưởng ( Trưởng các phòng, khoa) các đơn vị và giữa các đơn vị.

a) Quan hệ công tác giữa thủ trưởng các đơn vị và giữa các đơn vị thực hiện trên tinh thần công tác, phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

b) Thủ trưởng các đơn vị thực hiện công việc đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được quy định: Không chuyển công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình lên lãnh đạo Nhà trường, không đùn đẩy công việc giữa các đơn vị.

c) Đơn vị chủ trì xử lý công việc phải chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trao đổi, bàn bạc với đơn vị, cá nhân có liên quan ( đơn vị phối hợp) có trách nhiệm đóng góp ý kiến, đảm bảo về chất lượng và thời gian. Quá thời hạn quy định đơn vị phối hợp không có ý kiến coi như đã thống nhất và cùng chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về giáo dục (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w